Vốn đầu tư xây dựng công trình là nguồn vốn được chi ra để đầu tư vào các dự án, hạng mục và kế hoạch xây dựng của một công trình. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề quản lý và thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình?
Mục lục bài viết
1. Quy định về quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về vấn đề quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình. Theo đó thì, trong quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình cần phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư, bảo đảm trong phạm vi danh mục dự án đầu tư, dự án hỗ trợ đầu tư được duyệt;
– Bảo đảm thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá, quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đấu thầu;
– Phù hợp với khả năng bố trí nguồn vốn, bảo đảm đúng tiến độ trong phạm vi tổng dự toán công trình;
– Quá trình quản lí vốn đầu tư xây dựng phải bảo đảm hiệu quả kinh tế – xã hội và phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đầu tư.
Bên cạnh đó thì pháp luật cũng quy định cụ thể về các cơ quan có thẩm quyền quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình. Theo đó thì cơ quan và tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình sẽ có trách nhiệm như sau:
– Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý vốn đầu tư xây dựng để giao cho cơ quan, tổ chức sử dụng thực hiện, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả;
– Bảo đảm đầu tư tập trung, đúng mục tiêu, có hiệu quả, bố trí vốn kịp thời, tiết kiệm;
– Thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nội bộ việc quản lý vốn trong cơ quan, tổ chức, và bên cạnh đó cũng có trách nhiệm trong việc xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời các trường hợp lãng phí xảy ra.
Hiện nay có rất nhiều hình thức quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình. Căn cứ theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật xây dựng năm 2020 có ghi nhận một số hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình như sau:
– Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;
– Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;
– Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc;
– Tổ chức tư vấn quản lý dự án.
2. Quy định về thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình:
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, có ghi nhận về vấn đề thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Vì vậy vấn đề thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
2.1. Quy định về thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình:
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, có ghi nhận về vấn đề thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình, cụ thể như sau:
– Việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình và thời hạn thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Theo đó thì đối với dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công sẽ cần phải thực hiện việc thanh toán và thời hạn thanh toán theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Còn đối với các dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công, các dự án PPP thì cần phải thực hiện theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Đối với các chủ đầu tư hoặc những chủ thể được xác định là người đại diện hợp pháp của các chủ đầu tư thì cần phải chịu trách nhiệm về giá trị đề nghị thanh toán trong các hồ sơ đề nghị thanh toán theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh toán vốn đầu tư sẽ không chịu trách nhiệm về tính chính xác của giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ đề nghị thanh toán của các chủ đầu tư và các chủ thể được xác định là người đại diện hợp pháp của các chủ đầu tư. Bên cạnh đó theo quy định của pháp luật thì trong quá trình thanh toán, trường hợp phát hiện ra những sai sót trong hồ sơ đề nghị thanh toán thì cơ quan thanh toán vốn đầu tư sẽ cần phải thực hiện hoạt động thông báo bằng văn bản để cho các chủ đầu tư hoặc người đại diện hợp pháp của chủ đầu tư bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật;
– Nghiêm cấm các cơ quan thanh toán vốn đầu tư hoặc các chủ đầu tư tự tiện đặt ra các quy định trái pháp luật trong việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Mọi hành vi vi phạm đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
2.2. Quy định về quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình:
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, có ghi nhận về vấn đề quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, cụ thể như sau:
– Đối với các dự án đầu tư xây dựng thì phải thực hiện hoạt động quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi đã hoàn công và hoàn thành bàn giao đưa công trình đó vào sử dụng trên thực tế hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn khi cấp có thẩm quyền có văn bản dừng triển khai xây dựng hoặc cho phép chấm dứt việc thực hiện dự án theo quy định của pháp luật;
– Vốn đầu tư được quyết toán công trình xây dựng phải nằm trong giới hạn của tổng mức đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật;
– Vốn đầu tư được quyết đoán trong công trình xây dựng được xác định là toàn bộ chi phí hợp pháp được thực hiện trong quá trình đầu tư công trình xây dựng để đưa công trình vào khai thác và sử dụng trên thực tế. Ngoài ra thì chi phí hợp pháp trong quá trình quyết toán là toàn bộ các khoản chi phí được thực hiện trong phạm vi của dự án và trong phạm vi thiết kế, hoặc toàn bộ các chi phí nằm trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng xây dựng đã ký kết theo quy định của pháp luật bao gồm cả phần điều chỉnh và bổ sung đã được phê duyệt trước đó. Riêng đối với loại dự án PPP thì cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
– Các nhà thầu sẽ phải có trách nhiệm trong việc lập hồ sơ quyết toán hợp đồng đã ký kết với các chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng, thông qua hoạt động này để làm cơ sở quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó thì chủ đầu tư cũng cần phải có trách nhiệm thực hiện hoạt động quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng trong phạm vi tổng mức đầu tư xây dựng của dự án đã được phê duyệt trước đó, cần phải có trách nhiệm trong việc lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình để trình lên người có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất là 09 ngày được tính kể từ ngày công trình được ký kết nghiệm thu hoàn thành hoặc bàn giao công trình để đưa vào khai thác và sử dụng. Đối với các hạng mục công trình độc lập hoặc công trình thuộc dự án có nhiều công trình được hoàn thành và bàn giao để đưa vào khai thác, trong trường hợp xét thấy cần thiết thì cần phải quyết đoán ngay cho chủ đầu tư, để họ báo cáo cho người có thẩm quyền xem xét và quyết định;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm tra và tiêu diệt kế toán sẽ phải có trách nhiệm thực hiện phê duyệt quyết toán chậm nhất trong khoảng thời gian 09 ngày kể từ ngày nhận bộ hồ sơ quyết toán theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó thì chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm giải quyết các công nợ và tất toán đầy đủ các khoản chi phí xoay quanh dự án tại cơ quan thanh toán vốn đầu tư trong khoảng thời gian 06 tháng được tính kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng dự án;
– Đối với các dự án đầu tư xây dựng được sử dụng nguồn vốn đầu tư công thì sau khi kết thúc niên độ ngân sách, chủ đầu tư cần phải thực hiện hoạt động quyết toán sử dụng vốn đầu tư theo niên độ phù hợp với quy định của Bộ tài chính. Chủ đầu tư chậm thực hiện quyết toán theo quy định của pháp luật sẽ bị xử lý theo mức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Ngoài ra thì thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình được ghi nhận như sau:
– Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, giao cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công và các dự án thành phần sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
– Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoặc ủy quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành;
– Đối với dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
3. Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình trong những trường hợp nào?
Tại Điều 34 của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, có quy định về thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cụ thể như sau:
Thứ nhất, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình trong dự án sử dụng vốn đầu tư công sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
Thứ hai, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình trong dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2020;
– Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.