Như chúng ta đã biết thì viên chức là những người hoạt động trong đơn vị sự nghiệp công lập thông qua quá trình thi tuyển hay xét tuyển theo trình tự thủ tục pháp luật quy định, họ làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập phải chịu sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền gọi chung đó là cơ quan quản lý viên chức.
Mục lục bài viết
1. Quản lý viên chức là gì?
Căn cứ dựa trên khoản 1 điều 3
“Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý; Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.”
Theo đó nên quản lý viên chức là thực hiện các nội dung và hướng dẫn, xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách mà nhà nước đề ra, thông qua những nội dung quản lý viên chức đó cơ quan có thầm quyền quản lý chỉ đạo thực hiện đúng những nội dung này. để thực hiện với mục đích nâng cao đội ngũ viên chức có chất lượng và chuyên môn cao. Quản lý các nội dung hỗ trợ phân tích nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, theo tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm. Cung cấp khả năng tổ chức lớp, ghi nhận kết quả. Kết quả tữ động cập nhật vào hồ sơ cá nhân của viên chức, ngoài ra thông qua đó có thể cung cấp khả năng quản lý năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, giúp phát hiện và lựa chọn cán bộ vào quy hoạch và có thể hỗ trợ phân tích năng lực cán bộ, công chức, viên chức so với tiêu chuẩn chức danh hiện tại, chức danh cần phát triển.
2. Nội dung quản lý nhà nước về viên chức:
Căn cứ theo quy định tại Điều 61. Nội dung quản lý viên chức Nghị định Số: 115/2020/NĐ-CP quy đinh về tuyển dụng sử dụng và quản lý viên chức quy định cụ thể:
– Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức.
– Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc tương ứng.
– Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bố trí, phân công nhiệm vụ, biệt phái, kiểm tra và đánh giá viên chức.
– Tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp.
– Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.
– Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với viên chức.
– Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức.
– Giải quyết thôi việc và nghỉ hưu đối với viên chức.
– Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ viên chức.
– Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về viên chức.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức.
Như vậy theo quy định như trên có thể thấy cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Theo đó cần thực hiện đầy đủ những điều kiện đăng ký dự tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 22
Người đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập trong những trường hợp cụ thể như thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao có thể thấp hơn 18 tuổi nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên theo quy định của pháp luật và được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện pháp luật của ngươi đăng kí dự tuyển đó. Còn thẩm quyền tuyển dụng viên chức, đối với đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên thì theo quy định người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức.
Đối với thi tuyển viên chức được thực hiện theo vòng thi như sau:
+ Thi kiểm tra kiến thức chung;
+ Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành. Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu.
Ngoài ra, người trúng tuyển trong kỳ thi viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
+ Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
+ Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí làm việc.
Như vậy, căn cứ vào điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được xem xét tiếp nhận vào làm viên chức với các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định gồm các đối tượng đó là người đang là cán bộ, công chức cấp xã, Người đang làm việc trong các tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp…
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập về quản lý nhà nước về viên chức:
Căn cứ theo quy định tại Điều 66. Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập Nghị định Số: 115/2020/NĐ-CP quy đinh về tuyển dụng sử dụng và quản lý viên chức quy định cụ thể:
1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:
a) Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với viên chức theo phân cấp;
b) Thực hiện tuyển dụng, ký và chấm dứt hợp đồng làm việc, biệt phái viên chức theo phân công, phân cấp;
c) Bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo phân cấp;
d) Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định;
đ) Thực hiện việc lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ cá nhân của viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
e) Giải quyết thôi việc, nghỉ hưu đối với viên chức theo phân cấp;
g) Ký kết hợp đồng vụ, việc đối với viên chức đã nghỉ hưu;
h) Thống kê và báo cáo cơ quan, tổ chức cấp trên về số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Quyết định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc theo quy định của Đảng và của pháp luật;
b) Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp;
c) Quyết định cử viên chức tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị, nghiên cứu khảo sát và học tập kinh nghiệm ở nước ngoài theo phân cấp.
Như vậy căn cứ như trê chúng ta có thể thấy pháp luật có quy định cụ thể về nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập đối với quản lý viên chức, theo đó cơ quan này thực hiện tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định và Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định như trên, có nghĩa là đơn vị sự nghiệp công lạp phải có kế hoạch và đề ra phương án thực hiện để có thể thực hiện quy định này.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Nghị định Số: 115/2020/NĐ-CP quy đinh về tuyển dụng sử dụng và quản lý viên chức.