Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều đồng bằng châu thổ lớn và có nhiều núi lan ra sát biển. Có rất nhiều núi lửa và đảo là đặc điểm địa hình của Đông Nam Á hải đảo. Sau đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc tham khảo bài viết Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
Mục lục bài viết
1. Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
A. Có rất nhiều núi lửa và đảo
B. Nhiều đồng bằng châu thổ
C. Địa hình bị chia cắt mạnh
D. Nhiều nơi núi lan ra sát biển
Đáp án cần chọn là đáp án A
Đặc điểm của Đông Nam Á lục địa là địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều đồng bằng châu thổ lớn và có nhiều nơi núi lan ra sát biển. Có rất nhiều núi lửa và đảo là đặc điểm của địa hình Đông Nam Á hải đảo => Đáp án B, C, D đúng
2. Đặc điểm của Đông Nam Á lục địa:
Đông Nam Á là khu vực đa dạng địa hình với nhiều đồng bằng và châu thổ. Phạm vi lãnh thổ:
– Diện tích: 4,5 triệu km2
– Gồm 11 quốc gia, chia thành hai khu vực:
+ Đông Nam Á lục địa: Cam – pu – chia, Lào, Mi – an – ma, Thái Lan, Việt Nam.
+ Đông Nam Á hải đảo: Bru – nây, Đông Ti mo, Indonesia, Malaysia,, Philipines, Singapore.
– Có vùng biển rộng lớn thuộc các biển như biển Đông, biển Xu – la- ve- di, biển Ban – da,…
* Vị trí địa lý:
– Nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu (khoảng vị độ 28oB đến 10oN)
– Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á
– Tiếp giáp:
+ Phía bắc: khu vực Đông Á
+ Phía tây: Nam Á và Vịnh Ben – gan
+ Phía đông: Thái Bình Dương
+ Phía nam: Ô – xtay – li -a và Ấn Độ Dương
–> Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô – xtay- li – a. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
– Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua và là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn trên thế giới.
* Ảnh hưởng:
– Thuận lợi:
+ Tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ động – thực vật, khoáng sản….
+ Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển
+ Tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng văn hóa, xã hội của khu vực
– Khó khăn:
+ Chịu nhiều thiên tai
+ Là nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới
– Đồng bằng và châu thổ được hình thành do sự tương tác giữa sông ngòi, dòng chảy nước và sự đa dạng trong suốt hàng triệu năm. Dưới đây là một số ví dụ về các Đồng bằng và châu thổ nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á:
+ Đồng bằng sông Hồng là một trong những đồng bằng lớn và quan trọng nhất tại Việt Nam. Nó nằm ở phía Bắc của đất nước và là khu vực có sự chảy qua của sông Hồng, một trong những con sông quan trọng nhất tại Việt Nam. Đây là một số thông tin về đồng bằng sông Hồng. Đồng bằng sông Hồng bao gồm một loạt các tỉnh và thành phố ở phía Bắc Việt Nam, chẳng hạn như Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình. Nông nghiệp thì đồng bằng này có đất đai phù sa màu mỡ, rất thích hợp cho nông nghiệp. Đây là khu vực sản xuất lúa, mía, hạt điều và nhiều loại cây trồng quan trọng khác của Việt Nam. Văn hóa và lịch sử: Đồng bằng sông Hồng có nhiều di sản văn hóa và lịch sử quan trọng, bao gồm các di tích lịch sử và kiến trúc cổ điển như Văn Miếu Quốc Tử Giam, các lâu đài cổ như Lâu đài Thành Nam ở Ninh Bình, Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên.
– Phần đất liền:
+ Các dãy núi nối tiếp dãy Himalaya chạy theo hướng Bắc – Nam và Tây Bắc – Đông Nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xẻ mạnh.
+ Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu sông.
– Phần hải đảo:
+ Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.
– Vùng có nhiều tài nguyên như quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu mỏ,…
– Khí hậu: mamg tính chất gió mùa.
+ Mùa hạ: gió tây nam nồm ẩm, mang mưa nhiều cho khu vực
+ Mùa đông: gió có tính chất lạnh, khô
– Vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão nhiệt đới, gây thiệt hại lớn về người và tài sản
+ Phần đất liền: có một số sông lớn như sông Mê kong, sông Hồng, sông Mê Nam,…
+ Phần hải đảo có nhiều sông nhỏ, ngắn và dốc
– Cảnh quan:
+ Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa vạn cây bụi
+ Giao thông và kinh tế: Khu vực này có vị trí chiến lược và có mạng lưới giao thông sông và đường bộ phát triển. Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, nằm ở đồng bằng sông Hồng và đóng vai trò quan trọng trong kinh tế cả nước.
+ Môi trường: Tuy nhiê, đồng bằng sông Hồng cũng đối mặt với các thách thức về môi trường, chẳng hạn như ô nhiễm môi trường do công nghiệp và nông nghiệp cũng như nguy cơ ngập lụt trong mùa mưa lớn do sự biến đổi khí hậu và động cơ nhân tạo
* Đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là Đồng bằng Mekong, là một trong những đồng bằng lớn và quan trọng nhất tại Đông Nam Á. Nó nằm phía nam của lục địa Đông Nam Á và bao gồm một hệ thống phức tạp của các sông, con kênh và đầm lầy. Đây là một số thông tin cơ bản về Đồng bằng sông Cửu Long. Địa lý bao gồm các tỉnh và thành phố ở Việt Nam như Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp và nhiều khu vực ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Miến Điện. Đây là khu vực có mật độ dân số cao và nhiều thành phố lớn.
3. Bài tập trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý đó ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội của khu vực này như thế nào?
– Trả lời:
*Phạm vi lãnh thổ:
– Diện tích: 4,5 triệu km2
– Gồm 11 quốc gia, chia thành hai khu vực:
+ Đông Nam Á lục địa: Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Việt Nam
+ Đông Nam Á hải đảo: Brunay, Đông ti mo, Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore.
– Có vùng biển rộng lớn thuộc các biển như Biển Đông, Biển Xulavedi, biển Ban da,…
* Vị trí địa lý:
– Nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu ( khoảng vĩ độ 28oB đến 10oN)
– Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á
– Tiếp giáp:
+ Phía Bắc: khu vực Đông Á
+ Phía Tây: Nam Á và vịnh Ben – gan
+ Phía Đông: Thái Bình Dương
+ Phía nam: Ô xtay li a và Ấn Độ Dương
–> Là cầu nối giữa hai lục địa Á- Âu và lục địa Ô xtay li a. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
– Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua và là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn trên thế giới.
* Ảnh hưởng:
– Thuận lợi:
+ Tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ động – thực vật, khoáng sản….
+ Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển
+ Tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng văn hóa, xã hội của khu vực
– Khó khăn:
+ Chịu nhiều thiên tai
+ Là nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới
Câu 2: Nêu những nét đặc trưng về địa hình, đất đai của khu vực Đông Nam Á kèm ví dụ. Địa hình đã mang lại những thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực?
Trả lời:
* Địa hình Đông Nam Á có địa hình đa dạng như địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển:
– Địa hình đồi núi: có sự khác nhau giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo
+ Địa hình Đông Nam Á lục địa bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi theo hướng Tây Bắc, Đông Nam hoặc theo hướng Bắc Nam như dãy Trường Sơn, dãy A ra can,… Xen kẽ các dãy núi là các cao nguyên như cao nguyên San, cao nguyên Xiêng Khoảng,…
+ Địa hình Đông Nam Á biển đảo: gồm nhiều quần đảo hàng vạn đảo lớn nhỏ, nhiều đảo có núi lửa hoạt động. Các đảo có diện tích lớn trong khu vực: đảo Calimantan, đảo Xumatra, đảo Niu Ghine,…
– Địa hình đồng bằng:
+ bao gồm các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
+ Các đồng bằng châu thổ có diện tích lướn như đồng bằng sông Mê kong, đồng bằng Mê Nam….
– Địa hình bờ biển khá đa dạng với nhiều vùng vịnh cồn cát, đầm lầy bãi biển…
* Đất đai khu vực Đông Nam Á có hai loại đất chính:
+ Đất feralit phân bổ ở khu vực đồi núi
+ Đất phù sa phân bố ở khu vực đồng bằng
* Ảnh hưởng:
– Thuận lợi:
+ Khu vực đồi núi: có nhiều cảnh quan đẹp và đất feralit.. thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, phát triển lâm nghiệp, du lịch,…
+ Khu vực đồng bằng: với đất phù sa màu mỡ, có nhiều điều kiện thuận lợi nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Đây cũng là nơi thuận lợi để định cư, tiến hành các hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
– Khó khăn:
+ Khu vực đồi núi: Đặc điểm địa hình gây khó khăn cho phát triển giao thông, định cư. Trong quá trình canh tác cần lưu ý vấn đề xói mòn, sạt lở đất.
+ Khu vực đồng bằng do khu vực đồng bằng thấp nên dễ gây ngập lụt, xâm nhập mặn.
THAM KHẢO THÊM: