Pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động? Biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của người lao động?
Luật sư
Mục lục bài viết
- 1 1. Pháp luật bảo vệ quyền nhân thân của người lao động:
- 1.1 1.1. Pháp luật về bảo vệ sức khỏe của người lao động:
- 1.2 1.2. Pháp luật hiện hành về bảo vệ tính mạng của người lao động:
- 1.3 1.3. Pháp luật lao động hiện hành về bảo vệ danh dự nhân phẩm, uy tín của người lao động:
- 1.4 1.4. Pháp luật lao động hiện hành về bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
- 2 2. Biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của người lao động:
1. Pháp luật bảo vệ quyền nhân thân của người lao động:
1.1. Pháp luật về bảo vệ sức khỏe của người lao động:
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Việc bảo vệ sức khỏe của người lao động là một vấn đề vô cùng cấp thiết đối với người lao động hiện nay. Một trong các quy định liên quan đến bảo vệ sức khỏe người lao động đó là các quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi bởi “Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được xem xét như là một chế định của luật lao động, thể hiện nguyên tắc bảo vệ người lao động” .
1.2. Pháp luật hiện hành về bảo vệ tính mạng của người lao động:
Trang Điểm b Khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động rằng: “Được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động”. Không những vậy mà trong Bộ luật lao động năm 2019 cũng đã dành ra một chương riêng về việc an toàn, vệ sinh lao động đó chính là Chương IX và người sử dụng lao động cũng phải tuân thủ Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015.
1.3. Pháp luật lao động hiện hành về bảo vệ danh dự nhân phẩm, uy tín của người lao động:
Mỗi một cá nhân đều có những phẩm chất và uy tín, danh dự riêng, những danh dự, phẩm chất và uy tín này là những giá trị riêng và nó gắn liền với mỗi một con người. Những giá trị này có thể là những sự thừa nhận về mặt phẩm giá , đạo đức, nhân cách của một con người do chính xã hội nhìn nhận. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của một cá nhân là một trong các quyền cơ bản của con người và không ai có thể xâm phạm đến quyền này. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của một cá nhân được quy định rất rõ ràng tại điều 34 bộ luật dân sự năm 2015.
1.4. Pháp luật lao động hiện hành về bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
Khi người lao động tham gia vào mối quan hệ lao động thì thường khi ký kết hợp đồng lao động hoặc trong quá trình phỏng vấn người lao động phải cung cấp các thông tin về nhân thân, hoàn cảnh gia đình, quá trình lao động và cả quá trình học tập nộp kèm theo khi phỏng vấn. Ngoài ra khi đi phỏng vấn xin việc thì tùy theo yêu cầu của người sử dụng lao động thì người lao động còn phải nộp kèm theo các văn bằng chứng chỉ để chứng minh năng lực và học lực của bản thân. Do đó việc bảo vệ bí mật cá nhân và bí mật gia đình là điều quan trọng. Trong điều 17 bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động.
2. Biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của người lao động:
2.1. Biện pháp pháp lý:
Theo Bộ Luật lao động thì hệ thống thanh tra tập trung vào ba lĩnh vực chính sau: đó là điều kiện làm việc, an toàn lao động và vệ sinh lao động. Hệ thống thanh tra lao động có chức năng thanh tra các đối tượng sau đây:
– Các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế;
– Doanh nghiệp sản xuất là hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
– Các hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
– Các cơ quan hành chính, tổ chức, đơn vị sản xuất và dịch vụ kinh doanh trực thuộc các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác.
2.2. Biện pháp xã hội:
Trong mối quan hệ lao động thường chỉ có hai bên là người sử dụng lao động và người lao động. Do bên người lao động luôn ở trong vị thế yếu hơn nên cần có những tổ chức đứng ra bảo vệ cho những người lao động. Từ lý do đó mà tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được thành lập. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được Bộ luật lao động năm 2019 định nghĩa như sau: “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động.
2.3. Biện pháp kinh tế:
Biện pháp kinh tế để bảo vệ quyền nhân thân của người lao động có thể kể đến trong tình hình kinh tế hiện nay đó chính là biện pháp bồi thường thiệt hại đối với người sử dụng lao động vi phạm các quyền và nghĩa vụ liên quan đến bảo vệ quyền nhân thân của người lao động
Kết luận: Vấn đề về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động được quy định khá cụ thể trong Bộ Luật lao động và các văn bản liên quan. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định khá nhiều về việc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động.
Thứ nhất là thực trạng pháp luật lao động hiện hành về bảo vệ sức khỏe của người lao động.
Thứ hai là thực trạng pháp luật lao động hiện hành về bảo vệ tính mạng của người lao động, Bộ luật lao động năm 2019 đã đưa ra các quy định khá rõ ràng về việc đảm bảo các quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Vấn đề bảo vệ tính mạng của người lao động rất được chú trọng ngoài Bộ luật lao động năm 2019 còn có liên quan Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015.
Thứ ba là thực trạng pháp luật lao động hiện hành về bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người lao động. Trong các văn bản hiện hành thì chỉ nói chung lên được khái niệm cơ bản thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín nhưng chưa đưa ra được định nghĩa các hành vi thế nào thì được coi là xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, trong đó còn có khái niệm mới về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Ngoài ra hiện nay trong Bộ luật lao động cũng chỉ đưa ra quy định về những hành vi bị cấm trong khi tham gia vào mối quan hệ lao động cũng chưa đưa ra được các văn bản liên quan để thực hiện bảo vệ một cách tốt nhất cho người lao động khỏi những hành vi bị cấm.
Thứ tư là thực trạng pháp luật lao động hiện hành về bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Việc bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình vẫn chưa có nhiều quy định về vấn đề này trong pháp luật lao động.
Thứ năm là thực trạng pháp luật lao động hiện hành về biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của người lao động. Trong thực trạng pháp luật lao động hiện hành về biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của người lao động thì bao gồm các biện pháp như: biện pháp pháp lý, biện pháp xã hội và biện pháp kinh tế.
Có thể thấy rằng thực trạng pháp luật lao động rất được Nhà nước chú trọng nghiên cứu đưa ra các điều luật phù hợp với nền kinh tế nhưng vẫn còn một số bất cập cần được xem xét để sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hơn pháp luật lao động Việt Nam.