Phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo cho việc duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Pháp luật và chính sách về cạnh tranh là một trong những bộ phận quan trọng của nền tảng pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường. Trong đó có không ít những hành vi hạn chế cạnh tranh nhằm tối đa hoá lợi nhuận độc quyền thậm chí là loại bỏ những đối thủ cạnh tranh khác và những trường hợp có những hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Vậy đối với những trường hợp này thì cần phải giải quyết và xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh”
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
+ Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
– Khi có những hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì sẽ có những hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Theo đó, pháp luật quy định về các hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh bao gồm những hình thức như sau: phạt tiền hoặc cảnh cáo, và tùy thuộc vào từng tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì pháp luật còn quy định về những hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng; tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương.
– Sở dĩ pháp luật quy định về những hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh là nhằm ngăn chặn kịp thời cũng như có những biện pháp khắc phục hậu quả kịp thời đối với những hành vi phạm này. Chính vì thế pháp luật cũng quy định về những biện pháp khắc phục hậu quả đối với những hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, đó là những biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc cải chính công khai, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm, buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh, buộc chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế, buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập, doanh nghiệp mua lại, doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế, buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng, buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở, buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Bên cạnh những biện pháp khắc phục hậu quả do những hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh đã nêu ở trên thì tại Điều 111 Luật cạnh tranh 2018 và Tại Điều 3 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh quy định về phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Theo đó:
+ Đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong
+ Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau.
+ Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định.
+ Đối với doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm thì mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp.
+ Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
+ Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật sẽ là 200.000.000 đồng.
+ Đối với những hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức thì mức phạt tối đa là mức phạt theo quy định của pháp luật.
+ Mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng được áp dụng đối với trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật thì được xác định bằng 0 (không).
+ Đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức, mức phạt tiền tối đa được áp dụng theo quy định của pháp luật.
+ Đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh thì mức là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
+ Trong trường hợp có hành vi vi phạm mà nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
+ Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt xác định theo quy định tại khoản này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt.
Nhìn chung các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây ra tác động tiêu cực tới thị trưởng và ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp và người tiêu dùng do đó, các hành vi này cần phải được xử lý bằng một hệ thống chế tài nghiêm khắc của pháp luật Quy định pháp luật về xử lý hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh mang tính răn đe đối với các chủ thể vi phạm, vừa giúp bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh từ đó tạo động lực cho phát triển kinh tế. Xuất phát từ hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây ra đối với các chủ thể trên thị trường, tác động đến môi trường cạnh tranh và sự phát triển kinh tế và tác động đến đối thủ cạnh tranh, bên cạnh đó những hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn ảnh hưởng đế người tiêu dùng.
Trong một nền kinh tế, luôn có các doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ khác nhau, trong đó doanh nghiệp lớn luôn có xu hướng hạn chế cạnh tranh trên thị trường Khi đã có quyền lực thị trường trong tay, doanh nghiệp sẽ tìm cách thu lợi nhuận độc quyền bằng cách tăng giá của sản phẩm. Khi đó những quy luật cơ bản của thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị sẽ bị làm sai lệch. Do đó để bảo vệ thị trường Nhà nước cần ban hành pháp luật cạnh tranh để điều tiết cạnh tranh trên thị trưởng“ Như vậy luật cạnh tranh giúp bảo vệ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đồng thời thúc đẩy quá trình cạnh tranh tạo môi trường cạnh tranh công bằng và là động lực phát triển kinh tế. Những hành vi làm giảm, sai lệch cản trở cạnh tranh trên thị trường cần phải bị nghiêm cấm nhằm tạo ra môi trường tự do cạnh tranh, tự do phát triển Bên cạnh đó, những hành vi như thỏa thuận hạn chế công nghệ, hạn chế đầu tư hay lạm dụng vị trí thống lĩnh vị trí độc quyền để giới hạn thị trường .. là những hành vi làm suy giảm nghiêm trọng sự phát triển công nghệ, phát triển kinh tế. Những hành vi như vậy cần phải bị nghiêm cấm và đặt ra các quy định pháp luật xử lý nghiêm khắc.
Nhưng đối thủ cạnh tranh lớn sẽ không thể dựa vào vị trí thống lĩnh hay vị trí độc quyển của mình để dễ dàng loại bỏ hết các đối thủ cạnh tranh tiềm năng trên thị trường. Bởi hành vi loại bỏ đối thủ cạnh tranh nhằm duy trì vị thế trên thị trường là một trong những hành vi tuyệt đối nghiêm cấm và có chế tài xử lý nghiêm khắc. Tương tự đối với các nhóm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhằm ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới hoặc thỏa thuận loại bỏ các doanh nghiệp ra khỏi thị trường cũng có thể làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác trên thị trưởng Những doanh nghiệp này cần được bảo vệ như các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Như vậy, thông qua việc bảo vệ các đối thủ cạnh tranh pháp luật cạnh tranh sẽ giúp duy trì được quá trình cạnh tranh trên thị trường Hay nói cách khác là duy trì môi trường cạnh tranh binh đẳng trung thực, lành mạnh.