Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm là một trong những tình tiết tăng nặng được quy định trong bộ luật hình sự. Đây là một trong những tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội và có thể được xem xét như một tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết định khung. Vậy tái phạm và tái phạm nguy hiểm là gì?
Mục lục bài viết
1. Tái phạm là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 53
– Trường hợp người này đã bị kết án, và chưa đủ điều kiện để được xóa án tích nhưng lại phạm tội mới và tội này được thực hiện do lỗi cố ý.
– Hoặc người này phạm tội do vô ý chứ không phải cố ý nhưng lại là tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy tái phạm tức là một người chưa được xóa án tích mà lặp lại hành vi phạm tội của mình do lỗi cố ý hoặc gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy để một người được coi là tái phạm nếu người đó có một trong những dấu hiệu sau:
+ Trước khi phạm tội mới đã bị kết án về một tội phạm khác trước đó nhưng chưa được xóa án tích.
+ Về yếu tố lỗi: Có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.
+ Về mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội:
- Nếu là lỗi cố ý thì không yêu cầu mức độ nghiêm trọng.
- Nếu là lỗi vô ý thì phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Ví dụ: Tháng 03 năm 2015, Nguyễn Văn A phạm tội cướp tài sản, mức phạt 03 năm tù giam. Sau khi mãn hạn tù, đến tháng 01 năm 2019 anh A lại tiếp tục phạm tội cướp tài sản và vụ án bị đưa ra truy tố theo yêu cầu của người bị hại. Như vậy trong thời gian mới mãn hạn tù, còn chưa được xóa án tích mà anh A đã phạm tội cướp tài sản mà tội này là tội được thực hiện do lỗi cố ý vậy nên hành vi của anh A được coi là tái phạm theo quy định của pháp luật hình sự.
Tái phạm nguy hiểm là tình tiết được quy định tại khoản 2 Điều 53
+ Người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý trước đó, đến khi phạm tội mới vẫn chưa được xóa án tích mà tội mới này cũng là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
+ Phạm tội do lỗi cố ý không cần biết ở mức độ nào nhưng trước đó người này đã có hành vi tái phạm một lần, nhiều lần mà chưa được xóa án tích.
Như vậy, một người sẽ được coi là tái phạm nguy hiểm nếu có hành vi sau:
+ Đã từng phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng trước đó, chưa được xóa án tích.
Đã từng có hành vi tái phạm trước đó, nhưng cũng chưa được xóa án tích.
+ Về yếu tố lỗi: Thực hiện dưới lỗi cố ý.
+ Về mức độ nghiêm trọng của tội mới phạm phải:
- Hành vi mới bị truy tố cũng là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Nếu trước đó đã từng có hành vi tái phạm thì không yêu cầu mức độ nghiêm trọng của tội phạm.
Ví dụ: Năm 2001, Anh H phạm tội buôn bán ma túy và bị kết án với mức phạt 17 năm tù giam, như vậy hành vi của anh H là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Sau khi ra tù 01 năm, năm 2019 anh H bị cơ quan chức năng khởi tố về tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo quy định tại khoản 2 Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với khung hình phạt từ 07 đến 15 năm, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy việc phạm tội của anh H được xem là có hành vi tái phạm nguy hiểm. Đây sẽ là tình tiết định khung hoặc tình tiết tăng nặng được áp dụng trong việc xác định mức hình phạt của anh H.
2. Quy định của bộ luật hình sự về tái phạm, tái phạm nguy hiểm:
Tái phạm và tái phạm nguy hiểm là một trong những tình tiết tăng nặng được quy định tại điểm h Điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015. Đối với một số tội quy định tái phạm có thể là tình tiết định khung của tội phạm, còn đối với những tội danh không quy định tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung thì đây có thể được coi là tình tiết tăng nặng để xác định mức phạt cụ thể. Do tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội, quyết định cùng một hành vi mà người này có thể có mức phạt khác với người kia.
Ở một số tội phạm, tái phạm, hoặc tái phạm nguy hiểm được coi là một tình tiết định khung, hay còn có thể hiểu như là tình tiết cấu thành tội phạm, ví dụ như là ở điểm h khoản 2 Điều 168. Tội cướp tài sản; điểm g khoản 2 Điều 173. Tội trộm cắp tài sản; điểm d, khoản 2 Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản… hoặc rất nhiều những tội danh khác quy định trong Bộ luật hình sự có quy định tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung hình phạt. Khi tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm đã là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng khi quyết định hình phạt nữa.
Đối với việc áp dụng tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì khi hành vi đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì dù có áp dụng bao nhiêu tình tiết tăng nặng cũng không làm người phạm tội phải chịu tội danh nặng hơn hay định khung hình phạt nặng hơn hành vi tội phạm mà người đó đã thực hiện, tức là
Lấy ví dụ như đối với tội Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 thì không có quy định tái phạm, hay tái phạm nguy hiểm là tình tiết cấu thành tội phạm, nên khi người phạm tội này mà có hành vi tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì cũng vẫn sẽ chỉ bị xét xử về tội này với khung hình phạt đã định, chứ không có tăng lên khung hình phạt cao hơn.
Việc áp dụng tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm khi quyết định mức hình phạt đối với người phạm tội là một biện pháp mang tính răn đe, cảnh cáo người phạm tội khi có hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định hành vi như nào là tái phạm, hay tái phạm nguy hiểm vẫn còn gặp nhiều khó khăn và gây nhiều tranh cãi trong dư luận, do quy định của điều luật về hai tình tiết này vẫn chưa thực sự rõ ràng, cụ thể, dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa có sự thống nhất, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Chính vì vậy khi áp dụng luật cần phải cân nhắc kỹ càng để tránh những tình huống sai lầm đáng tiếc diễn ra.
3. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự 2015:
Tái phạm và tái phạm nguy hiểm là những nội dung được quy định và giải thích cụ thể tại Bộ luật hình sư năm 2015, là cơ sở để đưa ra các quyết định trong quá trình điều tra, quá trình tố tụng. Đây cũng là một chế định quan trọng là căn cứ để
Thứ nhất về vấn đề tái phạm trong pháp luật hình sự hiện hành
Theo quy định của pháp luật hình sự để xác định một đối tượng là có hành vi tái phạm phải căn cứ vào những vấn đề như sau:
– Người có hành vi vi phạm đã bị kết án: Theo đó người có hành vi thực hiện tội phạm trước đây đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội nào đó và bị Tòa án tuyên án bằng một hình thức xử phạt được quy định theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015. Quy định về việc tái phạm đối với người đã từng bị kết án không phụ thuộc vào loại tội phạm nào, tội danh gì, mức độ truy cứu trách nhiệm là như thế nào, chỉ cần xác định người này đã từng bị kết án vì hành vi vi phạm pháp luật hình sự trước đó. Và phải xác định nếu như người có hành vi phạm tội đã từng bị kết án và tại thời điểm hại tại vẫn chưa được xóa án tích theo quy định của pháp luật. Theo đó, người này vẫn chưa được xóa án tích theo trường hợp đơn phương xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án, xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.
– Người có hành vi thực hiện tội phạm mới với lỗi cố ý thực hiện hành vi, hoặc với lỗi vô ý hoặc cố ý với các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hình sự. Như vậy, đối vơi yếu tố này ta có thể xác định, nếu như tội mới của người vi phạm thực hiện hành vi phạm tội với bất kỳ tội danh nào nhưng với lỗi cố ý thực hiện phạm tội, tức người thực hiện hành vi này biết rõ sự nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi của mình hoặc không thực hiện hành vi để mặc hậu quả xảy ra. Ngoài ra nếu như người này thực hiện các hành vi khác mặc dù là lỗi vô ý nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng và xác định vào tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
Do đó, đối với người nào thực hiện hành vi phạm tội có đủ những căn cứ nêu trên thì hành vi của người này được xem là hành vi tái phạm. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng cần phải xác định yếu tố tái phạm chỉ phát sinh khi người có hành vi vi phạm có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội mới. Nếu như hành vi vi phạm sau không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì không được áp dụng yếu tố tái phạm. Ngoài ra nếu việc tái phạm của người thực hiện hành vi là tình tiết định tội hay là tình tiết định khung hình phạt thì sẽ không được áp dụng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nữa.
Thứ hai, về vấn đề tái phạm nguy hiểm trong pháp luật hình sự hiện hành
Hành vi vi phạm pháp luật được xác định là hành vi tái phạm nguy hiểm thường có mức độ nguy hiểm nghiêm trọng. Về tính chất và mức độ của của hành vi tái phạm nguy hiểm có mức độ nguy hiểm cho người khác và xã hội cao hơn rất nhiều so với hành vi tái phạm. Và theo quy định của pháp luật để xác định người vi phạm pháp luật có thuộc vào trường hợp tái phạm nguy hiểm hay không thì phải căn cứ vào những căn cứ như sau:
– Người phạm tội thuộc vào trường hợp tái phạm. Tức là trước lần bị đưa xét xử này, người có thực hiện hành vi vi phạm đã bị Tòa án kết án 2 lần về các hành vi phạm tội trước đó theo quy định của pháp luật và đã từng bị áp dụng tình tiết tái phạm ở lần xét xử thứ hai theo bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án có yếu tố tái phạm này người thực hiện hành vi phạm tội chưa đủ điều kiện xóa án tích hoặc chưa tiến hành xóa án tích mà phạm tội mới dù bất kỳ tội nào có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng do lỗi cố ý thì được xác định thuộc vào trường hợp tái phạm nguy hiểm. Ví dụ anh A đã bị kết án đối với tội cướp tài sản, sau đó bị coi là tái phạm do phạm tội cướp giật tài sản , anh A sẽ bị coi là tái phạm nguy hiểm nếu tiếp tục phạm tội trộm cắp tài sản.
– Người thực hiện hành vi phạm tội thuộc vào trường hợp đã Tòa án bị kết án ở bản án trước về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý và chưa được xoá án tích nhưng vẫn có hành vi cố ý thực hiện tôị phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì thuộc vào trường hợp tái phạm nguy hiểm. Ví dụ: Anh B từng bị kết án tội cướp giật tài sản do cố ý , chưa được xóa án tích mà lại phạm tội cố ý gây thương tích với 02 người làm 2 người chết thì sẽ bị coi là tái phạm nguy hiểm.
Thứ ba, về áp dụng hình thức xử phạt đối với trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành
Đối với việc áp dụng hình thức xử phạt đối với những hành vi phạm tội có yếu tố tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối với yếu tố tái phạm, tái phạm nguy hiểm hầu như được quy định để lấy căn cứ để xác định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên nếu như lấy các tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì yếu tố này sẽ không áp dụng là tình tiết định tội nữa.
Ví dụ: Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, về dấu hiệu cấu thành tội phạm truy cứu trách nhiệm hình sự là người nào có hành vi có thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2 triệu đồng trở lên đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Tuy nhiên cũng là hành vi có thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác với giá trị tài sản với giá trị tài sản đó nhưng nếu hành vi này có xác định yếu tố tái phạm nguy hiểm thì khung hình phạt của hành vi này sẽ có mức phạt nặng hơn. Theo đó hành vi vi phạm có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm và có yếu tố tái phạm nguy hiểm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm với mức hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm tù.
Như vậy, đối với những hành vi có yếu tố tái phạm, tái phạm nguy hiểm khi áp dụng mức hình phạt sẽ luôn có mức phạt nặng hơn với những hành vi không có yếu tố tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Nó được xem là cách áp dụng phù hợp, là việc răn đe đối với những đối tượng ngoan cố thực hiện hành vi vi phạm pháp luật dù trước đó đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự.