Các phương thức giám sát hải quan? Quy trình giám sát hải quan?
Giám sát hải quan được hiểu là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan. Vậy các phương thức và quy trình thực hiện giám sát hải quan được thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
– Quyết định 1500/QĐ-TCHQ
1. Các phương thức giám sát hải quan
Theo quy định tại Điều 26 Luật hải quan và Điều 13, 14 nghị định số 154/2005/NĐ-CP quy định về các phương thức thực hiện hoạt động giám sát hải quan. Theo đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cơ quan hải quan khi thực hiện giám sát hải quan sẽ lựa chọn một trong số các phương thức sau:
1.1. Phương thức niêm phong hải quan
Phương thức niêm phong hải quan có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: niêm phòng bằng giấy niêm phong hải quan, niêm phong bằng dây hoặc bằng khóa chuyên dụng hải quan, trong đó hiện nay hình thức niêm phong bằng khóa thường được sử dụng phổ biến hơn vì đảm bảo được tính an toàn, tránh hư hỏng hàng hóa. Việc thực hiện giám sát hải quan theo phương thức này chỉ áp dụng trong các trường hợp được quy định tại điều 14 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, bao gồm:
– Trường hợp hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
– Trường hợp hàng hóa nhập khẩu, chuyển cảng được dỡ xuống cửa khẩu nhập và xếp lên phương tiện vận tải khác để chuyển đến cảng đích.
– Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được kiểm tra tại địa điểm ngoài cửa khẩu vận chuyển ra cửa xuất khẩu.
– Trường hợp hàng hóa xuất khẩu do hải quan cửa khẩu xuất để kiểm tra thực tế.
Ưu điểm của phương thức niêm phong hải quan là dễ thực hiện, không mất quá nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, hạn chế của phương thức niêm phong hải quan là hiệu quả giám sát không cao. Đặc biệt là đối với các hình thức như niêm phong bằng giấy hải quan hay bằng dây thì rất dễ bị hư, hỏng niêm phong. Vì vậy, hiện nay việc niêm phong bằng hình thức niêm phong hải quan ngày càng ít được sử dụng.
1.2. Phương thức giám sát trực tiếp của công chức hải quan
Đối với phương thức giám sát trực tiếp của công chức hải quan thì không được áp dụng đối với hàng hóa được lưu giữ, vận chuyển ở ngoài phạm vi, địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan, trừ trường hợp cần thiết do Tổng cục trưởng tổng cục hải quan quy định. Ưu điểm của phương thức giám sát trực tiếp của công chức hải quan là đảm bảo được hiệu quả tối đa của hoạt động giám sát. Tuy nhiên hạn chế của phương thức này là đòi hỏi cơ quan hải quan phải tập trung nhiều nhân lực, thời gian, công sức cho hoạt động giám sát này. Thêm vào đó, việc các cán bộ hải quan trực tiếp kiểm sát hàng hóa có thể dẫn đến nguy cơ có sự cấu hết giữa cán bộ hải quan và doanh nghiệp để thu lợi nhuận cho hai bên trong quá trình giám sát hải quan.
1.3. Phương thức giám sát bằng phương tiện kỹ thuật
Đối với phương thức giám sát này có thể sử dụng các thiết bị như camera, giám sát thông qua kiểm tra thông tin trên hệ thống công nghệ thông tin. Phương thức giám sát bằng phương tiện kỹ thuật có ưu điểm là thuận tiện trong hoạt động giám sát, không cần tốn nhiều thời gian, công sức và nhận lực cho hoạt động giám sát mà hiệu quả giám sát vẫn tương đối cao. Đồng thời, cũng hạn chế được sự tiếp xúc giữa cán bộ hải quan và doanh nghiệp nên hạn chế được tình trạng gian lận, cấu kết để thu lợi của hai chủ thể này. Tuy nhiên, hạn chế của phương thức giám sát bằng phương tiện kỹ thuật là đòi hỏi cần có sự đầu tư phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và đội ngũ cán bộ hải quan có am hiểu, thông thạo trong việc sử dụng các thiết bị này. Xét trong bối cảnh hiện nay thì không phải cơ quan hải quan nào cũng đáp ứng đủ điều kiện để áp dụng phương thức giám sát hải quan này.
2. Quy trình giám sát hải quan
Quy trình giám sát hải quan được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quyết định 1500/QĐ-TCHQ quy định về quy trình giám sát hải quan đối với hàng háo xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan tại cảng biển.
2.1. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
– Người khai hải quan hoặc người vận chuyển phải thực hiện xuất trình
+ Đối với lô hàng phải niêm phong hải quan thì phải xuất trình hàng hóa và Biên bản bàn giao (nếu có) hoặc tờ khai phê duyệt vận chuyển độc lập cho công chức hải quan để kiểm tra tình trạng bên ngoài và niêm phong hải quan của lô hàng; cung cấp thông tin hoặc số hiệu container hoặc số tờ khai (đối với hàng rời) cho doanh nghiệp kinh doanh cảng.
+ Đối với lô hàng xuất khẩu khai hải quan bằng tờ khai hải quan giấy và hàng hóa theo quy định tại
+ Đối với lô hàng không phải niêm phong hải quan thì phải xuất trình hàng hóa và Biên bản bàn giao hoặc tờ khai phê duyệt vận chuyển độc lập cho công chức hải quan để kiểm tra tình trạng bên ngoài và niêm phong hải quan của lô hàng,… và xuất trình các giấy tờ như trường hợp đối với lô hàng phải niêm phong hải quan và lô hàng xuất khẩu khai hải quan.
– Chi cục Hải quan cửa khẩu cần thực hiện:
+ Kiểm tra tình trạng bên ngoài và niêm phong hải quan của lô hàng; xác nhận trên Biên bản bàn giao và thực hiện hồi báo hoặc xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định và xác nhận trên hệ thống thông qua chức năng “Xác nhận đã kiểm tra niêm phong” đối với lô hàng phải niêm phong hải quan.
+ Đối với lô hàng xuất khẩu khai hải quan bằng tờ khai hải quan giấy và hàng hóa quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC, hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thay đổi cảng xuất thì sau khi thực hiện các công việc cho phép hàng hóa xuất khẩu, Chi cục Hải quan phải cập nhật danh sách hàng hóa trên hệ thống thông qua chức năng số 2. Chứng từ đủ Điều kiện qua KVGS (HQ nhập) và thực hiện in danh sách hàng hóa cho người khai hải quan để xuất trình cho doanh nghiệp cảng nơi hàng hóa xuất khẩu.
+ Đối với lô hàng không phải niêm phong hải quan thì Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện giống như trường hợp đối với lô hàng phải niêm phong hải quan và lô hàng xuất khẩu khai hải quan bằng tờ khai hải quan giấy và hàng hóa quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC, hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thay đổi cảng xuất.
– Doanh nghiệp kinh doanh cảng cần thực hiện:
+ Nhân viên doanh nghiệp kinh doanh cảng thực hiện kiểm tra thông tin trên Danh sách container, Danh sách hàng hóa về thông tin số hiệu container, số lượng container từ danh sách container do người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp/xuất trình với thông tin trên hệ thống do cơ quan Hải quan cung cấp đối với hàng hóa chuyên chở bằng container. Thực hiện kiểm tra thông tin về số lượng kiện, trọng lượng hàng, lượng hàng từ thông tin trên danh sách hàng hóa do người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp/xuất trình với thông tin trên hệ thống do cơ quan Hải quan cung cấp đối với hàng lỏng, hàng rời, hàng lẻ.
+ Xử lý kết quả kiểm tra. Thực hiện theo quy trình của doanh nghiệp kinh doanh cảng để cho phép xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải xuất khẩu, và kết thúc việc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải để xuất khẩu (thời Điểm “get out – đưa ra”), phản hồi thông tin lên hệ thống để hệ thống tự động xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan nếu danh sách container, danh sách hàng hóa do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình được hệ thống của cơ quan Hải quan xác nhận đủ Điều kiện qua khu vực giám sát hải quan.
Không cho phép hàng hóa xuất khẩu và thông báo ngay cho Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng liên quan để phối hợp xử lý theo quy định nếu danh sách container, danh sách hàng hóa do người khai hải quan hoặc người vận chuyển xuất trình chưa được hệ thống của cơ quan Hải quan xác nhận đủ Điều kiện qua khu vực giám sát hải quan.
Doanh nghiệp kinh doanh cảng thông báo ngay cho Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng để công chức hải quan thực hiện hủy xác nhận thông qua chức năng hủy xác nhận trên hệ thống trong trường hợp phải hủy xác nhận trên hệ thống như doanh nghiệp kinh doanh cảng sau khi xác nhận phát hiện có tờ khai trùng số container đã xác nhận, hoặc hàng hóa sau khi được xác nhận không xuất khẩu.
2.2. Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
– Người khai hải quan hoặc người vận chuyển phải thực hiện xuất trình giấy giới thiệu để chứng minh là người đại diện hợp pháp của người khai hải quan.
+ Xuất trình hàng hóa cho công chức hải quan để thực hiện niêm phong hải quan theo quy định và thực hiện cung cấp thông tin chứng từ hoặc số hiệu container hoặc số tờ khai hải quan (đối với hàng rời) cho doanh nghiệp kinh doanh cảng đối với lô hàng phải niêm phong hải quan.
+ Cung cấp thông tin danh sách container hoặc danh sách hàng hóa của tờ khai vận chuyển độc lập lên hệ thống của cơ quan Hải quan đối với lô hàng nhập khẩu vận chuyển độc lập.
+ Xuất trình tờ khai hải quan giấy hoặc các chứng từ theo quy định cho Chi cục Hải quan đối với lô hàng nhập khẩu khai hải quan bằng tờ khai hải quan giấy và hàng hóa theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC.
+ Đối với lô hàng không phải niêm phong hải quan thì người khai hải quan hoặc người vận chuyển phải thực hiện xuất trình giấy giới thiệu để chứng minh là người đại diện hợp pháp của người khai hải quan giống như trường hợp đối với lô hàng phải niêm phong hải quan, lô hàng nhập khẩu vận chuyển độc lập và lô hàng nhập khẩu khai hải quan bằng tờ khai hải quan giấy.
– Chi cục Hải quan cửa khẩu cần thực hiện:
+ Kiểm tra thông tin tờ khai trên hệ thống; thực hiện niêm phong hải quan; lập Biên bản bàn giao và theo dõi, tiếp nhận hồi báo theo quy định đối với lô hàng đủ Điều kiện qua khu vực giám sát hải quan và thực hiện xác nhận trên hệ thống thông qua chức năng “Xác nhận niêm phong hàng hóa” đối với lô hàng phải niêm phong hải quan.
+ Sau khi thực hiện các công việc cho phép hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan, Chi cục Hải quan cập nhật danh sách hàng hóa trên hệ thống thông qua chức năng cập nhật danh sách hàng hóa; in danh sách cho người khai hải quan để xuất trình cho doanh nghiệp cảng đối với lô hàng nhập khẩu khai hải quan bằng tờ khai hải quan giấy và hàng hóa theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC.
+ Đối với lô hàng không phải niêm phong hải quan thì Chi cục Hải quan cửa khẩu cần thực hiện kiểm tra giống như trường hợp đối với lô hàng phải niêm phong hải quan và lô hàng nhập khẩu khai hải quan bằng tờ khai hải quan giấy.
– Doanh nghiệp kinh doanh cảng cần thực hiện:
+ Kiểm tra, đối chiếu về số hiệu container, số lượng container từ danh sách container do người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp/xuất trình với thông tin trên hệ thống do cơ quan Hải quan cung cấp đối với hàng hóa chuyên chở bằng container.
Kiểm tra thông tin về số lượng kiện, trọng lượng hàng, lượng hàng từ thông tin trên danh sách hàng hóa do người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp/xuất trình với thông tin trên hệ thống do cơ quan Hải quan cung cấp đối với hàng lỏng, hàng rời, hàng lẻ.
Kiểm tra và đối chiếu số vận tải đơn trên danh sách container hoặc danh sách hàng hóa hoặc danh sách hàng hóa kèm Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (nếu có) với số vận tải đơn trên Phiếu giao container hoặc Phiếu giao hàng do doanh nghiệp kinh doanh cảng phát hành cho người khai hải quan.
+ Xử lý kết quả kiểm tra. Cho phép đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan và phản hồi thông tin lên hệ thống để hệ thống tự động xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan sau khi hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan nếu kết quả kiểm tra phù hợp. Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp thì doanh nghiệp kinh doanh cảng phải thông báo ngay cho Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng liên quan để công chức hải quan thực hiện hủy xác nhận trên Hệ thống (trong trường hợp đã xác nhận) và phối hợp xử lý theo quy định. Doanh nghiệp kinh doanh cảng thông báo ngay cho Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng để công chức hải quan thực hiện hủy xác nhận thông qua chức năng hủy xác nhận trên hệ thống đối với trường hợp phải hủy xác nhận trên hệ thống như doanh nghiệp kinh doanh cảng sau khi xác nhận phát hiện có tờ khai trùng số container đã xác nhận, hoặc hàng hóa sau khi được xác nhận không nhập khẩu.