Phương thức mua sắm tài sản nhà nước, mua sắm tài sản công? Quy định về Sử dụng chung tài sản công như thế nào? Trình tự, Thủ tục mua sắm tài sản nhà nước, mua sắm tài sản công?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần được tư vấn như sau, tôi làm việc là một đơn vị nhà nước, nếu thực hiện mua sắm tài sản nhà nước thì thực hiện theo phương thức nào? Quy định về các phương thức như thế nào? Mong luật sư tư vấn!
Tài sản công là loại tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân, được nhà nước đại diện chủ sở hữu và quản lý, Trong các trường hợp mua sắm tài sản nhà nước, mua sắm tài sản công được quy định tại đâu và các Phương thức mua sắm tài sản nhà nước, mua sắm tài sản công được quy định như thế nào? Tại bài viết dưới đây của
Cơ sở pháp lý: Nghị định Số: 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết nột số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Phương thức mua sắm tài sản nhà nước, mua sắm tài sản công:
Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước. Theo quy định của Nghị định Số: 151/2017/NĐ-CP việc mua sắm tài sản nhà nước được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
+ Mua sắm tập trung;
+ Cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản thực hiện mua sắm.
Thứ nhất: Mua sắm tập trung
Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng đối với các loại tài sản có số lượng mua sắm nhiều, tổng giá trị mua sắm lớn và có yêu cầu được trang bị đồng bộ, hiện đại. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục tài sản mua sắm theo phương thức tập trung, thuộc phạm vi quản lý.
Thứ hai: Cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản thực hiện mua sắm
Đơn vị được giao thực hiện việc mua sắm tài sản theo phương thức tập trung có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Được Nhà nước giao kinh phí để mua sắm tài sản cho các cơ quan nhà nước theo phạm vi nhiệm vụ được giao.
+ Thực hiện việc mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước;
+ Bàn giao tài sản cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng theo chế độ quy định, sau khi hoàn thành việc mua sắm.
Việc mua sắm sẽ phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau của từng đơn vị mua sắm. Theo đó bạn có thể dựa vào những phương thức thực hiện trên và căn cứ hoạt động đơn vị để thực hiện.
2. Quy định về sử dụng chung tài sản công như thế nào?
Tại Nghị định Số: 151/2017/NĐ-CP Điều 10. Sử dụng chung tài sản công quy định:
1. Tài sản công tại cơ quan nhà nước chưa sử dụng hết công suất được cho cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội sử dụng chung để phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tài sản công được sử dụng chung gồm:
a) Hội trường;
b) Ô tô, tàu, thuyền và các phương tiện vận tải khác.
2. Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này quyết định việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác sử dụng chung tài sản công.
3. Việc sử dụng chung tài sản công được lập thành
4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản công có trách nhiệm:
a) Bảo đảm sử dụng đúng công năng của tài sản, an ninh, an toàn; không được chuyển giao quyền sử dụng chung tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc sử dụng vào mục đích khác;
b) Trả cho cơ quan nhà nước có tài sản cho sử dụng chung một khoản chi phí sử dụng chung để bù đắp chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quản lý vận hành tài sản trong thời gian sử dụng chung, không bao gồm khấu hao (hao mòn) tài sản cố định.
5. Chi phí sử dụng chung tài sản được xác định trên cơ sở định mức tiêu hao, thời gian sử dụng chung tài sản.
Tiền chi trả chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan được sử dụng từ nguồn kinh phí được phép sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản và được hạch toán vào chi phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Như vậy, các cơ quan nhà nước có tài sản cho sử dụng chung có trách nhiệm xuất
Theo đó thì Khoản thu từ việc sử dụng chung tài sản công được sử dụng để bù đắp các chi phí cần thiết phục vụ duy trì hoạt động của tài sản sử dụng chung được quy định nhằm mục đích tránh lãng phí và tránh lạm dụng việc sử dụng tài sản công. Phần còn lại thì sẽ sử dụng để Cơ quan nhà nước có tài sản được sử dụng để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cho sử dụng chung hoặc sử dụng để chi cho hoạt động của cơ quan nhà nước và được giảm chi ngân sách tương ứng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Dựa theo đó có thể thấy Tài sản công tại cơ quan nhà nước khi sử dụng vào các mục đích sử dụng chung cần sử dụng đúng cách và Cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản công có trách nhiệm bảo quản các tài sản được cung cấp để phục vụ cho nhu cầu tại các cơ quan tỏ chức do nhà nước quy định đó. còn đối với Chi phí sử dụng chung tài sản được xác định trên cơ sở định mức tiêu hao, thời gian sử dụng chung tài sản tức là mức tiêu hao lớn thì chi phí sử dụng chung cũng sẽ cao hơn. Vì thế nên việc sử dụng các tài sản công của nhà nước cần đứng mục đích sử dụng, tiết kiệm và bảo quản đúng cách.
3. Trình tự, thủ tục mua sắm tài sản nhà nước, mua sắm tài sản công:
3.1. Hồ sơ mua sắm tài sản nhà nước, mua sắm tài sản công:
Hồ sơ đề nghị mua sắm tài sản gồm:
+ Văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản: 01 bản chính;
+ Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
+ Danh mục tài sản đề nghị mua sắm (chủng loại, số lượng, giá dự toán, nguồn kinh phí): 01 bản chính;
+ Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị mua sắm tài sản (nếu có): 01 bản sao
Đối với các hồ sơ được yêu cầu phải thực hiện như trên thì các cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản cần thực hiện đầy đủ các hồ sơ về số lượng, nội dung, hình thức của các loại hồ sơ đó theo quy định của pháp luật vì, khi cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản thì các hồ sơ đó xem nhu là căn cứ để xác định hay kiểm tra chi tiết về việc sử dụng nhu cầu mua sắm tài sản của các cơ quan nhà nước.
3.2. Trình tự mua sắm tài sản nhà nước, mua sắm tài sản công:
Bước 1. Tiếp nhận văn bản
Tất cả văn bản của các cơ quan và các đơn vị có liên quan đến việc thực hiện mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung phải được chuyển sang cho cán bộ văn thư làm các thủ tục theo quy trình về xử lý công văn đến và Sau khi tiếp nhận văn bản về mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung do Giám đốc phân công hoặc Trưởng phòng phân công cán bộ thực hiện
Bước 2. Giải quyết công việc
1.Tổng hợp nhu cầu mua sắm
Tất cả tài sản thuộc danh mục mua sắm tài sản tập trung cấp tỉnh do các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đề nghị mua sắm theo phương thức tập trung nộp đúng thời hạn quy định đều phải được tổng hợp vào Bảng tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung theo mẫu số 03/TSC-MSTT ban hành kèm theo
2. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Trên cơ sở Bảng tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung thực hiện phân chia nhu cầu mua sắm tài sản của các cơ quan và nhu cầu của đơn vị đơn vị thành các gói thầu và lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
3. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Việc chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
4. Ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung
Trong trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung và dựa trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt và các chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu ký kết thỏa thuận khung mua sắm tập trung theo quy định
Sau khi ký kết thỏa thuận khung, cán bộ giao phụ trách trực tiếp công tác tổng hợp mua sắm tập trung có trách nhiệm thực hiện công tác công khai và thông báo theo quy định của pháp luật.
Bước 3. Thực hiện Thỏa thuận khung mua sắm tập trung
+ Đơn vị sử dụng tài sản ký kết hợp đồng mua sắm tài sản và các Nhà thầu bàn giao tài sản cho đơn vị sử dụng tài sản, Hai bên Thực hiện nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản, Đơn vị sử dụng tài sản thực hiện thanh toán tiền mua sắm tài sản cho nhà thầu và Nhà thầu thực hiện bảo hành, bảo trì tài sản
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Phương thức mua sắm tài sản nhà nước, mua sắm tài sản công và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiên hành.