Quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập? Quản lý, sử dụng tài sản công tiếng Anh là gì? Sử dụng tài sản công?
Các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức nhà nước, thực hiện hoạt động công. Là một khía cạnh tiếp cận cụ thể trong chức năng, nhiệm vụ được nhà nước giao. Các tài sản của tổ chức quản lý thuộc vào tài sản của nhà nước được giao cho đơn vị sự nghiệp. Để từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch, thực hiện trong hoạt động. Cũng như hoàn thành các nhiệm vụ, chức năng. Các tài sản này có thể được sử dụng với nhu cầu khác nhau như mua sắm, đầu tư,… Đảm bảo trong hiệu quả tìm kiếm các giá trị, lợi ích và tiềm năng cho quốc gia.
Căn cứ pháp lý: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập?
Quy định đối với sử dụng và quản lý được quy định tại Điều 54. Sử dụng, quản lý vận hành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, các quyền hạn cũng như trách nhiệm được phản ánh như sau:
– Nguyên tắc sử dụng, quản lý:
+ Việc sử dụng tài sản công phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 6 của Luật này. Là quy định chung cần đảm bảo tuân thủ trong nhu cầu sử dụng. Gắn với hiệu quả các quy định trong hoạt động quản lý nhà nước. Đảm bảo quyền hạn của các chủ thể có trách nhiệm phải đảm bảo tìm kiếm mục đích, thực hiện chức năng của tổ chức mình.
+ Không được cho mượn, sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân. Bởi các tài sản này thuộc sở hữu nhà nước. Các chủ thể quản lý không có quyền định đoạt với tiếp cận khai thác công dụng cho cá nhân. Phải thực hiện các chuyển đổi đúng với hoạt động pháp luật cho phép thực hiện. Không được thực hiện hành vi cho mượn không đúng quy định. Các tài sản phải đảm bảo được sử dụng gắn với khai thác trong lợi ích của hoạt động quản lý nhà nước. Cho nên các hành vi được thực hiện là hành vi vi phạm pháp luật.
– Mục đích sử dụng:
Việc sử dụng tài sản công vào các mục đích khác nhau. Hướng đến khai thác, sử dụng hiệu quả nhất tài sản trên công dụng, chức năng của nó. Như tham gia vào kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Là các cách thức khác nhau để khai thác tài sản cũng như tìm kiếm lợi ích hiệu quả. Được thực hiện theo quy định tại các điều 55, 56, 57 và 58 của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan. Về cụ thể các quy định cho từng mục đích sử dụng đó.
– Được sử dụng với các tài sản sau:
Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng các tài sản. Cũng như tiếp cận và tìm kiếm lợi ích trên các tài sản đó. Thể hiện với nhà ở công vụ trong tổ chức hoạt động gắn với tổ chức.
Sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và tài sản công khác. Là tài sản riêng của đơn vị. Thực hiện ứng dụng hay khai thác hiệu quả. Mang đến tiềm năng tốt trong lợi ích có thể tìm kiếm. Để khai thác tài sản theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Đều phải đảm bảo gắn với chức năng của đơn vị. Bên cạnh mục đích đối với sử dụng tài sản công.
Khi đó, các lợi ích tìm kiếm được là tiền. Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được thực hiện theo quy định của pháp luật. Như đảm bảo các nghĩa vụ với nhà nước, nghĩa vụ tài chính khác. Tham gia trong hoạt động mua sắm, đầu tư của đơn vị. Gắn với các quy định về sử dụng dòng tiền này.
– Nghĩa vụ cần tuân thủ:
Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công để thế chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác. Từ đó mang đến uy tín trong giao dịch cũng như hiệu quả thỏa thuận đầu tư. Trừ việc sử dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Tài sản công do Nhà nước giao. Chỉ được tiến hành quản lý, sử dụng, khai thác giá trị.
+ Tài sản công được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước với nguồn gốc từ ngân sách. Đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu của đơn vị. Cũng như hướng đến tác động trong đầu tư quốc gia khác.
+ Quyền sử dụng đất. Trừ trường hợp được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Mà tiền thuê đất đã trả một lần cho cả thời gian thuê không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Sau khi được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương cho phép đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý.
-Thực hiện quản lý theo quy định pháp luật:
Việc quản lý vận hành, lập, quản lý hồ sơ về tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định áp dụng đối với cơ quan nhà nước tại Điều 35 và Điều 37 của Luật này. Trong chức năng và nhiệm vụ của tổ chức nhà nước với nền tảng của các tài sản công. Tham gia trong định hướng chiến lược trong phát triển đất nước. Tất cả hoạt động phải được đảm bảo hiệu quả. Từ đó mới tác động, mang đến ý nghĩa lớn hơn phản ánh.
2. Quản lý, sử dụng tài sản công tiếng Anh là gì?
Quản lý, sử dụng tài sản công tiếng Anh là Management and use of public property.
3. Sử dụng tài sản công:
Trong đó, nêu các mục đích theo quy định của pháp luật. Mang đến hiệu quả cũng như pháp luật cho phép. Từ đó mà triển khai các nhu cầu hiệu quả hơn. Tìm kiếm tốt nhất trong ý nghĩa lợi ích, tiềm năng của tài sản công đó. Các quy định về trách nhiệm được xác định trong nội dung Điều 55 Luật này. Điều 55. Quy định chung về việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Trong đó:
Việc sử dụng tài sản công được xác định với các mục đích cụ thể. Đó là sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Khi đó, thực hiện sử dụng cũng như triển khai quyền của quản lý, khai thác công dụng trên tài sản. Phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
– Được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng:
Được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 57 và khoản 2 Điều 58 của Luật này cho phép. Với từng mục đích theo quy định, các cơ quan có thẩm quyền được xác định. Đảm bảo trong quản lý gắn với địa giới hành chính. Cũng như tiếp cận hiệu quả các quyền lợi của chủ thể.
Khi tham gia với sử dụng, phải đảm bảo có đủ điều kiện theo quy định. Nhận được sự cho phép của chủ thể quản lý nhà nước. Trong các tiếp cận hiệu quả cần thiết tiến hành. Đánh giá trong chiến lược, kế hoạch bằng nghiệp vụ chuyên môn. Để mang đến cho đơn vị cái nhìn khách quan, cũng như cần thiết điều chỉnh. Hướng đến khai thác cũng như tìm kiếm lợi ích tốt nhất trên tài sản công.
– Tiến hành hiệu quả:
+ Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao. Trở thành yêu cầu xuyên suốt trong hoạt động của đơn vị. Gắn với ý nghĩa thành lập và chức năng độc lập. Qua đó góp phần với các phối hợp vì ý nghĩa chung cho công tác quản lý, tìm kiếm tiềm năng phát triển đất nước.
+ Không làm mất quyền sở hữu về tài sản công. Các quyền được trao trong quản lý và sử dụng.. Phải đảm bảo không chuyển giao các quyền đó trong hoạt động của đơn vị với bất kỳ tác động và lý do nào đi nữa. Các quyền này gắn với tài sản của đơn vị. Thực hiện trong ý nghĩa tham gia vào mục đích hoạt động khác nhau. Mang đến cơ sở, nền tảng để triển khai các đề án hay chính sách cụ thể.
+ Bảo toàn và phát triển vốn, tài sản Nhà nước giao. Sử dụng hợp lý trong các nhu cầu gắn với lộ trình và tính chất sử dụng nguồn vốn đó. Bên cạnh phải tìm kiếm lợi ích hiệu quả. Để mang đến tiềm lực tốt hơn đối với giá trị, tài sản mà doanh nghiệp có được qua thời gian. Cũng như tăng cường hiệu quả, ý nghĩa hoạt động của đơn vị.
– Đảm bảo mục đích:
Sử dụng tài sản đúng mục đích được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm. Đảm bảo trong trách nhiệm quản lý và khả năng khai thác lợi ích trên tài sản. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Gắn với các ý nghĩa thành lập và thực hiện hoạt động đầu tư nhà nước. Hướng đến hoạt động có ý nghĩa hơn, tìm kiếm lợi ích hiệu quả hơn.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản. Trong khả năng, tiềm năng có thể. Với cơ sở và nền tảng được nhà nước cung cấp. Bên cạnh các quyết định về chiến lược thực hiện. Đảm bảo trong nghiệp vụ, năng lực, kinh nghiệp của đơn vị. Trong tuân thủ pháp luật, đảm bảo hiệu quả hoạt động vì lợi ích công.
– Đảm bảo các nghĩa vụ bắt buộc:
Tính đủ khấu hao tài sản cố định, với thời gian, tính chất sử dụng tài sản.Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước theo quy định của pháp luật. Cũng như nghĩa vụ xác định khi thực hiện các đầu tư tìm kiếm lợi nhuận khác nhau.
– Kinh phí nhà nước:
Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị khai thác lợi ích cho tổ chức mình nên phải tự thanh toán với các nghĩa vụ đó.
Đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định. Đây là các nghĩa vụ phải thực hiện theo quy định. Sau đó là nhu cầu trong mua sắm, đầu tư,… Đơn vị hoạt động với giá trị tài sản quản lý và phải làm mạnh đối với các giá trị đó. Có như vậy mới có tiềm năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
– Tuân thủ các quy định khác:
Thực hiện theo cơ chế thị trường với sự linh hoạt, thích ứng. Ứng dụng và định hướng phù hợp với nhu cầu ổn định, bền vững của thị trường. Cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan. Đảm bảo hoạt động gắn với ý nghĩa phối hợp trong công tác quản lý nhà nước. Cũng như các độc lập thực hiện trách nhiệm, chức năng được giao.