Phun thuốc diệt cỏ làm ảnh hưởng tới hoa màu của nhà hàng xóm. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Phun thuốc diệt cỏ làm ảnh hưởng tới hoa màu của nhà hàng xóm. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có thuê 1 ha để trồng mì. Kế bên đám đất tôi thuê là 5 sào đất trồng cây mướp đắng đang trong thời gian cho trái. Vừa rồi tôi có sử dụng thuốc diệt mầm trên đám đất tôi thuê. Khoảng 12 ngày sau thì đám đất 5 sài đất trồng mướp đắng kê bên đấy có dấu hiệu cháy lá, thiệt hại trên khoảng 50 triệu Bây giờ chủ đất bị thiệt hại đấy đòi kiện cáo bên tôi. Nếu bị xử phạt thì như thế nào ? Mong luật sư trả lời câu hỏi của tôi?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, cần xác định thuốc diệt mầm mà gia đình bạn đã sử dụng có phải là loại thuốc được phép sử dụng và có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hay không?
Theo đó, nếu vi phạm các quy định thì bạ có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 26 Nghị định 31/2016/NĐ-CP về vi phạm quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc;
b) Không thu gom, để đúng nơi quy định bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
b) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nội dung hướng dẫn ghi trên nhãn gây hậu quả nguy hiểm.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tiêu hủy thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.”
Thứ hai, Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tại Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
"Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó."
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có đủ các điều kiện sau:
– Yếu tố có thiệt hại xảy ra trên thực tế (thiệt hại về vật chất và tinh thần) là nền tảng cơ bản đồng thời là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
– Hành vi vi phạm đó là vi phạm những quy định của pháp luật nói chung, khi đó có thể là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật về hình sự, hành chính, kinh tế…
– Bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây thiệt hại và có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Bên gây thiệt hại phải bồi thường nhanh chóng, kịp thời và toàn bộ. Các bên không có sự thỏa thuận trước như đối với trường hợp vi phạm hợp đồng. Một số trường hợp bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, nếu pháp luật có quy định.
Thời điểm xác định trách nhiệm: Phát sinh từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
– Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.
– Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Theo như bạn trình bày, trong thời gian ở trường, thì nhà trường có trách nhiệm quản lý con bạn nên khi người trông trẻ không để ý để trẻ uống nước rửa bát là người trông trẻ đã có lỗi và đã gây ra thiệt hại vì vậy nhà trường có trách nhiệm bồi thường.
Theo đó, cần xác định rõ nguyên nhân, lý do xảy ra hiện tượng cháy lá cây của gia đình bên cạnh là do đâu? Nếu chứng minh được là do gia đình bạn sử dụng thuốc diệt mầm thì 2 bên có thể thỏa thuận. Gia đình bạn có thể phải bồi thường số tiền 50 triệu đồng do gây thiệt hại trên.