Quy định về khám nghiệm hiện trường? Ưu và nhược điểm của Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực?
Như chúng ta đã biết, trong các vụ án thì việc khám nghiệm hiện trường rất quan trọng bởi đó là nơi thu thập các nguồn chứng cứ và vật chứng để giải quyết vụ án, Khám nghiệm hiện trường cần được đảm bảo theo quy định của pháp luật theo các phương pháp khác nhau, Bài viết này chúng tôi xin đề cập đến các vấn đề cụ thể đó là Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực. Và dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Quy định về khám nghiệm hiện trường
1.1 Khám nghiệm hiện trường trong Bộ Luật Tố Tụng Hình sự
Khám nghiệm hiện trường được quy định cụ thể tại
1. Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
2. Trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải
Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến; có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.
3. Khi khám nghiệm hiện trường phải tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình; xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm hiện trường được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.
Trường hợp không thể xem xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.
Như chúng ta đã biết, hiện trường là nơi xuất hiện và tồn tại của vật chứng trong các vụ án, các dấu vết phản ánh tổng thể về vụ việc. chính vì những lí do đó mà hiện trường có ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập các thông tin, thu thập các loại tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc điều tra, và các công tác làm rõ vụ việc. Đối với các Hiệu quả của hoạt động điều tra bị chi phối ở mức độ đáng kể bởi kết quả khám nghiệm hiện trường, và thậm chí trong nhiều trường hợp nó mang tính chất quyết định đối với hiệu quả của hoạt động điều tra trong các trường hợp cụ thể
Như vậy, qua các quy định trên có thể xác định những việc cần làm khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, như việc phải
Ngoài ra khi khám nghiệm phải thực hiện đầy đủ theo các trình tự thủ tục do pháp luật quy định như việc tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình; xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản, điều này được hiểu đó là khi có các dấu hiệu như trên về các kết quả khám nghiệm thì phải được lập thành biên bản để ghi lại quá trình đó, biên bản trong trường hợp này rất quan trọng vì nó có thể làm bằng chứng và tài liệu khi tiến hành tố tụng theo quy định.
Thông qua hiện trường vụ án thì các cơ quan có thẩm quyên có thể nhận định, và đưa ra đánh giá tính chất của hoạt động của thủ phạm và các công cụ phạm tội, phương tiện mà thủ phạm sử dụng khi phạm tội, và thời gian trên hiện trường của thủ phạm hay các mối quan hệ giữa thủ phạm và hiện trường cũng như nhiều thông tin cần thiết khác khi khám nghiệm đã thu được
Ngoài ra, Khám nghiệm hiện trường là nguồn quan trọng trong vụ án và nhiều khi là duy nhất để phát hiện để giải quyết , thu lượm dấu vết, thu thập các tài liệu và chứng cứ, nó là điểm xuất phát quan trọng cho các hoạt động điều tra, trong các hoạt đông truy xét tiếp theo và công việc khám phá vụ án. Theo quy định của pháp luật
Tróng các vụ án Thủ phạm nào cũng sẽ tạo ra dấu vết khác nhau, nhưng muốn phát hiện được dấu vết do thủ phạm để lại ở hiện trường, điều tra không bỏ sót dấu vết và vật chứng thì cần phải căn cứ vào thực tại khách quan để có nhận định chính xác về diễn biến của vụ án và quá trình hành động của thủ phạm ở hiện trường để có thể đưa ra các chứng cứ trong quá trình xét xử đúng người đúng tội và có tính chính xác cao.
1.2. Nhiệm vụ của công tác khám nghiệm hiện trường
– Ghi nhận vị trí, trạng thái, quang cảnh chung của hiện trường
– Phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản các loại dấu vết, vật chứng liên quan đến sự việc đã xảy ra
– Lập và hoàn chỉnh các văn bản của hồ sơ khám nghiệm hiện trường
– Phát hiện những sơ hở, thiếu xót của ta mà bọn tội phạm thường lợi dụng và đề phòng các biện pháp phòng ngừa tích cực.
1.3. Về phương pháp khám nghiệm hiện trường
Về phương pháp khám nghiệm hiện trường: là cách thức tiến hành hoạt động phát hiện, thu lượm dấu vết, vật chứng để lại trên hiện trường của các vụ án hình sự. khi lựa chọn những phương pháp cụ thể để khám nghiệm các loại hiện trường khác nhau cần căn cứ vào một số yếu tố sau để xác định:
– Kết quả của quá trình quan sát hiện trường, các Đặc điểm cấu trúc của hiện trường, Tính chất của việc xảy ra, Kinh nghiệm chuyên môn và thực tế khám nghiệm hiện trường của điều tra viên và Khi khám xét hiện trường có thể sử dụng một số phương pháp sau đây:
+ Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực
+ Phương pháp khám nghiệm hiện trường dựa vào phương thức gây án đã được nhận định
+ Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo hình xoáy ốc từ ngoài vào trung tâm hoặc từ trung tâm ra ngoài
+ Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo cách cuốn chiếu
+ Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo đường song song.
2. Ưu và nhược điểm của Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực
Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực là phương pháp tiến hành chia hiện trường ra thành ô, khu vực khác nhau, sau đó tiến hành khám nghiệm từng ô, từng khu vực, tạo điều kiện tiến hành khám nghiệm một cách hệ thống tỉ mỉ, tránh để sót lọt các dấu vết, vật chứng.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với những hiện trường có cấu trúc rộng và phức tạp, ta dựa vào những điều kiện tự nhiên, sẵn có của hiện trường như tường, hàng rào, lối đi,… để phân chia cho hợp lý, thuận tiện cho việc khám nghiệm hiện trường và căn cứ vào đó để khám nghiệm dứt điểm từng khu vực.
Ưu điểm:
Đối với các Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực theo quy định của pháp luật thi sẽ được thực hiện trên toàn bộ diện tích của hiện trường, và được khám nghiệm có hệ thống tỉ mỉ, tránh bỏ sót dấu vết, có thể phát hiện được hầu hết những dấu vết, hay vật chứng và những đặc điểm dễ thấy ở hiện trường, có tác dụng trong việc điều tra, khám phá vụ án
Bên cạnh đó không nhất thiết phải là dấu vết, hay vật chứng có liên quan đến hành động phạm tội. mà khi Muốn xác định được mối liên quan này phải xem xét chúng trong mối quan hệ với nhau, và có mối quan hệ gì đối với dấu vết đã được xác định là của thủ phạm và với lời khai của nạn nhân hoặc các nhân chứng khác. và Từ đó có thể nhận định về diễn biến của sự việc và tìm ra những cơ sở khách quan để đánh giá về quá trình gây án, làm sáng tỏ và giải quyết nhanh chóng được vụ án và chính xác nhất
Nhược điểm:
Phương pháp khám nghiệm hiện trường Do cần phải nghiên cứu, và phải khám nghiệm trên toàn bộ hiện trường của vụ án nên phương pháp này thường phải sử dụng nhiều lực lượng và phương tiện để có thể thực hiện đúng theo quy định, đồng thời hiệu quả đạt được không cao trên thực tế. Có nhiều nguyên nhân như do thiếu cơ sở nhận định về quá trình gây án của thủ phạm, Theo đó nên không thể đánh giá và kết luận ngay tại chỗ về nguyên nhân và quá trình hình thành dấu vết, vật chứng về mối liên quan giữa các dấu vết, và đối với các vật chứng với nhau và với lời khai theo quy định. Từ đó thiếu cơ sở để nhận định về khả năng tồn tại của các dấu vết ẩn trong vụ án, vi vết, theo đó trong một số trường hợp thường bỏ sót những dấu vết này, và có thể gây lạc hướng điều tra, hay điều tra sai, gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giải quyết vụ án
Trên đây là nội dung chúng tôi cung cấp về vấn đề Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành