Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để tàu bay có thể hoạt động lâu dài trong lãnh thổ nước Việt Nam thì buộc tàu bay đó phải thực hiện thủ tục đăng ký quốc tịch Việt Nam. Vậy để hiểu thêm về Quốc tịch của tàu bay là gì? Thủ tục đăng ký quốc tịch tàu bay dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Mục lục bài viết
1. Quốc tịch của tàu bay là gì?
“Tàu bay là thuật ngữ chung chỉ máy bay cánh cố định (gọi ngắn gọn là máy bay), máy bay trực thăng (gọi ngắn gọn là trực thăng), tàu lượn hoặc khí cầu” Để hiểu được định nghĩa về tàu bay dân dụng cần chứa đựng 2 yếu tố sau:
+ Yếu tố về “tính chất dân dụng của tàu bay” tức là tàu bay phải là phương tiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện trên các đường bay nội địa và quốc tế
+ Yếu tố về kỹ thuật tức là tàu bay là một thiết bị bay chuyển động trong không trung do sự tác động tương hỗ với không khí. Các thiết bị bay chuyển động khoảng không ngoài phạm vi chịu sức hút trái đất hoặc chuyển động theo quán tính thì không được xem là tàu bay, ví dụ : Tên lửa, vệ tinh, tầu vũ trụ, và các thiết bị bay vũ trụ khác.
Quốc tịch của tàu bay là tình trạng tàu bay có một quốc tịch, đó là quốc tịch của nước mà tàu bay đó mang phù hiệu
2. Đối tượng tàu bay phải đăng ký quốc tịch Việt Nam:
Căn cứ vào điểm a, khoản 1, Điều 4 của
“a) Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tàu bay được thuê – mua hoặc thuê không có tổ bay với thời hạn thuê từ 24 tháng trở lên để khai thác tại Việt Nam phải đăng ký mang quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.”
Theo quy định trên thấy rằng bất kỳ tàu bay nào dù sở hữu cá nhân tổ chức hay dưới hình thức thuê mà khai thác từ 1 năm trở lên đều sẽ phải đăng ký quốc tịch tàu bay Việt Nam.
3. Điều kiện tàu bay được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam:
Căn cứ vào khoản 2, Điều 4 của
“2. Điều kiện tàu bay được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam
a) Chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào hoặc đã xóa đăng ký quốc tịch nước ngoài;
b) Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về quyền sở hữu tàu bay; quyền chiếm hữu tàu bay đối với trường hợp thuê – mua hoặc thuê tàu bay;
c) Đối với tàu bay đã qua sử dụng phải đáp ứng yêu cầu về tuổi của tàu bay theo quy định của pháp luật.
d) Đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về đảm bảo quốc phòng, an ninh; an toàn hàng không, an ninh hàng không và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, mặc dù tàu bay thuộc đối tượng tàu bay phải đăng ký mang quốc tịch Việt Nam nhưng nếu tàu bay đã có quốc tịch của quốc gia khác hoặc không đảm bảo được an toàn hàng không, quốc phòng an ninh… thì tàu bay đó cũng sẽ không được đăng ký quốc tịch Việt Nam.
Ngoài ra theo quy định của pháp luật tại Nghị định 07/2019/NĐ-CP sửa đổi về yêu cầu và điều kiện đăng ký quốc tịch tàu bay. Theo đó, tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác (trường hợp tàu bay do cá nhân khai thác thì cá nhân phải thường trú tại Việt Nam); tàu bay được thuê mua hoặc thuê theo hình thức thuê không có tổ bay với thời hạn thuê từ 24 tháng trở lên để khai thác tại Việt Nam phải đăng ký mang quốc tịch Việt Nam theo quy định. Đối với tàu bay đã qua sử dụng, khi đăng ký quốc tịch lần đầu phải đáp ứng yêu cầu về tuổi như quy định áp dụng cho tàu bay đã qua sử dụng tại thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Theo nghị định quy định thì tàu bay được đăng ký tạm thời mang quốc tịch Việt Nam nếu tàu bay đó đang trong giai đoạn chế tạo, lắp ráp hoặc thử nghiệm tại Việt Nam và đáp ứng các điều kiện quy định. Theo đó đối với các trường hợp tàu bay nước ngoài thì chưa xóa quốc tịch nước đó và Tàu bay đăng ký mang quốc tịch Việt Nam khi chưa có đủ các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật như tàu bay đó chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào hoặc đã xóa quốc tịch nước ngoài, giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu bay và chưa phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc công nhận. Như vậy, nếu tàu bay mang quốc tịch nước ngoài chưa xóa quốc tịch nước đó thì không thể đăng ký mang quốc tịch Việt Nam.
4. Hồ sơ đề nghị đăng ký quốc tịch Việt Nam cho tàu bay:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 5 của Nghị định 68/2015/NĐ-CP có quy định hồ sơ đề nghị đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam gồm những loại giấy tờ sau:
“a) Tờ khai theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu) giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị đăng ký;
c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu) giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu bay;
d) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu) giấy chứng nhận chưa có đăng ký do quốc gia nhà chế tạo cấp hoặc giấy chứng nhận đã xóa đăng ký do quốc gia đã đăng ký cấp;
đ) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu) tài liệu về tình trạng kỹ thuật của tàubay, bao gồm: Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu còn hiệu lực đối với tàu bay được sản xuất tại nước ngoài; văn bản xác nhận của nhà chế tạo về tuân thủ các điều kiện thiết kế, chế tạo còn hiệu lực đối với tàu bay mới xuất xưởng; lý lịch ghi chép đầy đủ tình trạng thực hiện các chỉ lệnh hoặc
e) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu) hợp đồng mua tàu bay hoặc hợp đồng thuê tàu bay hoặc thuê – mua tàu bay.”
Dựa trên quy định chúng tôi đưa ra có thể thấy pháp luật đã có quy định cụ thể và chi tiết về hồ sơ đề nghị đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam theo đó cần thực hiện đày đủ các loại giấy tờ theo quy định.
5. Trình tự thực hiện đề nghị đăng ký quốc tịch Việt Nam cho tàu bay:
Bước 1: Nộp hồ sơ thủ tục hành chính
– Người đề nghị phải gửi hồ sơ đến Cục hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ.
Bước 2: Giải quyết thủ tục hành chính
– Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay cho:
+ Tàu bay do tổ chức, cá nhân Việt Nam sở hữu và khai thác; hoặc
+ Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài do các tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê không có tổ bay hoặc thuê mua với thời hạn thuê từ 24 tháng trở lên thì tàu bay phải được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam chậm nhất là 6 tháng, kể từ ngày đưa vào khai thác tại Việt Nam.
– Cục HKVN có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và đánh giá nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị để quyết định việc đăng ký. Trong quá trình kiểm tra và đánh giá hồ sơ, Cục HKVN có thể yêu cầu người đề nghị cung cấp các thông tin hoặc tài liệu để làm rõ các vấn đề liên quan;
– Nếu người xin đăng ký đáp ứng tất cả các điều kiện, yêu cầu về đăng ký, Cục HKVN sẽ ghi các thông tin liên quan đến đăng ký mang quốc tịch tàu bay vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay.
Người đề nghị đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam có thể gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục hàng không Việt Nam. Sau đó, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, thì Cục hàng không Việt Nam sẽ thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, để đăng ký quốc tịch tàu bay theo quy định của pháp luật Việt Nam trước hết phải chủ sở hữu, người thuê máy bay phải đảm bảo được các điều kiện được phép đăng ký quốc tịch Việt Nam. Sau đó mới tiến hành thực hiện nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Cục HKVN; hoặc
– Nộp qua hệ thống bưu chính.
Thời hạn giải quyết:
05 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện:
Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng không Việt Nam;
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không có;
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay – Cục Hàng không Việt Nam;
Cơ quan phối hợp: không có.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay
Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
– Chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào hoặc đã xóa quốc tịch nước ngoài;
– Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu bay;
– Phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc công nhận;
– Do tổ chức, cá nhân Việt Nam sở hữu và khai thác; hoặc thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê không có tổ bay hoặc thuê mua.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Nghị định 68/2015/NĐ-CP về đăng ký quốc tịch và các quyền đối với tàu bay