Luật biển là một ngành độc lập trong công pháp quốc tế, đã được hình thành từ rất sớm.
Luật biển là một ngành độc lập trong công pháp quốc tế, đã được hình thành từ rất sớm. Vào thế kỉ XVII luật biển đã bắt đầu được các luật gia nghiên cứu một cách có hệ thống, chẳng hạn tác phẩm “ Biển tự do” của Huy Gô Gro-ti-uýt về nguyên tắc tự do trên biển; Nhà luật học người Anh tên là Selder đã đưa ra nguyên tắc chủ quyền của các quốc gia trên biển thông qua tác phẩm “Biển kín”.
Hội nghị quốc tế đầu tiên về luật biển được triệu tập năm 1930 tại La Hay với mục đích bàn luận về vấn đề cấp bách lúc đó như: định ra quy chế lãnh hải; chống cướp biển, các nguyên tắc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của biển. Do có nhiều mâu thuẫn nên hội nghị La Hay không giải quyết thỏa đáng được vấn đề cụ thể nào.
Đến thời kỳ có tổ chức Liên Hợp Quốc, thì tổ chức có uy tín này đã triệu tập hội nghị lần thứ nhất về luật biển tại Giơ ne vơ vào ngày 24-2-1958, Hội nghị đã thông qua được 4 công ước quốc tế đầu tiên về luật biển, đó là: Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (có hiệu lực từ ngày 10-9-1964); Công ước về thềm lục địa ( có hiệu lức từ ngày 20-9-1962); Công ước về đánh bắt cá và bảo vệ tài nguyên sinh vật ở biển ( có hiệu lực từ ngày 20-3-1966). Các công ước này đã đặt nền móng cho việc pháp điển hóa luật biển, nhưng còn nhiều hạn chế, vì vậy chỉ thu được khoảng 40 phiếu, còn phần lớn các nước vừa giành được độc lập dân tộc thì chưa được tham gia.
Ngày 17-3-1960 Liên Hợp Quốc lại triệu tập Hội nghị luật biển lần thứ II tại Geneva, nhưng do có nhiều bất đồng nên hội nghị này đã không đạt được kết quả.
Để chuẩn bị cho hội nghị lần thứ III về luật biển được chu đáo Liên Hợp Quốc đã tổ chức nhiều hội nghị trù bị kéo dài từ 1967 đến 1972. Qua 9 lần đàm phán thương lượng, Hội nghị Liên Hợp Quốc lần thứ III về luật biển tổ chức tại Mông-tê-gô Bay và Công ước Luật biển, đã được ký kết vào ngày 10-12-1982. Đây là một công ước quốc tế về luật biển hoàn thiện và bao quát nhất từ xưa tới nay, đã xác định được quy chế pháp lý của hầu hết các bộ phận thuộc biển và đại dương. Công ước này đã ấn định các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia, xác lập một trật tự pháp lý mới trên biển tương đối công bằng và tiến bộ góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Qua quá trình xây dựng các Công ước về luật biển quốc tế, có thể thấy trong Công ước về luật biển quốc tế năm 1958: Công ước về thềm lục địa đã có những điểm thiếu sót, vấn đề xác định thềm chỉ dựa vào yếu tố chiều sâu và khả năng khai thác như vậy là không công bằng vì trình độ khai thác của các quốc gia là khác nhau, nên sự ra đời của công ước 1982 là tất yếu, một công ước hoàn thiện hơn, bao quát hơn.