Dưới đây là bài viết về: Quy định chế độ làm việc với giáo viên phổ thông mới nhất với những nội dung bao gồm: thời gian làm việc trong một năm; chế độ giảm định mức tiết dạy; định mức tiết dạy và quy đổi các hoạt động khác ra tiết dạy.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hàng năm:
- 2 2. Định mức tiết dạy:
- 3 3. Định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng:
- 4 4. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn:
- 5 5. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, Đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường:
- 6 6. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác:
- 7 7. Căn cứ pháp lý:
1. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hàng năm:
Thời lượng làm việc của giáo viên ở cấp tiểu học trong một năm học là 42 tuần, trong đó bao gồm:
– 35 tuần đối với việc giảng dạy, các hoạt động giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục về kế hoạch thời gian năm học;
– 05 tuần đối với việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn;
– 01 tuần đối với việc chuẩn bị cho năm học mới;
– 01 tuần đối với việc tổng kết năm học.
Thời lượng làm việc của giáo viên ở cấp bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông trong một năm học là 42 tuần, trong đó bao gồm:
– 37 tuần đối với việc giảng dạyvà các hoạt động giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục về kế hoạch thời gian năm học;
– 03 tuần đối với việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn;
– 01 tuần đối với việc chuẩn bị năm học mới;
– 01 tuần đối với việc tổng kết năm học.
Thời gian làm việc của giáo viên ở cấp bậc trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó bao gồm:
– 28 tuần đối với việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục về kế hoạch trong năm học;
– 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, xây dựng tài liệu, các đề tài nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác theo kế hoạch trong năm học;
– 01 tuần đối với việc chuẩn bị cho năm học mới;
– 01 tuần đối với việc tổng kết năm học.
Thời gian nghỉ của giáo viên hàng năm bao gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ giữa học kỳ và những ngày nghỉ khác, cụ thể bao gồm:
– Thời gian nghỉ hè của giáo viên hàng năm là 02 tháng (bao gồm cả những ngày nghỉ hàng năm tuân theo quy định của
– Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ vào các học kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Các ngày nghỉ khác (nếu có) theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch trong năm học, quy mô, điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng trường học, Hiệu trưởng các trường sẽ bố trí, sắp xếp thời gian nghỉ hàng năm cho các giáo viên một cách hợp lý, hợp pháp theo đúng quy định.
2. Định mức tiết dạy:
Định mức tiết dạy hiểu là số tiết lý thuyết và thực hành của mỗi giáo viên trong thời gian phải giảng dạy một tuần, cụ thể bao gồm:
– Định mức tiết dạy của giáo viên ở cấp bậc tiểu học là 23 tiết, giáo viên ở cấp bậc trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên ở cấp bậc trung học phổ thông là 17 tiết.
– Định mức tiết dạy của giáo viên ở cấp bậc trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp bậc trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp bậc trung học phổ thông.
– Định mức tiết dạy của giáo viên ở cấp bậc trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp bậc tiểu học, 17 tiết ở cấp bậc trung học cơ sở.
– Định mức tiết dạy của giáo viên ở trường và lớp dành cho người tàn tật hoặc khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp bậc tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp bậc trung học cơ sở.
– Định mức tiết dạy của giáo viên ở cấp bậc trường dự bị đại học là 12 tiết.
– Giáo viên giữ chức vụ Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I với số tiết dạy là 2 tiết trong một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy trong một tuần, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học trong một tuần. Việc phân hạng với các trường phổ thông được thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng:
– Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng của trường phổ thông cần phải giảng dạy một số tiết để hiểu rõ nội dung và chương trình giáo dục cũng như tình hình học tập của học sinh, nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý.
– Đối với hiệu trưởng, định mức tiết dạy được tính theo công thức: 2 tiết mỗi tuần nhân với số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục trong kế hoạch thời gian năm học.
– Đối với phó hiệu trưởng, định mức tiết dạy được tính theo công thức: 4 tiết mỗi tuần nhân với số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục trong kế hoạch thời gian năm học.
– Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của trường phổ thông và trường dự bị đại học không được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy khi đảm nhận các chức vụ kiêm nhiệm thay thế cho định mức tiết dạy được quy định ở trên.
4. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn:
– Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, còn ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
– Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Còn giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên và trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.
– Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học theo quy định được giảm 3 tiết/tuần.
– Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn theo quy định được giảm 3 tiết mỗi môn học mỗi tuần.
– Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (trong trường hợp không có cán bộ chuyên trách) theo quy định được giảm từ 2 đến 3 tiết/tuần, tuỳ theo khối lượng công việc và quyết định của hiệu trưởng.
– Tổ trưởng bộ môn theo quy định được giảm 3 tiết/tuần.
– Tổ phó chuyên môn theo quy định giảm 1 tiết/tuần.
– Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trong trường dự bị đại học theo quy định được giảm 3 tiết/tuần.
– Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trong trường dự bị đại học theo quy định được giảm 1 tiết/tuần.
5. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, Đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường:
– Giáo viên kiêm giữ chức vụ bí thư đảng bộ hoặc bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) ở trường hạng I theo quy định được giảm 4 tiết/tuần, ở các trường hạng khác theo quy định được giảm 3 tiết/tuần.
– Giáo viên kiêm nhiệm công tác trong hoạt đồng công đoàn thực hiện cắt giảm định mức tiết dạy tuân thủ theo quy định tại
– Giáo viên giữ chức vụ trong công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường theo quy định được hưởng các quyền lợi về chế độ, chính sách theo
– Giáo viên kiêm giữ chức vụ chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường theo quy định được giảm 2 tiết/tuần.
– Giáo viên kiêm giữ chức vụ trưởng ban thanh tra nhân dân trường học quy định được giảm 2 tiết/tuần.
– Mỗi giáo viên không làm giữ quá 2 chức vụ để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác và được hưởng các chế độ giảm định mức tiết dạy tùy vào từng chức vụ.
6. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác:
– Đối với các trường hợp Giáo viên được tuyển dụng bằng phương thức hợp đồng làm việc trong thời hạn lần đầu theo quy định được giảm 2 tiết/tuần.
– Đối với các trường hợp Giáo viên nữ đang nuôi con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, thì mỗi tuần lễ theo quy định được giảm 3 tiết (đối với giáo viên ở cấp bậc trung học phổ thông và cấp bậc trung học cơ sở) và sẽ được giảm 4 tiết (đối với cấp bậc giáo viên tiểu học).
– Đối với các trường hợp Giáo viên nữ ở cấp bậc trường dự bị đại học đang nuôi con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, thì theo quy định mỗi tuần được giảm 3 tiết.
7. Căn cứ pháp lý:
Thông tư 28/2009 TT-BGDĐT
Thông tư 15/2017 TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT (có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2017)