Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, cũng từ đó mà bộ mặt đô thị đã được nâng cấp cải tạo, phát triển đa chiều nên chất lượng cuộc sống trong các đô thị cũng có nhiều cải thiện hơn nhiều. Cùng bài viết tìm hiểu về quy chế quản lý kiến trúc? Hướng dẫn lập quy chế quản lý kiến trúc?
Mục lục bài viết
1. Quy chế quản lý kiến trúc:
Theo quy định tại Điều 14 Luật kiến trúc 2019 (có hiệu lực ngày 01/7/2020) thì quy chế quản lý kiến trúc như sau:
“Điều 14. Quy chế quản lý kiến trúc
1. Quy chế quản lý kiến trúc được lập cho các đô thị và điểm dân cư nông thôn của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Quy chế quản lý kiến trúc phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy định tại các điều 10, 11 và 13 của Luật này;
b) Phù hợp với thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương.
3. Quy chế quản lý kiến trúc bao gồm các nội dung sau đây:
a) Quy định về quản lý kiến trúc đối với toàn bộ khu vực lập quy chế; kiến trúc cho những khu vực, tuyến đường cụ thể;
b) Xác định yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc của địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
c) Xác định khu vực cần lập thiết kế đô thị riêng, tuyến phố, khu vực cần ưu tiên chỉnh trang và kế hoạch thực hiện; khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù;
d) Quy định về quản lý kiến trúc đối với nhà ở, công trình công cộng, công trình phục vụ tiện ích đô thị, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình phải tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc;
đ) Quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị;
e) Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc;
g) Sơ đồ, bản vẽ, hình ảnh minh họa;
h) Phụ lục về danh mục công trình kiến trúc có giá trị.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy chế quản lý kiến trúc và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi ban hành; đối với quy chế quản lý kiến trúc của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I là thành phố trực thuộc trung ương thì phải có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
5. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quy chế quản lý kiến trúc; quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, lấy ý kiến, công bố và biện pháp tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc.”
Ta nhận thấy, đối tượng, phạm vi khu vực lập quy chế quản lý kiến trúc: được quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Kiến trúc năm 2019. Bên cạnh đó thì nội dung quy chế quản lý kiến trúc thực hiện theo Điều 12, Điều 13 Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đã tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc tại các địa phương trên địa bàn cả nước.
Ngày nay đối với công tác quản lý quy hoạch và phát triển kiến trúc có vai trò đóng góp hiệu quả rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Nhờ những chính sách cụ thể của Nhà nước kết quả lớn lao của nhiều mặt trong đời sống kinh tế, xã hội là rất to lớn. Công tác quản lý quy hoạch kiến trúc trong lĩnh vực xây dựng đã khá rõ nét cả trong nhận thức cũng như thực tiễn đan xen cả thành tựu với hạn chế cụ thể.
Việc ban hành các quy chế quản lý kiến trúc là vô cùng cần thiết và đã đóng góp những vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước ta. Thông qua đó mà diện mạo của kiến trúc đô thị đã nổi bật theo chiều hướng tích cực cả về hình thức kiến trúc, tính hiện đại, công nghệ xây dựng, tính hội nhập và đặc biệt tính tuân thủ quy định pháp luật nhà nước về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ môi trường.
2. Hướng dẫn lập quy chế quản lý kiến trúc:
2.1. Trình tự lập, thẩm định, ban hành quy chế quản lý kiến trúc:
Trình tự lập, thẩm định, ban hành quy chế quản lý kiến trúc bao gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Lập quy chế quản lý kiến trúc.
Bước 2: Thẩm định quy chế quản lý kiến trúc.
Bước 3: Phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc.
Bước 4: Công bố quy chế quản lý kiến trúc.
Cần lưu ý việc lập, thẩm định, ban hành quy chế quản lý kiến trúc cần tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, cần phù hợp với định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai. Không những thế, việc lập, thẩm định, ban hành quy chế quản lý kiến trúc phải bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu chọn lọc tinh hoa kiến trúc thế giới. Xây dựng nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Để việc lập, thẩm định, ban hành quy chế quản lý kiến trúc diễn ra nhanh chóng thuận lợi thì cần phải ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới phù hợp với thực tiễn Việt Nam bảo đảm hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Không những thế còn cần bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2.2. Quy định về lập quy chế quản lý kiến trúc:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm phân cấp, ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lập quy chế quản lý kiến trúc.
Các bước lập quy chế quản lý kiến trúc bao gồm:
– Bước 1: Thực hiện việc điều tra hiện trạng, khảo sát thực địa; thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, các loại hình thiên tai thường xảy ra trong khu vực, quy hoạch, thiết kế đô thị (nếu có) và các tài liệu, căn cứ pháp lý có liên quan làm cơ sở lập quy chế quản lý kiến trúc.
– Bước 2: Soạn thảo quy chế quản lý kiến trúc.
– Bước 3: Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chế quản lý kiến trúc.
Thời gian lấy ý kiến tối thiểu 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Hồ sơ trình thẩm định quy chế quản lý kiến trúc bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu như sau:
– Thứ nhất:
– Thứ hai: Dự thảo quy chế quản lý kiến trúc và phụ lục kèm theo (nếu có).
– Thứ ba: Thuyết minh về các nội dung đề xuất trong quy chế.
– Thứ tư: Báo cáo tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý và bản sao văn bản góp ý.
– Thứ năm: Các văn bản pháp lý và tài liệu liên quan.
– Thứ sáu: Dự thảo quyết định phê duyệt quy chế quản lý kiến trúc.
3. Thời gian lập quy chế quản lý kiến trúc:
Pháp luật quy định đối với thành phố trực thuộc trung ương không quá 15 tháng.
Còn đối với các trường hợp còn lại không quá 12 tháng, kể từ thời điểm được giao lập quy chế.
Như vậy, trên đây là hướng dẫn lập quy chế quản lý kiến trúc cụ thể được pháp luật quy định. Các chủ thể khi tiến hành lập quy chế quản lý kiến trúc cần thực hiện theo đúng các bước được nêu trên để nhằm mục đích để bảo vệ quyền và lợi ích của mình cũng như bảo đảm quá trình lập quy chế quản lý kiến trúc diễn ra đúng trình tự và quy định pháp luật hiện hành.
Trên thực tế, quy chế quản lý kiến trúc được ban hành là nhằm mục đích để kiểm soát việc xây dựng, khai thác, sử dụng công trình mới, công trình cải tạo đô thị trên địa bàn cả nước. Cũng như đưa ra quy định cụ thể trách nhiệm quản lý quy hoạch, kiến trúc của các cấp chính quyền các cấp.
Quy chế quản lý kiến trúc là cơ sở để có thể nhanh chóng xác lập nhiệm vụ quy hoạch, thiết kế đô thị đối với khu vực chưa có quy hoạch, thiết kế đô thị được duyệt; cấp phép quy hoạch, chứng chỉ quy hoạch; cung cấp thông tin quy hoạch; giấy phép xây dựng, cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan trên địa bàn đất nước ta. Thông qua quy chế quản lý kiến trúc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm hành chính về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn đất nước ta. Không những thế còn giúp kiểm soát việc xây dựng, chỉnh trang phát triển toàn đô thị.