Thị trường lao động Việt Nam đang ngày càng trở nên linh hoạt và đa dạng, dòng lao động nước ngoài vào Việt Nam gia tăng đáng kể. Dưới đây là quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Quy định bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài:
Hiện nay, nền kinh tế đang dần mở cửa khiến cho người lao động là người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của nước Việt Nam gia tăng với một số lượng đáng kể. Với mức độ gia tăng lớn, pháp luật cũng đã quan tâm hơn nữa đến vấn đề bảo hiểm xã hội cho người lao động là người nước ngoài. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, có quy định về đối tượng áp dụng. Cụ thể như sau:
– Người lao động được xác định là công dân nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc khi người lao động nước ngoài đó có giấy phép lao động, hoặc người lao động nước ngoài đó có chứng chỉ hành nghề, hoặc có giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của nước Việt Nam cung cấp, và người lao động là người nước ngoài có
– Người lao động là công dân nước ngoài sẽ không thuộc đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc khi thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của
+ Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu căn cứ theo quy định của pháp luật lao động.
Như vậy có thể nói, điều kiện để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài bao gồm:
– Có giấy phép lao động và có chứng chỉ hành nghề, có giấy phép hành nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước Việt Nam cùng cấp;
– Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, có hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời gian từ đủ 01 năm trở lên được ký kết với người sử dụng lao động trên lãnh thổ của Việt Nam.
Có thể nói, khi tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động nước ngoài sẽ được hưởng mọi chế độ quyền lợi giống như người lao động Việt Nam. Bao gồm: Chế độ ốm đau,
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với lao động nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, có quy định về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, trong đó có người lao động nước ngoài. Theo đó, mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động nước ngoài được quy định như sau:
– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hàng tháng đóng bằng tỷ lệ 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất;
– Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động đó sẽ không phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này cũng sẽ không được sử dụng để tính hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng
Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với những chủ thể là người lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 8% dựa trên mức tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất. Người lao động nước ngoài không làm việc và không hưởng lương trong khoảng thời hạn từ đủ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động đó sẽ không cần phải thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó. Khoảng thời gian này theo phân tích nêu trên cũng sẽ không được sử dụng để làm căn cứ hưởng bảo hiểm xã hội, ngoại trừ trường hợp nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản.
3. Xác định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người sử dụng lao động nước ngoài:
Theo Điều 13 của Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sau được sửa đổi tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), có quy định về mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động như sau:
Người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của nước Việt Nam, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
– 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
– 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ giai đoạn ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động sẽ không phải thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động khi thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định 143/2018/NĐ-CP. Người lao động và giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động trên thực tế là thuộc diện cần phải áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ký theo quy định của pháp luật, người lao động và người sử dụng lao động chỉ cần thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động đã giao kết ban đầu. Riêng quá trình tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, quỹ bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động sẽ phải đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết. Như vậy có thể nói, người sử dụng lao động sẽ không phải thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài không làm việc và không hưởng lương trong khoảng thời hạn từ đủ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 143/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
– Nghị định 58/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.