Thuỷ sản là khái niệm để chỉ các loại sản phẩm được nuôi trong môi trường thủy sản do con người phát triển, nuôi trồng, thu hoạch, các loại sản phẩm đó được sử dụng để làm thực phẩm, nguyên liệu thu hoặc để mua bán trao đổi trên thị trường. Dưới đây là quy định của pháp luật về phí thẩm định kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thủy sản có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Phí thẩm định kinh doanh có điều kiện lĩnh vực thủy sản:
Phí thẩm định kinh doanh có điều kiện lĩnh vực thủy sản hiện nay đang được thực hiện theo phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 112/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực quản lý nuôi trồng thủy sản. Cụ thể như sau:
Số thứ tự | Danh mục | Mức thu |
1 | Phí thẩm định xin cấp giấy chứng nhận vật tư trong lĩnh vực thủy sản, trong đó bao gồm thẩm định xin cấp giấy chứng nhận thức ăn thủy sản, thẩm định xin cấp giấy chứng nhận sản phẩm xử lý môi trường trong quá trình nuôi trồng thủy sản nhập khẩu. | 470.000 đồng/lần/sản phẩm |
2 | Phí thẩm định kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thủy sản, trong đó bao gồm hoạt động thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thức ăn thủy sản, thẩm định kinh doanh có điều kiện đối với các loại sản phẩm xử lý môi trường trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản tại các cơ sở sản xuất. | 5.700.000 đồng/lần |
3 | Phí thẩm định công nhận trong lĩnh vực thủy sản, phí thẩm định đình chỉ hoặc giám sát phòng kiểm nghiệm, đình chỉ hoặc giám sát các phòng thí nghiệm trong lĩnh vực thủy sản, trong đó bao gồm hoạt động thẩm định công nhận/hoạt động chỉ định hoặc giám sát các phòng thí nghiệm/phòng thử nghiệm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. | 5.700.000 đồng/lần |
Theo đó thì có thể nói, mức phí thẩm định kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thủy sản hiện nay đang được xác định là 5.700.000 đồng/lần theo Thông tư 112/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, trong đó bao gồm hoạt động thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thức ăn thủy sản, và thẩm định kinh doanh có điều kiện đối với các loại sản phẩm xử lý môi trường trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản tại các cơ sở sản xuất.
2. Cấp giấy phép nhập khẩu lĩnh vực thủy sản được thực hiện thế nào?
Hiện nay, quy trình và thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu lĩnh vực thủy sản sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017. Theo đó, thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu lĩnh vực thủy sản sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu lĩnh vực thủy sản cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu lĩnh vực thủy sản sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
- Đơn đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu lĩnh vực thủy sản theo mẫu do pháp luật quy định. Hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 05.NT phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017;
- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả các loại thuỷ sản đăng ký nhập khẩu, kèm theo bản bằng tiếng Việt, tên khoa học và tiếng anh của loại thời gian đăng ký nhập khẩu;
- Đề án nghiên cứu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ trong trường hợp nhập khẩu trong lĩnh vực thủy sản để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Các loại giấy tờ tài liệu về việc tham gia hội chợ/triển lãm, phương án xử lý loại thuỷ sản sau khi hội chợ triển lãm kết thúc đối với trường hợp thực hiện thủ tục nhập khẩu thủy sản để trưng bày tại hội chợ triển lãm.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cá nhân và tổ chức có nhu cầu nhập khẩu lĩnh vực thủy sản cần phải nộp thành phần hồ sơ tới Tổng cục thủy sản. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Tổng cục thủy sản tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tổ chức hoạt động thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép nhập khẩu cho các tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đáp ứng đầy đủ yêu cầu, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 06.NT phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017. Trong trường hợp không cấp giấy phép nhập khẩu thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng. Đồng thời, Tổng cục thủy sản sẽ thực hiện thủ tục giám sát, có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, trong bài hội chợ triển lãm thực hiện hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, khi phát hiện giống thủy sản nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường, an toàn sinh học, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn sẽ xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống xử lý và sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu. Theo đó, thành phần đoàn kiểm tra sẽ bao gồm Tổng cục thủy sản và các đơn vị chức năng có liên quan. Nội dung kiểm tra sẽ bao gồm một số vấn đề cơ bản như sau: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng và môi trường; vấn đề an toàn sinh học liên quan đến thủy sản nhập khẩu; năng lực thực thi của cơ quan chức năng tại nước xuất khẩu; điều kiện đảm bảo chất lượng, môi trường, an toàn sinh học tại cơ sở sản xuất; điều kiện đảm bảo chất lượng khi nhập khẩu thủy sản vào Việt Nam.
Sau đó, thông báo công khai kết quả kiểm tra và ra quyết định xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.
3. Điều kiện của giống thủy sản cần đáp ứng trước khi lưu thông trên thị trường:
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Luật thủy sản năm 2017 có quy định về vấn đề quản lý giống thủy sản. Theo đó, giống thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường cần phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như sau:
- Thuộc danh mục các loại thuỷ sản được phép kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam;
- Được công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy theo quy định của pháp luật;
- Có chất lượng hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng;
- Trải qua giai đoạn kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giống thuỷ sản trước khi lưu thông trên thị trường cần phải đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn là chủ thể bắt buộc cần phải tuân thủ một số trách nhiệm như sau: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống thủy sản, quy định cụ thể về thời hạn sử dụng giống thủy sản, trình lên Chính phủ để xem xét và ban hành Danh mục các loại thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, hướng dẫn kiểm tra điều kiện của các cơ sở sản xuất giống thủy sản … để bảo đảm cho quá trình xuất nhập khẩu diễn ra hiệu quả.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Thông tư 112/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực quản lý nuôi trồng thủy sản;
+ Luật Thủy sản 2017;
+ Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017;
+ Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
+ Nghị định 12/2020/NĐ-CP ngưng hiệu lực một số Điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
THAM KHẢO THÊM: