Theo quy định pháp luật hiện hành thì hủy hợp đồng công chứng là quyền của cá nhân, tổ chức khi thực hiện yêu cầu công chứng. Vậy, Phí hủy hợp đồng đã công chứng là bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Cá nhân đã ký kết hợp đồng và đã thực hiện công chứng thì có hủy được không?
Đối với những giao dịch hoặc hợp đồng mà các bên là tổ chức, cá nhân tiến hành ký kết với nhau thì việc công chứng là một trong những biện pháp bảo đảm để xác định được quyền bằng trách nhiệm của các bên. Khi văn bản được đem đi công chứng sẽ được đảm bảo về giá trị về mặt pháp lý.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng thì giá trị của văn bản công chứng được thể hiện cụ thể với các nội dung dưới đây:
– Cá nhân, tổ chức khi hoàn tất việc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hợp pháp thì văn bản công chứng sẽ có hiệu lực tính từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng;
– Cá nhân, tổ chức khi đưa hợp đồng giao dịch đến tổ chức hành nghề công chứng nếu đã hoàn tất việc này sẽ có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan; đối với trường hợp bên có nghĩa vụ nhưng không thực hiện nghĩa vụ của mình thì căn cứ trên hợp đồng đã được công chứng thì sẽ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng giao dịch có thỏa thuận khác;
– Hợp đồng giao dịch được công chứng sẽ xác định có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện ở trong hợp đồng giao dịch được công chứng sẽ không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu;
– Để hỗ trợ cho quá trình thực hiện các giao dịch hợp đồng thì những bản dịch được yêu cầu công chứng sẽ được xem xét như giá trị sử dụng là giấy tờ văn bản được dịch.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 của Điều 51 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng. đã ghi nhận về quyền được sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng giao dịch của các cá nhân, tổ chức. Theo đó, khi tiến hành công chứng nhưng có sự thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng giao dịch đã được công chứng trước đây thì hoạt động này hoàn toàn có thể được thay đổi nếu ý chí của các bên cũng có sự thay đổi. Và việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, hợp đồng giao dịch đã được công chứng được thực hiện khi có sự thỏa thuận cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng giao dịch đó.
Với quy định nêu trên hợp đồng đã công chứng hoàn toàn có thể yêu cầu hủy bỏ tuy nhiên phải đảm bảo điều kiện đó là có sự thỏa thuận bằng cam kết giữa tất cả những người đã tham gia hợp đồng giao dịch.
2. Phí hủy hợp đồng đã công chứng là bao nhiêu tiền?
Cá nhân, tổ chức khi lựa chọn công chứng hợp đồng bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đó là nộp tiền để yêu cầu công chứng. Trường hợp khi tiến hành hủy hợp đồng công chứng cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc nộp phí để thanh toán công việc này đối với văn phòng tổ chức hành lý công chứng. Theo Điều 4 của Thông tư 257/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 111/2017/NĐ-CP thì mức thu, chế độ thu, nộp quản lý sử dụng phí công chứng được ghi nhận như sau:
– Mức thu phí công chứng đã được ghi nhận tại Thông tư này sẽ áp dụng cho toàn bộ tổ chức công chứng và văn phòng công chứng hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp đơn vị thu phí là văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định đã được ghi nhận trong thông tư này bao gồm tất cả những khoản thuế giá trị gia tăng theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề này; – Khi tiến hành công chứng hợp đồng giao dịch thì mức thu phí sẽ được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng giao dịch:
+ Hiện nay, mức thu phí công chứng các hợp đồng giao dịch được tính tùy thuộc trên mục đích hoặc từng loại việc cụ thể khác nhau. Ví dụ như công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì mức thu sẽ là 40.000 đồng còn đối với công chứng hợp đồng bảo lãnh,
+ Cũng trong quy định tại mức thu phí, lệ phí thì đối với yêu cầu hủy bỏ hợp đồng giao dịch thì mức thu đối với tổ chức hành nghề công chứng đó là 25.000 đồng.
Ngoài ra, người yêu cầu công chứng có thể sẽ phải nộp thù lao công chứng theo thỏa thuận đối với tổ chức hành nghề công chứng ví dụ như việc soạn thảo hồ sơ hoặc việc in ấn các loại giấy tờ, phí ký hồ sơ nếu diễn ra bên ngoài trụ sở chính. Hiện nay, thù lao công chứng đối với từng tổ chức hành nghề công chứng có sự chênh lệch khác nhau tùy thuộc vào trụ sở chính đặt tại tỉnh thành nào. Thường thù lao công chứng sẽ được tổ chức hành nghề công chứng niêm yết công khai tại trụ sở chính của mình. Và mức thù lao cũng sẽ không được vượt quá mức trần quy định mà Ủy ban nhân dân cấp cấp tỉnh đã ban hành.
Như vậy, để có thể hủy bỏ hợp đồng công chứng thì cá nhân, tổ chức sẽ phải nộp phí công chứng hủy bỏ hợp đồng giao dịch là 25.000 đồng/1 trường hợp. Ngoài ra, tùy thuộc vào tổ chức hành nghề công chứng thì cá nhân, tổ chức sẽ phải chi trả thêm những khoản chi phí khác nằm trong khuôn khổ điều chỉnh của quy định Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Làm gì đã tiến hành hủy hợp đồng đã công chứng:
Theo quy định tại Điều 51 của Văn bản hợp nhất số 07/VBHN/VPQH 2018 Luật công chứng cá nhân nếu có mong muốn hủy bỏ hợp đồng đã được công chứng trước đây thì phải đảm bảo sự thỏa thuận bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng đó và hiện nay để hoàn tất việc hủy hợp đồng sẽ được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã tiến hành công chứng hợp đồng trước đó.
– Hồ sơ để yêu cầu hủy hợp đồng đã công chứng bao gồm các giấy tờ như sau:
+ Cần chuẩn bị phiếu yêu cầu công chứng thể hiện rõ nội dung yêu cầu hủy hợp đồng đã công chứng;
+ Nộp
+ Chuẩn bị hợp đồng đã công được công chứng trước đây bao gồm tất cả các bạn hợp đồng mà công chứng viên đã trao trả cho người yêu cầu công chứng;
+ Những giấy tờ tùy thân của người yêu có công chứng như căn cước công dân hoặc hộ chiếu vẫn còn thời hạn sử dụng.
– Hồ sơ sau khi đã chuẩn bị một cách đầy đủ và hợp lệ thì thời gian giải quyết thủ tục hủy bỏ hợp đồng đã công chứng là trong vòng 2 ngày làm việc; còn trong trường hợp hợp đồng phức tạp công chứng viên cần xác định xác minh lại nội dung thì thời gian có thể kéo dài tối đa không quá 10 ngày.
Khi tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu hủy bỏ hợp đồng thì các công việc mà công chứng viên phải thực hiện đó là trao đổi các thông tin của người yêu cầu công chứng về yêu cầu hủy bỏ hợp đồng; cùng với đó phải kiểm tra đầy đủ và kỹ các nội dung trong hồ sơ giấy tờ đảm bảo tính chính xác hợp đồng đã ký trước đó. Những nội dung mà các bên thỏa thuận bằng văn bản hủy bỏ cũng phải được kiểm tra kỹ về mặt hình thức và nội dung; giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi đã tiến hành ký văn bản hủy bỏ hợp đồng.
Việc hủy bỏ hợp đồng đã công chứng cũng phải có người làm chứng và phải ghi lời chứng, ký tên đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản hủy bỏ công chứng. Để tránh trường hợp diễn ra khiếu nại đối với hành vi này thì phải ghi vào sổ công chứng hoạt động đã yêu cầu hủy hợp đồng của người yêu cầu. Người yêu cầu công chứng phải hoàn tất nghĩa vụ của mình trong việc nộp lệ phí và bắt buộc phải trả bản gốc văn bản hủy hợp đồng do người yêu cầu công chứng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng;
– Thông tư