Khởi kiện là một biện pháp hữu hiệu được các cá nhân hay tổ chức sử dụng nhằm để giải quyết các tranh chấp. Việc giải quyết một vụ việc được khởi kiện cần phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật Việt Nam quy định. Phiên tòa là gì? Quy định tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Phiên tòa là gì?
- 2 2. Phiên toà sơ thẩm là gì?
- 3 3. Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm:
- 3.1 3.1. Chuẩn bị khai mạc phiên toà:
- 3.2 3.2. Khai mạc tại phiên tòa:
- 3.3 3.3. Thủ tục hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu:
- 3.4 3.4. Chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về việc các đương sự có thỏa thuận được với nhau không:
- 3.5 3.5. Trình bày của đương sự:
- 3.6 3.6. Hỏi tại phiên tòa:
- 3.7 3.7. Tranh luận tại phiên tòa:
- 3.8 3.8. Phát biểu của Kiểm sát viên:
- 3.9 3.9. Nghị án:
- 3.10 3.10. Tuyên án:
1. Phiên tòa là gì?
Phiên tòa là Hình thức hoạt động xét xử của
2. Phiên toà sơ thẩm là gì?
Phiên tòa sơ thẩm là phiên xử lần đầu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết vụ án dân sự. Hiện nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về “phiên tòa sơ thẩm”. Theo luật tố tụng dân sự thì “phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là phiên xét xử vụ án dân sự lần đầu của
Xem xét một cách tổng thể, đối với toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc dân sự thì phiên tòa sơ thẩm dân sự đóng vai trò trung tâm, tác động, chi phối tới các hoạt động tố tụng trước và sau nó. Tại phiên tòa sơ thẩm tòa án sẽ quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án, xác định quyền và nghĩa vụ của các đương sự làm cơ sở cho việc thi hành án. Sau khi Tòa án tiến hành phiên tòa sơ thẩm việc giải quyết vụ án dân sự kết thúc, trừ trường hợp có kháng cáo, kháng nghị.
Phiên tòa sơ thẩm cũng là nơi Tòa án thực hiện việc giáo dục pháp luật. Thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, những người tham dự phiên tòa biết rõ hơn các quy định của pháp luật được Tòa án áp dụng giải quyết vụ án, từ đó nâng cao được ý thức pháp luật của họ.
Hoạt động xét xử của Tòa án tại phiên tòa sơ thẩm là nhằm mục đích để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan xét xử, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nếu hoạt động này được tiến hành tốt sẽ làm tăng thêm tác dụng của công tác giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật. Ngược lại nếu phiên tòa sơ thẩm tiến hành không tốt, có nhiều sai sót thì kết quả của công tác giáo dục sẽ bị hạn chế, gây ảnh hưởng xấu, làm cho mọi người thiếu tin tưởng vào hoạt động xét xử của Tòa án.
Như vậy, ta nhận thấy sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên, là lần xử thứ nhất hay còn được coi là cấp xét xử thứ nhất. Đó là cấp xét xử đầu tiên trong hoạt động tố tụng của tòa án. Tất cả các vụ án nếu đã phải đưa ra xét xử thì đều phải qua cấp xét xử này. Nên đây là một cấp xét xử có ý nghĩa quan trọng trong trình tự xét xử một vụ án dân sự.
3. Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm:
Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự được quy định tại Chương XIV Bộ luật tố tụng dân sự, từ Điều 213 đến Điều 239. Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự gồm các công việc: Chuẩn bị khai mạc phiên tòa sơ thẩm; Bắt đầu phiên tòa sơ thẩm; Hỏi tại phiên tòa sơ thẩm; Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm; Nghị án và tuyên án. Cụ thể:
3.1. Chuẩn bị khai mạc phiên toà:
Theo quy định của
– Ổn định trật tự trong phòng xử án.
– Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của tòa án; nếu có người vắng mặt thì cần phải làm rõ lí do.
– Phổ biến nội quy phiên tòa.
– Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi hội đồng xét xử vào phòng xử án.
3.2. Khai mạc tại phiên tòa:
Quá trình khai mạc phiên toà tiến hành các công việc sau đây:
– Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
– Thư ký phiên tòa báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt.
– Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự, người tham gia tố tụng khác.
– Chủ tọa phiên tòa sẽ phổ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự và của người tham gia tố tụng khác.
– Chủ toạ phiên tòa giới thiệu thông tin về họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.
– Chủ tọa phiên tòa thực hiện việc hỏi đối với những người có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.
– Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
– Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.
3.3. Thủ tục hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu:
Chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về các vấn đề sau đây:
– Chủ tọa phiên tòa hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không.
– Chủ tọa phiên tòa hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố hay không.
– Chủ tọa phiên tòa hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không.
3.4. Chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về việc các đương sự có thỏa thuận được với nhau không:
Chủ tọa phiên tòa sẽ hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không.
Đối với trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong trường hợp khi có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
3.5. Trình bày của đương sự:
Khi đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình và các đương sự không tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án dân sụ thì các đương sự trình bày theo trình tự sau đây:
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày về yêu cầu và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến.
– Trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày về yêu cầu và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến.
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với yêu cầu, đề nghị của nguyên đơn, bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.
3.6. Hỏi tại phiên tòa:
Trình tự hỏi tại phiên toà được pháp luật tố tụng quy định như sau:
– Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
– Những người tham gia tố tụng khác.
– Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân.
– Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
3.7. Tranh luận tại phiên tòa:
Trình tự phát biểu khi tranh luận được quy định như sau:
– Các chủ thể là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến. Trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày ý kiến. Người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ có quyền bổ sung ý kiến.
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn tranh luận, đối đáp. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến.
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.
– Các đương sự đối đáp theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
3.8. Phát biểu của Kiểm sát viên:
Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.
3.9. Nghị án:
– Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.
– Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
– Đối với trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá năm ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.
– Hội đồng xét xử có trách nhiệm cần phải
3.10. Tuyên án:
– Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện. Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tòa nhưng vắng mặt khi tuyên án hoặc vắng mặt trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 264 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Hội đồng xét xử vẫn tuyên đọc bản án
– Trong quá trình Hội đồng xét xử tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án và có thể giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo.
– Đối với trường hợp Tòa án xét xử kín theo quy định thì Hội đồng xét xử chỉ tuyên công khai phần mở đầu và phần quyết định của bản án.
– Còn đối với trường hợp đương sự cần có người phiên dịch thì người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án hoặc phần mở đầu và phần quyết định của bản án được tuyên công khai.
Thủ tục là những việc mang tính bắt buộc phải thực hiện. Các bước trong thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự cần phải được tuân theo một trình tự cụ thể, đảm bảo các hoạt động của cơ quan Nhà nước từ đó góp phần quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong vụ án cũng như để giải quyết vụ án dân sự một cách chính xác và nhan chóng nhất.