Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải chịu trách nhiệm phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai.
Điều 266
Trường hợp lỗi cố ý, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
Trường hợp lỗi vô ý, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải trả tiền phạt cho khách hàng với mức phạt do các bên thỏa thuận nhưng không quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
1. Phạt vi phạm do chứng thư giám định có kết quả sai
Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005, phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi trong hợp đồng có thỏa thuận về việc áp dụng hình thức chế tài này trừ một số trường hợp miễn trách nhiệm được quy định tại Điều 294 Luật Thương mại năm 2005. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng”. Như vậy, việc áp dụng chế tài phạt vi phạm trong trường hợp lỗi vô ý được hiểu là cần hay không cần sự thỏa thuận trước của các bên trong hợp đồng.
Trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, điều kiện để áp dụng chế tài phạt vi phạm dù được giải thích là cần hay không cần yếu tố có thỏa thuận trước về việc áp dụng chế tài này đều không thỏa đáng. Nếu không cần sự thoả thuận trước (áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 thay vì Điều 300 Luật Thương mại năm 2005), nguyên tắc chung về điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 cần ghi nhận trường hợp ngoại lệ. Sự thừa nhận này tạo tính thống nhất, đồng bộ trong quy định của pháp luật. Ngược lại, nếu lý giải cần có sự thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm, quy định tại khoản 1 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 không đảm bảo được điều kiện này. Nội dung quy định thể hiện tại khoản 1 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 sẽ khiến nhiều chủ thể cho rằng, việc thỏa thuận trước về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm là không cần thiết. Khi vi phạm xảy ra, việc các bên thỏa thuận được vấn đề phạt vi phạm, thống nhất được mức phạt khi hợp đồng không quy định là rất khó khăn. Như vậy, nếu các bên không có thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm, có khả năng thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định sẽ không phải chịu một trách nhiệm vật chất nào trong trường hợp vi phạm pháp luật về kinh doanh dịch vụ giám định do lỗi vô ý.
Trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý, khoản 2 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trường hợp này, chế tài phạt vi phạm có được áp dụng theo nguyên tắc chung được quy định tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 không? Nếu vận dụng Điều 300 Luật Thương mại năm 2005, chế tài phạt vi phạm vẫn được áp dụng đồng thời với chế tài bồi thường thiệt hại khi các bên có thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm thì mức phạt vi phạm được giới hạn ở mức nào? Cụ thể, mức phạt vi phạm bị khống chế không quá 10 (mười) lần phí dịch vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 266 hay không quá 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 trong khi khoản 1 Điều 266 quy định cho trường hợp vi phạm do lỗi vô ý. Ngược lại, nếu vận dụng Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 trong trường hợp lỗi cố ý thì Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 cũng cần được vận dụng trong trường hợp lỗi vô ý để tạo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật giám định thương mại.
Trên thực tế, chế tài phạt vi phạm chỉ có thể được áp dụng khi các bên có thỏa thuận trước trong hợp đồng. Mức phạt vi phạm trong trường hợp vi phạm do lỗi vô ý cũng như trường hợp vi phạm do lỗi cố ý đều bị khống chế không quá 10 (mười) lần phí giám định.
Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005, yếu tố lỗi không là một trong những căn cứ để xác định phạt vi phạm. Tuy nhiên, Điều luật này đưa ra các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Như vậy, giống như pháp luật của nhiều nước trên thế giới, pháp luật thương mại Việt Nam tránh sử dụng khái niệm “lỗi” như một căn cứ để xác định trách nhiệm của bên không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Thay vì sử dụng khái niệm này, pháp luật thương mại đưa ra căn cứ miễn trừ trách nhiệm, theo đó, bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng bị coi là có lỗi và phải chịu phạt vi phạm nếu không chứng minh được việc vi phạm hợp đồng là do trường hợp bất khả kháng hay trường hợp được miễn trách nhiệm theo thỏa thuận của các bên hoặc theo luật quy định. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy rằng, sau một thời gian đổi mới, chế định hợp đồng nước ta đã và đang bắt đầu vượt qua các thói quen và cách tư duy truyền thống để nhanh chóng hòa nhập vào quá trình toàn cầu hóa hiện nay.
2. Bồi thường thiệt hại đối với chứng thư giám định có kết quả sai
Theo quy định tại Điều 254 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
“Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”.
Giám định thương mại là hoạt động của bên thứ ba nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Không chỉ góp phần hạn chế rủi ro kinh doanh, “giám định” còn góp phần giúp các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhằm bảo đảm một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Điều 260
Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu.
Chứng thư giám định phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giám định viên và phải được đóng dấu nghiệp vụ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
Chứng thư giám dịnh chỉ có giá trị đối với những nội dung được giám định.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả và kết luận trong Chứng thư giám định.
Với ý nghĩa và vai trò của chứng thư giám định đã nêu ở trên thì trong quá trình giám định trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai thì sẽ phải bồi thường, phạt vi phạm như sau:
Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai
Điều 266 Luật thương mại 2005 có quy định về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai.
Điều 266. Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai
1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
3. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
Theo quy định trên thì thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải chịu trách nhiệm phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai. Theo đó, yếu tố lỗi được xem xét để xác định chế tài áp dụng. Trách nhiệm vật chất của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định được phân biệt trong trường hợp lỗi vô ý và trường hợp lỗi cố ý như sau:
Thứ nhất, trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
Trong quá trình giám định chứng thư mà giám định viên giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải chịu trách nhiệm trước hành vi vi phạm của mình. Mức phạt thì bên thuê giám định và bên giám định có thể thỏa thuận được với nhau, tuy nhiên mức thỏa thuận này không được vi phạm pháp luật cụ thể không được quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
Thứ hai, trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
Khi tham gia giam định mà thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cố ý đưa ra kết quả sai thì giám định viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình gây ra.
Thứ ba, khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
Điều 300 Luật Thương Mại năm 2005 quy định, phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi trong hợp đồng có thỏa thuận về việc áp dụng hình thức chế tài này trừ một số trường hợp miễn trách nhiệm như sau:
Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.