Khu vực Đông Nam Á, với vị trí địa lý chiến lược, là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và là trung tâm của các hoạt động kinh tế sôi động. Vậy đâu là quốc gia có diện tích nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á? Xin mời các bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Quốc gia có diện tích nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á:
A. Lào
B. Đông Timo
C. Singapore
D. Brunei
Đáp án: C. Singapore
Giải thích:
Singapore – một quốc gia đảo nhỏ bé nhưng đầy sức mạnh và tiềm năng – được biết đến là quốc gia có diện tích nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á. Diện tích của Singapore chỉ khoảng 719 km², chỉ nhỉnh hơn một chút so với huyện đảo Cần Giờ của TP HCM ở Việt Nam (diện tích 704,22 km2). Đây là quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á về diện tích và là một trong số rất ít quốc gia dạng thành phố đang tồn tại.
Cho nên, C là đáp án đúng.
2. Tìm hiểu chung về Singapore:
2.1. Vị trí địa lý:
– Là một quốc đảo nằm ở Đông Nam Á, bao gồm một đảo chính hình thoi và khoảng 60 đảo nhỏ hơn xung quanh.
– Nằm cách đường xích đạo khoảng 137 km về phía Bắc, giữa vĩ độ 1°09′ Bắc tới 1°29′ Bắc và từ kinh độ 103°36′ Đông đến 104°24′ Đông.
– Địa hình chủ yếu là đồng bằng với điểm cao nhất là đồi Bukit Timah, chỉ 163 mét so với mực nước biển.
–> Vị trí địa lý của Singapore ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của quốc gia này, với việc nằm trên các tuyến đường thủy quan trọng, Singapore đã trở thành một trong những trung tâm tài chính và thương mại hàng đầu thế giới.
2.2. Khí hậu:
– Khí hậu đặc trưng bởi điều kiện nhiệt đới gió mùa với lượng mưa dồi dào, nhiệt độ cao và độ ẩm cao quanh năm, có nhiệt độ và độ ẩm tương đối đồng đều, không có sự thay đổi lớn theo từng tháng.
– Các biến số khí hậu như nhiệt độ và độ ẩm tương đối có sự biến đổi rõ rệt theo từng giờ trong ngày, phản ánh ảnh hưởng mạnh mẽ của việc hấp thụ nhiệt từ mặt trời đối với khí hậu địa phương.
– Singapore trải qua hai mùa gió mùa chính, được tách biệt bởi các giai đoạn gió mùa chuyển tiếp. Mùa gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 12 đến đầu tháng 3 và mùa gió mùa Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 9.
– Lượng mưa ở Singapore khá nhiều, trung bình có mưa 171 ngày trong năm. Phần lớn lượng mưa là mưa to và kèm theo sấm sét. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ năm 1991 đến 2020 là 2113.3mm.
2.3. Dân cư:
– Dân số là 6.047.204 người.
– Mật độ dân số là 8.639 người/km², phản ánh sự đông đúc và sự phát triển mạnh mẽ của đô thị trong quốc gia này.
– Có tỷ lệ đô thị hóa cao với 100% dân số sống trong các khu vực thành thị.
– Độ tuổi trung bình của người dân Singapore là 43,3 tuổi, cho thấy một xã hội có dân số già hóa nhưng cũng là dấu hiệu của mức sống cao và chăm sóc sức khỏe tốt.
3.4. Kinh tế:
– Là một trong những cảng biển sầm uất nhất thế giới, nơi giao thương hàng hóa diễn ra không ngừng nghỉ. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng đã dẫn đến việc đô thị hóa mạnh mẽ với việc mở rộng lãnh thổ thông qua các dự án cải tạo đất và lấn biển.
– Các khu vực đô thị được quy hoạch tỉ mỉ với các khu dân cư, thương mại và công nghiệp được bố trí hợp lý.
– Là trung tâm tài chính quốc tế với một nền kinh tế mở, hiện đại và đa dạng.
– Là điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Marina Bay Sands, Universal Studios Singapore và khu phức hợp Resorts World Sentosa.
– Sự kết hợp giữa vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại cùng chính sách mở cửa đã giúp Singapore trở thành một điểm nóng của đầu tư quốc tế và du lịch toàn cầu.
2.5. Văn hóa – xã hội:
– Văn hóa xã hội của Singapore là sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, phản ánh sự đa dạng của các nền văn hóa châu Á và châu Âu.
– Được mệnh danh là “Cửa ngõ châu Á”, nổi tiếng với cảnh quan đô thị hiện đại cùng các di sản văn hóa phong phú. Tại đây, văn hóa Malay, Nam Á, Đông Á và Á-Âu hòa quyện, tạo nên một bức tranh đa sắc màu của ngôn ngữ, tôn giáo và ẩm thực.
– Giáo dục ở Singapore được coi trọng với hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo rằng mọi người, bất kể chủng tộc hay tôn giáo, đều có cơ hội phát triển tiềm năng của mình. Giáo dục tiểu học là bắt buộc và chính sách giáo dục nhấn mạnh vào việc trang bị kỹ năng, kiến thức cần thiết cho học sinh.
– Sự hòa hợp chủng tộc là một phần quan trọng của xã hội Singapore. Có dân số đa dạng, gồm người Hoa, Mã Lai, Ấn Độ và các nhóm hỗn hợp khác, Singapore đã thực hiện nhiều chính sách để thúc đẩy sự hòa nhập và tôn trọng lẫn nhau giữa các sắc tộc và tôn giáo.
– Các giá trị như dân chủ, hòa bình, tiến bộ, công bằng và bình đẳng được thể hiện qua các ngôi sao trên quốc kỳ Singapore.
– Văn hóa nghệ thuật rất đa dạng, từ các lễ hội truyền thống đến các sự kiện nghệ thuật hiện đại. Thực hành tôn giáo tại Singapore phản ánh sự đa dạng này cùng sự tồn tại của nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo, mỗi tôn giáo đều có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
3. Bài tập vận dụng liên quan có đáp án:
Câu 1: Quốc gia có dân số đông nhất khu vực Đông Nam Á là
A. Thái Lan
B. Philippines
C. Malaysia
D. Indonesia
Đáp án: D. Indonesia
Giải thích: Quốc gia có dân số đông nhất khu vực Đông Nam Á là In-đô-nê-xi-a (267 triệu người, theo ước tính năm 2020).
Câu 2: Đặc điểm không đúng về dân cư – xã hội Đông Nam Á là
A. Dân cư Đông Nam Á tăng chậm
B. Trong chiến tranh thế giới thứ hai bị phát xít Nhật xâm chiếm
C. Các nước có nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt, phong tục tập quán
D. Khu vực tập trung dân cư đông đúc
Đáp án: A. Dân cư Đông Nam Á tăng chậm
Giải thích: Dân cư Đông Nam Á đông đúc và tăng khá nhanh, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn mức trung bình thế giới và châu Á (1,5% > 1,3%) => Nhận xét dân cư Đông Nam Á tăng chậm là không đúng.
Câu 3: Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của Đông Nam Á có đặc điểm nào sau đây?
A. Cao hơn thế giới, thấp hơn Châu Á
B. Cao hơn cả trung bình của châu Á và thế giới
C. Thấp hơn cả trung bình của châu Á và thế giới
D. Cao hơn Châu Á, thấp hơn trung bình thế giới
Đáp án: D. Cao hơn Châu Á, thấp hơn trung bình thế giới
Giải thích: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Đông Nam Á là 1,5%, cao hơn tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Á và toàn thế giới (1,3%).
Câu 4: Chủng tộc sinh sống phổ biến ở Đông Nam Á là
A. Nê-grô-it và Ô-xtra-lô-it
B. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it
C. Môn-gô-lô-it và Nê-grô-it
D. Ô-xtra-lô-it vad Ơ-rô-pê-ô-it
Đáp án: B. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it
Giải thích: Các chủng tộc chính của Đông Nam Á là Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít.
Câu 5: Phần lớn dân cư Đông Nam Á phân bố ở
A. Đồi trung du và bán bình bán bình nguyên
B. Đồi núi thấp
C. Ven biển và các hải đảo
D. Đồng bằng và vùng ven biển
Đáp án: D. Đồng bằng và vùng ven biển
Giải thích: Dân cư Đông Nam Á tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng và vùng ven biển.
Câu 6: Nét tương đồng của người dân Đông Nam Á không thể hiện qua
A. Trồng lúa nước
B. Dùng trâu bò làm sức kéo
C. Dùng gạo làm lương thực chính
D. Chung một tôn giáo
Đáp án: D. Chung một tôn giáo
Giải thích:
Dân cư Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng về sản xuất và đời sống sinh hoạt như trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm lương thực chính. Tuy nhiên, Đông Nam Á là khu vực có sự đa dạng về tín ngưỡng tôn giáo, gồm Đạo Hồi (Malaixia, In-đô-nê-xi-a), đạo Phật (Cam-pu-chia, Lào, Mianma, Thái Lan), đạo Ki-tô (Phi-lip-pin) => Nhận xét các nước Đông Nam Á có chung 1 tôn giáo là không đúng.
THAM KHẢO THÊM: