Phí bảo vệ môi trường khi sử dụng nước sinh hoạt là một trong những loại phí bảo vệ môi trường mà người sử dụng nước sinh hoạt phải nộp hàng tháng. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các quy định của pháp luật hiện hành về loại phí này:
Mục lục bài viết
- 1 1. Phí bảo vệ môi trường phải đóng khi sử dụng nước sinh hoạt:
- 2 2. Các đối tượng phải chịu phí bảo vệ môi trường khi sử dụng nước sinh hoạt:
- 3 3. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thu phí bảo vệ môi trường khi sử dụng nước sinh hoạt:
- 4 4. Người nào phải nộp phí bảo vệ môi trường khi sử dụng nước thải?
1. Phí bảo vệ môi trường phải đóng khi sử dụng nước sinh hoạt:
Chị Thanh ở Nha Trang có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn giải đáp qua tổng đài
Cảm ơn chị Thanh đã tin tưởng và gọi điện đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi về câu hỏi của chị chúng tôi xin giải đáp như sau:
1.1. Phí bảo vệ môi trường là gì?
Các văn bản luật hay văn bản dưới luật hiện nay vẫn chưa có quy định định nghĩa phí bảo vệ môi trường là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu theo cách hiểu thông thường phí bảo vệ môi trường là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức có hành vi xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp. Đây là khoản thu bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức được hưởng một lợi ích hoặc sử dụng một dịch vụ môi trường nào đó.
Mục đích của việc thu khoản phí này là nhằm bù đắp các khoản chi phí cho các hoạt động bảo vệ, bảo dưỡng và xây dựng môi trường. Bên cạnh đó thực hiện chức năng tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế. Qua đó làm thay đổi nhận thức và hành vi của người gây ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa việc xả thải ra môi trường đối với các chất ô nhiễm có thể xử lý được và có thêm nguồn kinh phí để chi trả cho các hoạt động cải thiện môi trường.
1.2. Mức phí bảo vệ môi trường phải đóng khi sử dụng nước thải sinh hoạt:
Căn cứ Điều 6 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo đó:
Mức phí bảo vệ môi trường là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch mà chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng đối với nước thải sinh hoạt.
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí trong trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn.
Như vậy, mức phí bảo vệ môi trường khi sử dụng nước thải sinh hoạt có mức là 10% trên giá bán 1m3 nước sạch mà không bao gồm thuế giá trị gia tăng, ngoài ra trong một số trường hợp cần áp dụng mức phí bảo vệ môi trường cao hơn sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Do đó, nếu trường hợp của gia đình chị Thanh không thuộc đối tượng áp dụng mức phí cao hơn thì sẽ phải nộp phí bảo vệ môi trường khi sử dụng nước sinh hoạt là 10% trên giá bán 1 m3 nước sạch.
1.3. Cách xác định mức phí bảo vệ môi trường phải đóng khi sử dụng nước thải sinh hoạt:
Căn cứ Điều 7 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về cách xác định số phí phải nộp đối với nước thải sinh hoạt, theo đó:
Số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:
Số phí phải nộp (đồng) = Số lượng nước sạch sử dụng (đơn vị m3) x Giá bán nước sạch (đồng/m3) x Mức thu phí
Trong đó:
– Số lượng nước sạch sử dụng được tính theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí. Trường hợp tự khai thác nước, số lượng nước sạch sử dụng xác định căn cứ vào quy mô hoạt động, dịch vụ, kinh doanh hoặc giấy phép khai thác nước dưới đất, nước mặt do cá nhân kinh doanh, tổ chức, hộ kinh doanh tự tiến hành kê khai và được thẩm định bởi Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
– Giá bán nước sạch là giá bán nước mà chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng của tổ chức cung cấp nước sạch được áp dụng trên địa bàn đó.
– Mức thu phí là 10% hoặc trường hợp mức cao hơn sẽ dựa theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Các đối tượng phải chịu phí bảo vệ môi trường khi sử dụng nước sinh hoạt:
Căn cứ khoản 1, 3 Điều 2 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường là nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Theo đó, các đối tượng phải chịu phí bảo vệ môi trường khi sử dụng nước sinh hoạt là nước thải sinh hoạt từ hoạt động của:
– Các hộ gia đình, cá nhân;
– Các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác (bao gồm cả văn phòng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức này,trụ sở điều hành, chi nhánh) trừ các cơ sở chế biến, cơ sở sản xuất thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức này;
– Cơ sở: sửa chữa ô tô, xe máy; rửa ô tô, xe máy;
– Các cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; nhà hàng, khách sạn;
– Cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 53/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 53/2020/NĐ-CP các đối tượng dưới đây sẽ được miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp sau:
– Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện.
– Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra.
– Nước thải sinh hoạt của:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã;
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch;
+ Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác nước sử dụng.
– Nước làm mát (theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường) không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng.
– Nước thải từ nước mưa tự nhiên chảy tràn.
– Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy sản của ngư dân.
– Nước thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị (theo quy định tại
3. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thu phí bảo vệ môi trường khi sử dụng nước sinh hoạt:
Căn cứ khoản 2,3 Điều 3 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:
– Đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sẽ do tổ chức cấp nước sạch cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đó thu phí bảo vệ môi trường.
– Trường hợp nước thải sinh hoạt của các cá nhân kinh doanh, tổ chức, hộ kinh doanh, trên địa bàn tự khai thác nước để sử dụng sẽ do Ủy ban nhân dân phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường.
Như vậy, tùy thuộc vào nguồn cung cấp nước sạch là do tổ chức cấp nước sạch cung cấp hay do chính người sử dụng tự mình khai thác nguồn nước sạch thì sẽ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhau trực tiếp thu khoản phí bảo vệ môi trường khi sử dụng nước sinh hoạt.
4. Người nào phải nộp phí bảo vệ môi trường khi sử dụng nước thải?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về người nộp phí bao gồm:
– Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thải nước thải quy định tại Điều 2 Nghị định này.
– Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định tại Nghị định này trong trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải cho đơn vị vận hành, quản lý hệ thống xử lý nước thải tập trung theo cơ chế giá dịch vụ (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định này).
– Chủ cơ sở phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (mà không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt) trong trường hợp các cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này sử dụng nguồn nước sạch từ tổ chức cung cấp nước sạch cho hoạt động sản xuất, chế biến.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 53/2020/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
–