Phụ cấp thu hút đối với kế toán trường tiểu học thuộc xã đặc biệt khó khăn. Quy định về chế độ phụ cấp thu hút.
Tóm tắt câu hỏi:
Em là kế toán biên chế trường tiểu học thuộc xã đặc biệt khó khăn từ 2008 tới nay. Từ 2008-2012, phòng Giáo dục huyện chưa có biên chế kế toán nên đã trưng tập em lên phòng làm (mọi chứng từ, chế độ của người lao động em phải đảm nhận và chịu trách nhiệm như kế toán chính của PGD). Trong thời gian làm ở PGD, nhưng lương của em vẫn ăn ở trường theo QĐ biên chế và hưởng chế độ phụ cấp thu hút chứ không được hưởng thêm 1 chế độ kiêm nhiệm nào khác. Đến 2013, PGD có BC kế toán mới nhưng 1 kế toán và mới lên không đảm nhiệm hết công việc, vì vậy PGD vẫn tiếp tục trưng tập em lên PGD làm kế toán từ đó tới nay. Như vậy từ 2008 tới nay công việc kế toán của e thì làm trên PGD, nhưng lương thì hưởng ở trường theo QĐ biên chế và hưởng phụ cấp thu hút theo NĐ 116/2013. Tới T1/2016, thanh tra làm việc có xuất toán kinh phí phụ cấp thu hút từ 2013-2016 của em ( với lý do em không trực tiếp làm ở trường học). Do trong thời gian em lên phòng làm , PGD đã phải hợp đồng 1 NV kế toán khác làm nhiệm vụ của trường. Vậy việc e bị thu hồi phụ cấp thu hút có đúng không?( vì có quyết định trưng tập của PGD, theo
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 116/2010/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Nếu bạn là viên chức biệt phái theo quy định tại Điều 36 Luật viên chức năm 2010 như sau:
“Điều 36. Biệt phái viên chức
1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”
Nếu bạn lên phòng đào tạo làm việc theo quyết định biệt phái, thì bạn vẫn hưởng tiền lương cùng các quyền lợi của viên chức ở đơn vị sự nghiệp, cụ thể là tiền lương theo biên chế tại trường tiểu học và phụ cấp thu hút của bạn tại trường tiểu học. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc cho phòng đào tạo từ năm 2008 đến này là hơn 3 năm và không đảm bảo những nội dung nêu trên thì bạn sẽ không thuộc trường hợp biệt phái và không hưởng theo những nội dung nêu trên.
Có thể thấy bạn là kế toán biên chế trường tiểu học thuộc xã đặc biệt khó khăn thì bạn sẽ là đối tượng áp dụng theo Điều 2 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:
1.Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ
hợp đồng lao động , kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;…”
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khan như sau:
“Điều 4. Phụ cấp thu hút
1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có.
2. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút được quy định như sau:
a) Nếu đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”
>>> Luật sư
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian làm việc thực tế ở vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm và nếu đang công tác ở vùng này trước ngày 15/10/2011 mà Nghị định này có hiệu lực thì sẽ được hưởng lương phụ cấp thu hút từ ngày 15/20/2011. Bạn làm việc tại trường tiểu học thuộc một xã đặc biệt khó khăn từ năm 2008 thì bạn sẽ được hưởng phụ cấp thu cấp từ ngày 15/10/2011, nhưng từ năm 2008 tới nay, thực tế bạn không làm việc tại trường tiểu học mà bạn làm ở trên Phòng đào tạo thì thời gian bạn làm việc tại phòng đào tạo này thuộc một trong những trường hợp thời gian không tính hưởng phụ cấp thu hút được quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP như sau:
“ Điều 8. Hướng dẫn về thời gian không tính hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP trong các khoản thời gian như sau:
a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;
b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
2. Trường hợp nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thôi hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP kể từ ngày nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.”
Như vậy, bạn phải có căn cứ chứng minh bạnh vẫn làm việc tại trường tiều học thuộc vùng có điều kiện khó khăn thì bạn mới có thể được hưởng. Nếu không đảm bảo nội dung nêu trên, bạn sẽ không được hưởng phần phụ cấp nêu trên.