Các dự án xây dựng khi được tiến hành xây dựng đều được thực hiện theo một tiến trình, trình tự nhất định. Và Nhà nước luôn thể hiện vai trò quản lý của mình trong các hoạt động xây dựng, trong đó có hoạt động quản lý trật tự xây dựng. Vậy quản lý trật tự xây dựng là gì? Quy định về quản lý trật tự xây dựng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quản lý trật tự xây dựng là gì?
Theo Từ điển Từ và Ngữ Hán – Việt thì trật tự được hiểu là: “Tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau …”.. Trật tự là trạng thái phát triển có sự sắp xếp theo một thứ tự nhất định của các bộ phận để cấu thành chỉnh thể, trong đó các bộ phận đều vận động theo những nguyên tắc, các quy định mà nó cần phải tuân thủ. Trạng thái xây dựng có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định mà mọi người phải tuân theo. Từ đó có thể hiểu trật tự xây dựng là trạng thái được hình thành dựa trên sự thực thi pháp luật về xây dựng trong thực tiễn của chủ thể nhằm duy trì sự ổn định về trật tự xây dựng. Do đó, khi pháp luật phù hợp với xu thế phát triển và các chủ thể tự nguyện thực hiện theo đúng pháp luật thì trạng thái trong xây dựng được hình thành. Ngược lại, khi pháp luật không phản ánh đúng xu thế phát triển hay các chủ thể không tuân theo pháp luật thì không thể có trật tự xây dựng.
Khái niệm về quản lý xây dựng thì tại Khoản 21 Điều 4
Tổng kết lại thì có thể hiểu quản lý trật tự xây dựng là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất, kiến nghị và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự pháp luật về các vấn đề liên quan đến trật tự xây dựng, nhằm đảm bảo quản lý đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát triển bộ mặt đô thị theo đúng quy hoạch được duyệt, tạo điều kiện cho nhân dân xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình xây dựng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân, ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không phép, sai phép giữ gìn kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng.
Quản lý trật tự xây dựng là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn đô thị theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị.
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là sự tác động mang tính đồng bộ, có chủ đích của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đến các chủ thể tham gia vào các hoạt động xây dựng nhằm đảm bảo cho các hoạt động xây dựng tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng; bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn đô thị theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị.
Quản lý trật tự xây dựng cũng là việc rà soát kiểm tra những công trình xây dựng trên địa bàn xây dựng mà không đúng như yêu cầu trong GPXD đã được cơ quan cấp phép cấp cho và có biện pháp xử lý theo quy định. Quản lý trật tự xây dựng là khâu tiếp theo của khâu cấp phép. Quản lý trật tự xây dựng dựa trên căn cứ chủ yếu là Giấy phép xây dựng và các tiêu chuẩn đã được duyệt. Công tác quản lý trật tự xây dựng đảm bảo cho công tác cấp phép được thực thi có hiệu lực.
2. Quy định pháp luật về quản lý trật tự xây dựng:
Quản lý trật tự xây dựng hiện được quy định chi tiết tại Điều 56 của Nghị định số 15/2021/NĐ- CP. Theo quy định tại điều luật này thì việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công, khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng (Khoản 1 Điều 56). Việc quy định này yêu cầu các cơ quan nhà nước phải có sự giám sát việc thực hiện các hoạt động xây dựng ngay từ ban đầu, kịp thời phát hiện những sai phạm ngay từ ban đầu để giải quyết, tránh các trường hợp đã thực hiện xong, thực hiện phần lớn công trình mới tìm thấy sai phạm, khi đó gây hậu quả rất lớn.
Về nội dung nội dung về quản lý trật tự xây dựng thì:
Như ở mục trên đã viết, việc quản lý trật tự xây dựng được thực hiện thông qua Giấy phép xây dựng, nên đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc quản lý dựa trên các nội dung của giấy phép xây dựng đã được cấp cho chủ dự án xây dựng và dựa trên quy định của pháp luật có liên quan như pháp
Có rất nhiều công trình được miễn cấp Giấy phép trật tự xây dựng, thì nội dung quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình này gồm: kiểm tra công trình có đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng như đối với công trình cần cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra sự tuân thủ của việc xây dựng với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt và quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra sự phù hợp của việc xây dựng với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế đã được thẩm định đối với trường hợp thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định. (điểm b, khoản 2 Điều 56)
Như vậy, đối với các công trình được miễn cấp giấy phép xây dựng, thì các nội dung quản lý trật tự xây dựng vẫn đủ các nội dung cơ bản như về điều kiện thực hiện các hoạt động xây dựng, điều kiện về tuân thủ quy hoạch, đảm bảo các điều kiện về thiết kế,….
Trong quá trình xây dựng, mà cơ quan quản lý trật tự xây dựng phát hiện dự án xây dựng có hành vi vi phạm, thì các cơ quan này phải yêu cầu dừng thi công công trình, tiến hành xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định pháp luật.
3. Cơ quan có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng:
Cơ quan có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng đó chính là Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó thì Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình xây dựng trên địa bàn theo phân cấp, hoặc theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Các cơ quan này trực tiếp thực hiện các hoạt động theo dõi, kiểm tra các công trình xây dựng, từ đó phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm. Các cơ quan này cũng có quyền cưỡng chế đối với các công trình có những vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý trật tự xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn, đồng thời, dựa trên các đặc thù của tỉnh mà Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết về quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo áp dụng thống nhất trên toàn tỉnh và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp, ủy quyền quản lý trật tự xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp dưới. Đồng thời, cơ quan này cũng tiến hành tiếp nhận thông báo khởi công kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh còn ban hành quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị cho từng khu vực trong phạm vi tỉnh để các cơ quan cấp dưới dùng những quy chế đó để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết. Ủy ban nhân tỉnh tiến hành chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên tục theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; hoặc tiến hành cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn trong các trường hợp luật định.
* Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung 2020;
– Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.