Tác phẩm kiến trúc quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể hiện ý tưởng sáng tạo
1. Tác phẩm kiến trúc
Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà,
Mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, tác phẩm kiến trúc là đối tượng bảo hộ quyền tác giả. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản (Điều 19, 20 Luật Sở hữu trí tuệ). Trường hợp tác giả tác phẩm đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì tác giả là chủ sở hữu quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong trường hợp tác giả tác phẩm không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm (tác giả sáng tạo tác phẩm dựa trên cơ sở hợp đồng làm việc, nhiệm vụ được giao) thì tác giả sở hữu quyền nhân thân và chủ sở hữu tác phẩm sở hữu quyền tài sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Đăng ký bảo hộ tác phẩm kiến trúc
Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả được hình thành kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định. Việc bảo hộ tác phẩm kiến trúc không phải là thủ tục bắt buộc để hưởng quyền tác giả. Tuy nhiên, đó là một thủ tục cần thiết để tác giả tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình, nhất là trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc bao gồm:
– Đơn xin đăng ký về quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm phải được viết bằng tiếng Việt.
Xem thêm: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký bảo hộ trong đó thể hiện đầy đủ và rõ ràng ý tưởng sáng tạp của tác phẩm kiến trúc bằng bản vẽ thiết kế và hai bộ ảnh đen trắng đối với sa bản và mô hình (nếu có)
–
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn nếu ngừi nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, thừa kế;
– Văn bản đồng ý của các chủ sở hữu nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;
– Văn bản đồng ý của đồng tác giả nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Bản sao chứng minh thư của tác giả;
Xem thêm: Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì? Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?