Biện pháp bảo đảm là một công cụ hữu hiệu nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ, vừa bảo đảm được các quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền. Phương thức giải quyết tranh chấp trong giao dịch bảo đảm bao gồm những phương thức nào?
Mục lục bài viết
1. Phương thức giải quyết tranh chấp trong giao dịch bảo đảm:
Biện pháp bảo đảm là một công cụ hữu hiệu nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ, vừa bảo đảm được các quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền. Trong giao dịch dân sự, đặc biệt là ở trong quan hệ kinh doanh – thương mại thì biện pháp bảo đảm có vai trò rất quan trọng. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chính là biện pháp trong đó một bên có sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc là sử dụng uy tín của mình (gọi là bên bảo đảm) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của các chủ thể khác (gọi là bên được bảo đảm). Các biện pháp bảo đảm theo pháp luật của Việt Nam chủ yếu có tính chất tài sản, ngoại trừ biện pháp tín chấp. Nhìn chung thì pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước khác khá tương đồng về khái niệm biện pháp bảo đảm tuy rằng có sự khác nhau trong việc sử dụng các thuật ngữ. Theo hướng dẫn của UNCITRAL thì Giao dịch bảo đảm chính là giao dịch xác lập lợi ích bảo đảm. Tuy là việc chuyển nhượng tuyệt đối khoản phải thu không bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, nhưng mà để thuận tiện cho việc dẫn chiếu, biện pháp bảo đảm bao gồm có cả việc chuyển nhượng khoản phải thu, trong đó lợi ích bảo đảm chính là một lợi ích tài sản gắn với một tài sản nhất định nhằm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ nhất định. Theo pháp luật của Mỹ thì giao dịch bảo đảm cũng chính là giao dịch xác lập lợi ích bảo đảm. Pháp luật của Việt Nam và pháp luật của các nước khác đều thừa nhận bên bảo đảm có quyền sử dụng tài sản bao gồm có vật, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc quyền sở hữu của mình nhằm để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của mình.
Bất đồng, tranh chấp sẽ thường xảy ra giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm trong quá trình xác lập, thực hiện và thanh lý tài sản bảo đảm. Trong quá trình xác lập hợp đồng bảo đảm thì thường sẽ không xảy ra tranh chấp, còn bất đồng thì chủ yếu là ở việc thực hiện định giá tài sản bảo đảm, trong đó đặc bỉệt là đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất. Nếu như định giá theo khung giá đất do Nhà nước quy định thì lại quá thấp, bên cạnh trường hợp cá biệt có nơi, có lúc khung giá lại cao hơn so với giá thị trường. Tuy nhiên, vì mục tiêu của giao dịch bảo đảm chính là để vay được tiền hoặc thiết lập được giao dịch, cho nên bên bảo đảm dễ dàng chấp nhận những điều kiện do bên nhận bảo đảm, nhất là do tổ chức tín dụng đưa ra, trong đó có việc định giá và yêu cầu về những thủ tục bảo đảm. Vì vậy, nếu như xảy ra tranh chấp, bất đồng thì hoặc là dẫn đến việc dừng giao dịch hoặc là các bên sẽ đi đến đồng thuận để tiếp tục thiết lập thành công hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm. Ngoài ra thì tranh chấp giữa các tổ chức tín dụng với nhau về việc nhận thế chấp trùng với tài sản cũng diễn ra không ít, vì nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương lai và do sự gian dối, giả mạo giấy tờ.
Tranh chấp về giao dịch bảo đảm được giải quyết theo những phương thức sau:
– Thương lượng.
– Hòa giải.
– Giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài theo thủ tục tố tụng trọng tài.
– Giải quyết tranh chấp tại Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự.
2. Cách giải quyết của từng phương thức giải quyết tranh chấp trong giao dịch bảo đảm:
2.1. Thương lượng:
Đây là một phương thức giải quyết mà các bên nên ưu tiên áp dụng, bởi phương thức thương lượng sẽ chỉ có hai bên làm việc với nhau mà không có bên thứ ba can thiệp vào, hai bên sẽ đi đến một thỏa thuận “đôi bên được lợi” nếu các bên vẫn có thiện chí với nhau, từ đó giúp cho các bên tiết kiệm được các chi phí, thời gian,…
2.2. Hòa giải:
Tranh chấp liên quan đến việc nhận bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm cũng có thể được thực hiện giải quyết thông qua phương thức hòa giải. Nếu như tranh chấp về bảo đảm là tranh chấp thương mại hoặc là gắn liền với tranh chấp thương mại thì sẽ có thể sử dụng phương thức hòa giải thương mại.
Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu như mà các bên có thỏa thuận hòa giải bằng văn bản dưới hình thức các điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc là dưới hình thức thỏa thuận riêng và diễn ra trước hoặc sau khi có xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với tất cả các bên theo quy định của pháp luật dân sự và sẽ được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Toà án sẽ có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo các thủ tục phúc thẩm và được thi hành theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014.
2.3. Giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài:
Giải quyết tranh chấp trong giao dịch bảo đảm bằng hình thức trọng tài chính là việc thông qua trọng tài viên với tư cách là một bên thứ ba độc lập, nhằm để chấm dứt những bất đồng, xung đột giữa các bên bằng việc trọng tài đưa ra một phán quyết buộc tất cả các bên phải thực hiện.
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại là một cơ chế thích hợp nhất, vì nó diễn ra khá nhanh chóng, bí mật, linh hoạt, chính xác và ít tốn kém. Trung tâm Trọng tài thương mại chỉ là một định chế phi chính phủ, nhưng nó có chức năng như Toà án, thay mặt Nhà nước phân xử đúng sai tương tự như Toà án. Các Trung tâm Trọng tài thương mại không chỉ giúp cho các doanh nghiệp, mà còn giúp cả Nhà nước trong việc vận hành có hiệu quả nền kinh tế thị trường. Mặc dù, cho đến nay, Trọng tài thương mại mới chỉ chia sẻ được một phần khá ít ỏi “gánh nặng” với Toà án trong việc giải quyết tranh chấp thương mại.
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đã mở rộng và xác định rõ về phạm vi thẩm quyền của Trọng tài thương mại trong nhiều các loại tranh chấp liên quan đến kinh doanh (gồm có cả tranh chấp giữa các bên mà phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên mà trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; những tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật đã quy định được giải quyết bằng Trọng tài thương mại như là tranh chấp
Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu như các bên có thỏa thuận Trọng tài bằng văn bản trước hoặc là sau khi xảy ra tranh chấp. Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đã quy định trong trường hợp các bên có tranh chấp mà đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án sẽ phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc là thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Tuy nhiên thì Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lại có hướng dẫn, trong trường hợp các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài lại vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Toà án thì vụ án sẽ được khởi kiện trước ở cơ quan nào, sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của chính cơ quan đó. Tóm lại, nếu như các bên chỉ thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì sẽ phải đưa tranh chấp ra Trọng tài giải quyết. Còn nếu các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng cả Trọng tài và Toà án thì sẽ có thể lựa chọn một trong hai cơ quan này để giải quyết tranh chấp.
2.4. Giải quyết tranh chấp tại Toà án:
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được về việc xử lý tài sản bảo đảm, thì các bên buộc phải khởi kiện ra Toà án, nếu không lựa chọn các phương thức giải quyết trên. Yêu cầu giải quyết tranh chấp về tài sản bảo đảm nhiều nhất là những tổ chức tín dụng. Thực tiễn xử lý nợ cho thấy những tổ chức tín dụng phải sử dụng nhiều các giải pháp để xử lý nợ, nhưng nếu như không đem lại hiệu quả thì khởi kiện ra Toà án để thu hồi nợ sẽ là một giải pháp cuối cùng. Quá trình này thường mất rất nhiều thời gian và cả chi phí của tổ chức tín dụng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 191 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về thủ tục để giải quyết và xử lý đơn khởi kiện tranh chấp tại tòa án về giao dịch bảo đảm như sau:
Bước 1: Tòa án thông qua bộ phận tiếp nhận đơn sẽ nhận đơn khởi kiện do chính người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc người thông qua dịch vụ bưu chính, cán bộ tiếp nhận đơn sẽ thực hiện ghi vào sổ nhận đơn.
Bước 2: Trong trường hợp nhận đơn khởi kiện thông qua dịch vụ bưu chính, thì trong thời hạn là 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đơn, khi đó tòa án có thẩm quyền phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Nếu trong trường hợp tòa án nhận đơn khởi kiện thông qua hình thức trực tuyến, thì khi đó tòa án cần phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện thông qua cổng thông tin điện tử của tòa án.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đơn khởi kiện thì chánh án tòa án theo thẩm quyền của mình phải phân công thẩm phán thực hiện hoạt động xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, thời hạn này được tính kể từ ngày được phân công thì thẩm phán sẽ phải xem xét đơn khởi kiện. Nếu như quá trình xét đơn mà thấy đơn khởi kiện còn thiếu thì sẽ phải yêu cầu sửa đổi và bổ sung đơn theo quy định của pháp luật, còn nếu như xét thấy đơn khởi kiện đã đầy đủ thì có thể thực hiện thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc là thụ lý vụ án theo thủ tục rút gọn theo quy định của pháp luật nếu như vụ án đó có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Bước 4: Gọi các bên lên hòa giải, mở phiên họp cung cấp các chứng cứ, nếu như hòa giải không thành thì sẽ phải thực hiện thue tục đưa vụ việc ra xét xử theo thủ tục tố tụng dân sự. Sau khi có bản án sơ thẩm về giải quyết tranh chấp đối với giao dịch bảo đảm bảo các bên vẫn thấy quyền lợi của mình đang bị xâm phạm thì có thể thực hiện hoạt động kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bô luật Dân sự 2015
– Luật Trọng tài thương mại 2010