Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật

Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo trong luật quốc tế

  • 10/02/202110/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    10/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như thế nào trong luật quốc tế?

      Trong Luật nhân quyền quốc tế, quyền này được ghi nhận trong Điều 18 Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người (UDHR). Theo Điều này, mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư. Nội dung của Điều 18 UDHR sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 18 và Điều 20 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR).

      Điều 18 ICCPR cụ thể hóa quy định trong Điều 18 UDHR về quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, trong đó khoản 3 Điều này xác định quyền này không phải là quyền tuyệt đối, đồng thời quy định những giới hạn cho việc hạn chế quyền này, theo đó, quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác. Khoản 4 Điều này xác định quyền của các bậc cha mẹ được hướng dẫn về niềm tin, đức tin, tín ngưỡng cho con cái họ: Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyền tự do của các bậc cha mẹ, và của những người giám hộ hợp pháp nếu có, trong việc giáo dục về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ.

      Một số khía cạnh liên quan đến nội dung Điều 18 ICCPR sau đó được Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp quốc làm rõ thêm trong Bình luận chung số 22 thông qua tại phiên họp lần thứ 48 năm 1993 của Ủy ban, mà có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau:

      Thứ nhất, quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo không bị hạn chế hay tước bỏ trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia.

      Thứ hai, các khái niệm “tín ngưỡng” (belief) và “tôn giáo” (religion) trong Điều 18 ICCPR cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả những lòng tin hữu thần và vô thần. Điều này không chỉ được áp dụng với các tôn giáo, tín ngưỡng có tính thể chế mà còn với những tập tục truyền thống mang tính tôn giáo.

      Thứ ba, quyền tự do thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng có thể được thực thi với tư cách cá nhân hay cùng với cộng đồng, ở nơi công cộng hay chỗ riêng tư; thể hiện ở các hành động như thờ cúng, tham gia những lễ hội tôn giáo, quan sát, thực hành và giảng dạy về tôn giáo. Khái niệm thờ cúng bao gồm những hoạt động lễ nghi, kỷ niệm, xây dựng những nơi thờ tự, sử dụng hay trưng bày các vật dụng và biểu tượng nghi lễ, tham gia các lễ hội và các ngày nghỉ lễ tôn giáo. Việc quan sát và thực hành tôn giáo không chỉ bao gồm các hoạt động nghi lễ, mà còn bao gồm việc tuân thủ các nguyên tắc về ăn kiêng, trang phục, sử dụng ngôn ngữ đặc biệt, lựa chọn lãnh đạo tôn giáo, tăng lữ, người thầy tâm linh, thành lập các trường tôn giáo, biên soạn và phân phát các tài liệu tôn giáo.

      Thứ tư, quyền tin hoặc theo một tôn giáo hay tín ngưỡng bao gồm quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hay tín ngưỡng để tin hoặc theo, kể cả việc thay đổi niềm tin từ tôn giáo, tín ngưỡng này sang tôn giáo, tín ngưỡng khác, hay thay đổi niềm tin từ vô thần sang hữu thần và từ hữu thần sang vô thần.

      Thứ năm, nghiêm cấm các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng có mục đích hoặc tính chất tuyên truyền cho chiến tranh hoặc hận thù dân tộc, tôn giáo hay kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch hoặc bạo lực. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ sử dụng pháp luật để ngăn chặn những hành động đó.

      Thứ sáu, khoản 3 Điều 18 cho phép hạn chế quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng trong trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sự bình yên hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác. Tuy nhiên, quyền không bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng và quyền của các bậc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp được giáo dục về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ thì không được hạn chế trong mọi trường hợp. Những người bị quản chế về mặt pháp lý, chẳng hạn như tù nhân, vẫn có quyền hưởng tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở mức độ cao nhất phù hợp với điều kiện quản chế.

      >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

      Thứ bảy, việc một tôn giáo được xác định là quốc giáo, là tôn giáo chính thức hay truyền thống, hoặc có số lượng tín đồ chiếm đa số trong xã hội không được sử dụng để làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền tự do quy định ở các Điều 18 và Điều 27 ICCPR, cũng như không được tạo ra sự phân biệt đối xử với tín đồ của các tôn giáo khác, hoặc với những người không theo tôn giáo nào. Những hình thức phân biệt đối xử với tín đồ của các tôn giáo khác, hay với những người không theo tôn giáo trong bối cảnh này, ví dụ như việc quy định chỉ những tín đồ thuộc tôn giáo chiếm ưu thế mới được tham gia chính quyền hay dành những ưu đãi về kinh tế cho họ, đều trái với các quy định về quyền bình đẳng nêu ở Điều 26 ICCPR.

      Thứ tám, ICCPR không quy định quyền được từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm (mặc dù một số quốc gia đã ghi nhận quyền này bằng cách cho phép thực hiện nghĩa vụ khác thay thế). Tuy nhiên, nếu quyền này được ghi nhận trong pháp luật hay trong thực tế thì không được áp dụng theo cách thức phân biệt đối xử giữa các nhóm tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Luật quốc tế

        Quyền tự do

        Tín ngưỡng

        Tôn giáo

        Tư tưởng pháp luật


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Phật giáo thờ ai? Giáo lý Phật giáo? Ý nghĩa của Phật giáo?

        Phật giáo là tôn giáo đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước. Cho đến nay, Phật giáo vẫn luôn tồn tại, phát triển và có những ảnh hưởng nhất định trên toàn cầu, đặc biệt là tại các quốc gia Châu Á. Để hiểu hơn về Phật Giáo, cũng như những “bí mật” chưa từng được tiết lộ về tôn giáo này sẽ được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.

        ảnh chủ đề

        Sự tích Quan Âm Bồ Tát? Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

        Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm theo tiếng Phạn nghĩa là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian" là một vị Bồ tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Quan Thế Âm Bồ Tát từ xưa đến nay luôn được nhắc đến như một vị Phật đại diện cho tấm lòng từ bi hỷ xả. Ngài che chở, bảo hộ chúng sinh vượt qua gian nan, khốn khổ. Thờ phượng Ngài đã lâu nhưng không có nhiều người biết về Quan Âm Bồ Tát là ai. Mời quý vị cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp các thắc mắc trên.

        ảnh chủ đề

        Làm sao để biết được linh hồn nào đã được lên thiên đàng?

        Đối với những người theo đạo thiên chúa việc chết đi được nên thiên đang là một niềm vinh hành và khao khát khi được ở cùng với chúa ở thế giới bên kia và họ băn khoăn không biết những linh hồn nào sau khi chết thì sẽ ở với chúa thì sau đây bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu.

        ảnh chủ đề

        Cầu nguyện là gì? Tại sao người Công giáo lại cầu nguyện?

        Công giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới những không phải ai cũng hiểu những hoạt động của Công giáo. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Cầu nguyện là gì Tại sao người Công giáo lại cầu nguyện?

        ảnh chủ đề

        Cơ cấu tổ chức, hàng giáo phẩm Giáo hội Công giáo Việt Nam

        Công giáo được xem là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các tín đồ công giáo trên khắp nơi hoạt động thông qua giáo hội ở từng khu vực. Vậy cơ cấu tổ chức, hàng giáo phẩm Giáo hội Công giáo Việt Nam như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Giáo Hội Công Giáo có bao nhiêu vị thánh được công nhận?

        Giáo hội Công giáo, còn được gọi là Giáo hội Công giáo Rôma, là giáo hội Kitô giáo hiệp thông hoàn toàn với vị giám mục Rôma, hiện nay là Giáo hoàng Phanxicô. Giáo hội Công giáo là hệ phái tôn giáo lớn nhất thế giới, với trên 2,5 tỉ thành viên, tính đến năm 2022. Vậy Giáo Hội Công Giáo có bao nhiêu vị thánh được công nhận? Hãy cùng tìm lời đáp thông qua bài viết sau.

        ảnh chủ đề

        Bí tích Giải tội là gì? Điều kiện được lãnh nhận Bí tích Giải tội?

        Bí tích Giải tội là một nghi lễ được thực hiện trong các nhà thờ công giáo (Thiên Chúa giáo). Vậy Bí tích Giải tội là gì? Điều kiện được lãnh nhận Bí tích Giải tội? Hãy theo dõi bài viết sau.

        ảnh chủ đề

        Nghi thức rửa tội, thêm sức, rước lễ lần đầu cho Tân Tòng

        Nghi thức rửa tội, thêm sức, rước lễ lần đầu là những nghi thức quan trọng và bắt buộc dành cho những người muốn theo đạo Công giáo. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nghi thức rửa tội, thêm sức, rước lễ lần đầu cho Tân Tòng.

        ảnh chủ đề

        Mình Thánh Chúa là gì? Giáo lý về Bí tích Mình Thánh Chúa?

        Chúng ta nghe nhiều đến cụm từ "Bí tích Mình Thánh Chúa" hay "Bí tích Thánh thể" đặc biệt được sử dụng nhiều đối với những người tin vào Đức Chúa Jêsus. Vậy Mình Thánh Chúa là gì? Giáo lý về Bí tích Mình Thánh Chúa? Hãy có thời gian tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

        ảnh chủ đề

        Chúa Cà Phê là ai? Đền thờ và sự tích Chúa Bói Thượng Ngàn?

        Ở vùng đất Lạng Sơn từ lâu đã nổi tiếng với nhiều truyền thuyết huyền ảo, trong số đó nổi bật nhất phải kể đến truyền thuyết về bà Chúa Cà Phê. Bài viết dưới đây hãy cũng chúng tôi tìm hiểu về truyền thuyết này từ đó cũng nhau trả lời những câu hỏi: Chúa Cà Phê là ai? Đền thờ và sự tích về Chúa Bói Thượng Ngàn?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|17377| parent_id|0|term_id|17528