Dụng cụ cầm tay trong xây dựng thường có cấu tạo nhỏ gọn, tiện lợi để cho người dùng dễ mang theo bên mình và di chuyển đến mọi ngóc ngách khu vực thi công. Chất liệu làm ra các dụng cụ đó cũng khá bền chắc, chịu được va đập và có khả năng làm việc trong mọi điều kiện môi trường. Vậy quy chuẩn thiết bị, dụng cụ cầm tay khi thi công xây dựng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định chung trong quy chuẩn thiết bị, dụng cụ cầm tay khi thi công xây dựng:
Căn cứ tiểu mục 2.6.1 mục 2.6 Phần 2 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD được ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD thì quy định chung trong quy chuẩn thiết bị, dụng cụ cầm tay khi thi công xây dựng được quy định như sau:
- Những quy định phải tuân thủ:
+ Thiết bị, dụng cụ cầm tay được vận hành (điều khiển) bằng tay hoặc là các nguồn năng lượng khác phải tuân thủ các quy định sau:
++ Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan (bao gồm có pháp luật về: Chất lượng sản phẩm hàng hóa; xây dựng; An toàn vệ sinh lao động; y tế; bảo vệ môi trường; Phòng cháy chữa cháy; pháp luật về giao thông; hóa chất; quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ)
+ Sử dụng thiết bị, dụng cụ cầm tay đảm bảo chất lượng và những quy định trong quy chuẩn
+ Các thiết bị, dụng cụ cầm tay phải có đầy đủ những tài liệu kèm theo tại thời điểm mua bán (hoặc thuê), bao gồm có: Chỉ dẫn của nhà sản xuất về lắp đặt, thử nghiệm, sử dụng hoặc là vận hành và bảo trì; chứng nhận nguồn gốc xuất xứ; chứng nhận chất lượng; những chứng nhận hoặc kết quả thử nghiệm từ nhà sản xuất hoặc là chứng nhận hợp chuẩn (nếu như có); chứng nhận hợp quy theo QCVN (nếu có quy chuẩn); kiểm định định kỳ theo quy định (nếu có);
+ Đối với thiết bị, dụng cụ cầm tay có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn vệ sinh lao động thì phải được kiểm định an toàn theo quy định của pháp luật về An toàn vệ sinh lao động;
+ Thiết bị, dụng cụ cầm tay phải thỏa mãn những quy định sau:
++ Được thiết kế hợp lý, xét đến nguyên tắc ec-gô-nô-my (trong đó phải đặc biệt lưu ý đến chỗ ngồi của người vận hành);
++ Được duy trì ở trong tình trạng làm việc tốt;
++ Được sử dụng, bảo trì đúng với các chỉ dẫn của nhà sản xuất;
++ Được lắp đặt bởi những người lao động đã được đào tạo, huấn luyện về đúng loại máy, thiết bị thi công được giao nhiệm vụ lắp đặt;
++ Được sử dụng, điều khiển hoặc vận hành bởi những người lao động đã được đào tạo, huấn luyện về đúng loại máy, thiết bị thi công được giao sử dụng, điều khiển và vận hành.
+ Được sử dụng, bảo trì đúng với chỉ dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Khi muốn sử dụng các thiết bị, dụng cụ cầm tay khác với mục đích thiết kế ban đầu của chúng thì sẽ phải được người có thẩm quyền đánh giá và kết luận rằng việc sử dụng đó là đảm bảo an toàn. Những người có thẩm quyền là người quản lý máy, thiết bị thi công, người quản lý an toàn của nhà thầu và (hoặc) người đại diện của nhà sản xuất.
+ Chỉ được sử dụng, vận hành bởi những người lao động được đào tạo về đúng loại thiết bị, dụng cụ mà người sử dụng giao việc cho họ;
+ Được trang bị các bộ phận bảo vệ, che chắn hoặc các biện pháp bảo vệ khác theo các yêu cầu của các QCVN có liên quan đối với từng loại thiết bị, dụng cụ.
- Phải có bảng chỉ dẫn đầy đủ, chi tiết về sử dụng, vận hành an toàn và phải được nhà sản xuất hoặc là người sử dụng lao động bố trí tại các vị trí phù hợp và được trình bày đơn giản, dễ hiểu cho người sử dụng, vận hành.
- Biện pháp đảm bảo an toàn phải bao gồm cả những nội dung về quy trình sử dụng, vận hành an toàn đầy đủ, chi tiết đối với các thiết bị, dụng cụ cầm tay
- Người sử dụng, vận hành những hệ thống máy, thiết bị phải tập trung trong khi thực hiện công việc.
- Máy, thiết bị, dụng cụ khi không sử dụng thì sẽ phải cắt (ngắt) nguồn năng lượng cấp; phải được cách ly trước khi vệ sinh, bảo trì, điều chỉnh hoặc sửa chữa.
- Dây, ống kéo dài (ví dụ: dây dẫn điện, ống cấp hơi) phải được giữ càng ngắn càng tốt khi sử dụng nhằm để tránh các nguy cơ gây mất an toàn.
- Các bộ phận chuyển động có nguy cơ gây mất an toàn của hệ thống máy, thiết bị phải được bao che, bọc kín hoặc là bảo vệ đầy đủ theo chỉ dẫn và tiêu chuẩn áp dụng của nhà sản xuất.
- Máy, thiết bị sử dụng điện phải được trang bị đầy đủ các phương tiện (hoặc công tắc, cầu dao) dừng khẩn cấp đặt ở những vị trí dễ thấy, có thể thao tác nhanh để những người sử dụng, vận hành có thể ngừng máy, thiết bị nhanh chóng và để ngăn chúng khởi động lại ngoài ý muốn.
- Các hệ thống máy, thiết bị phải được thiết kế hoặc lắp đặt bộ phận khống chế tốc độ để đảm bảo không được vượt tốc độ tối đa cho phép. Nếu máy, thiết bị có thể thay đổi tốc độ thì sẽ chỉ cho phép sử dụng loại chỉ có thể khởi động được từ tốc độ thấp nhất.
- Người sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ cầm tayphải được cung cấp những PTBVCN phù hợp; bao gồm cả bảo vệ thính lực khi làm việc với các máy có tiếng ồn lớn.
2. Quy chuẩn thiết bị, dụng cụ cầm tay khi thi công xây dựng:
Căn cứ tiểu mục 2.6.2 mục 2.6 Phần 2 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD được ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD thì quy chuẩn thiết bị, dụng cụ cầm tay khi thi công xây dựng được quy định như sau:
2.1. Thiết bị, dụng cụ cầm tay:
- Thiết bị, dụng cụ cầm tay và các bộ phận đi kèm sẽ chỉ được phép gia cường, tháo lắp, sửa chữa bởi người có thẩm quyền. Người có thẩm quyền là những nhân viên kỹ thuật của nhà sản xuất, người sử dụng thiết bị, dụng cụ (nếu phù hợp với công việc) hoặc là người sửa chữa thiết bị, dụng cụ cơ khí của nhà thầu.
- Lưỡi cắt của những thiết bị, dụng cụ cắt phải sắc.
- Khi đầu của búa, dụng cụ để đập bị nứt hoặc có dấu hiệu hư hỏng (ví dụ: bị mủn, mốc với các dụng cụ bằng gỗ), thì sẽ phải xử lý hoặc mài với bán kính phù hợp ở các góc, cạnh.
- Khi không sử dụng (hoặc khi vận chuyển) các thiết bị, dụng cụ sắc, nhọn phải được bao bọc bằng những vật liệu đảm bảo không bị thủng, rách do va chạm, để trong các hòm hoặc thùng chứa phù hợp.
- Chỉ được phép sử dụng các thiết bị, dụng cụ cầm tay có cách điện (hoặc không dẫn điện) ở gần hoặc là tại khu vực có các thiết bị điện đang hoạt động để tránh nguy cơ bị điện giật.
- Chỉ được phép sử dụng các thiết bị, dụng cụ cầm tay không phát ra tia lửa ở khu vực gần hoặc là tại khu vực có vật liệu dễ cháy, bụi hoặc khí dễ cháy, nổ khác.
2.2. Thiết bị, dụng cụ cầm tay vận hành bằng khí nén:
- Nút bấm (cò) khởi động trên những thiết bị, dụng cụ khí nén cầm tay phải:
+ Được đặt ở vị trí phù hợp nhằm để tránh nguy cơ máy bị khởi động ngẫu nhiên do va chạm;
+ Được bố trí sao cho van khí tự động đóng ngay khi mà người vận hành nhả tay cò.
- Ống cấp khí nén (kể cả là khớp nối ống) tới thiết bị, dụng cụ khí nén cầm tay phải:
+ Được thiết kế, sử dụng đúng với áp suất thiết kế và các mục đích sử dụng;
+ Được xiết chặt ở đầu ống ra và có vòng đai an toàn (nếu như cần thiết).
- Búa, súng hơi phải được trang bị đầu chụp an toàn (hoặc khoang giữ trong trường hợp cần thiết) nhằm để ngăn ngừa các vật (đinh, ốc, ghim, mảnh vỡ) bị văng ra khi thiết bị đang hoạt động.
- Trước khi hiệu chỉnh hoặc sửa chữa các thiết bị, dụng cụ khí nén, phải ngắt kết nối thiết bị, dụng cụ với nguồn cấp khí nén và sẽ phải đảm bảo không còn áp suất trong đường ống cấp khí nén.
THAM KHẢO THÊM: