Bài viết dưới đây là tuyển tập những bài văn hay phân tích tác phẩm Hoàng Lê Thống Chí Nhất của nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái. Hi vọng các bạn sẽ có thêm tài liệu hữu ích cho việc học văn. Cùng tham khảo nhé!
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí:
1.1. Mở bài:
Khái quát về tác giả tác phẩm
Khái quát nội dung tác phẩm
1.2. Thân bài:
* Miêu tả về tượng người anh hùng áo vải Quang Trung:
– Một người hành động mạnh mẽ, suy nghĩ quyết đoán
– Một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong mọi tình huống
⇒ Ông luôn dùng người sáng suốt, không bỏ phí nhân tài
– Qua đó ta thấy được ở Quang Trung là một con người có tầm nhìn xa trông rộng và tài mưu lược hơn người
* Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:
⇒ Kể xen lẫn tả thực cụ thể, sống động, cùng với ngòi bút miêu tả khách quan giúp ta nhận thấy sự thất bại thê thảm và hả dạ với quân tướng nhà Thanh
* Số phận thảm bại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống cùng bè lũ bán nước, hại dân:
⇒ Đó là số phận tất yếu cho một người vua tuy đứng đầu đất nước nhưng lại nhẫn tâm bán nước hại dân
1.3. Kết bài:
Khái quát lại vấn đề, nội dung, nghệ thuật
2. Phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí chọn lọc:
Trong nền văn học trung đại Việt Nam khi nhắc đến thể chí không thể bỏ qua tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái. Tác phẩm không chỉ là mẫu mực về thể loại, mà bằng ngòi bút chân thực và nhạy bén đã cho thế hệ sau này thấy được tài năng và khí phách của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ, bên cạnh đó là thất bại thảm hại của vua Lê Chiêu Thống và quân Thanh.
Quân Thanh tiến vào Thăng Long, mở rộng thế lực, nghe tin đó, Quang Trung vô cùng tức giận, định dẫn quân đi tiêu diệt giặc ngay. Nhưng nghe theo lời khuyên của các tướng lĩnh, tại núi Bân ông đã tế trời đất lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lệnh cho quân lính xuất quân đi ngay. Việc Quang Trung lên ngôi vua đã tạo nên nền tảng vững chắc cho ông tiến hành cuộc khởi nghĩa chống lại kẻ thù, từ đó cũng cho thấy tài năng của ông. Mặc dù là người có tài năng xuất chúng, nhưng ông cũng biết lắng nghe ý kiến của người khác, đồng thời biết cân nhắc kỹ càng trong mọi hành động.
Tài năng quân sự và thiên tài quân sự của ông đã được chứng minh qua cuộc hành quân thần tốc về kinh đô Thăng Long. Ông đã tận dụng thời cơ trong những ngày trước Tết, khi kẻ địch còn đang say sưa chiến thắng, lo vui chơi, hưởng lạc, không phòng bị để tiêu diệt chúng. Trong khi hành quân, ông đã chiêu mộ binh lính, và chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, Nguyễn Huệ cùng quân đội của mình đã đến Bắc Hà.
Trong cách dùng người, Quang Trung cũng cho thấy mình là một người cực kỳ xuất chúng. Ông đã nhận ra điểm yếu của mình, Sở và Lân chỉ hữu dũng, nhưng lại không giỏi mưu mẹo nên ông quyết định để lại Ngô Thì Nhậm có tài mưu lược hơn người. Và việc nhìn nhận nhân tài của ông hoàn toàn đúng. Ngô Thì Nhậm đã biết cách phát huy thế mạnh của bản thân, biết cân nhắc để tranh mưu mô của kẻ thù, tránh cho quân ta tổn thất sâu sắc.
Trên phương diện này, chúng ta cũng thấy ông là người có tầm nhìn xa, dự đoán chính xác khả năng chiến thắng của ta và những công việc đặc biệt cần phải làm sau chiến thắng. Ông đã bổ nhiệm Ngô Thì Nhậm, người có tài ăn nói khéo léo để thương lượng với quân giặc, nhằm giúp nhân dân ta có thời gian nghỉ ngơi, tập trung xây dựng đất nước. Ông thực sự là một vị vua có tầm nhìn sâu rộng.
Bên cạnh một Quang Trung oai nghiêm chiến đấu anh dũng nơi chiến trường là những kẻ bán nước, mất hết tình người đó chính là vua Lê Chiêu Thống. Lê Chiêu Thống và những kẻ bán nước chỉ vì lợi ích riêng của dòng họ mà nhẫn tâm đem vận mệnh của cả dân tộc giao vào tay kẻ thù. Và tất nhiên, khi bán nước, họ sẽ phải gánh chịu cái giá của nó. Phải chịu nỗi sỉ nhục và sự đau đớn tột cùng. Từ một vị vua trở thành kẻ có số phận hết sức bi thảm, phải chạy trốn nơi xứ người.
Với góc nhìn lịch sử chân thực của các nhà sử học, Ngô Gia Văn Phái đã ghi lại một cách chân thực và sắc nét hình ảnh oai phong lẫm liệt của người anh hùng áo vải Quang Trung. Bên cạnh đó cũng lột tả được rõ nét sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống cùng bè lũ bán nước.
3. Phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí ý nghĩa nhất:
“Hoàng Lê nhất thống chí” là một bộ sử kí chương hồi do một số tác giả trong ” Ngô gia văn phái” biên soạn.
Qua tác phẩm, chúng ta như được sống lại những khoảnh khắc lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc vào cuối năm Mậu Thân (1788), đầu năm Kỷ Dậu (1789) khi Lê Chiêu Thống đã bán nước, rước 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, tiến vào nước ta xâm lược.
Người anh hùng dân tộc trẻ tuổi là Quang Trung, người anh hùng áo vải đất Tây Sơn đã có công phá tan quân giặc giành lại bình yên cho cả dân tộc.
Quang Trung lên kế hoạch tổ chức duyệt binh đồng thời ông truyền hịch đến quân Thanh, vạch trần dã tâm của bọn chúng “mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, kêu gọi tướng sĩ đồng tâm, hiệp lực, để dựng nên công lớn”…. Nhà vua chia quân thành năm cánh (tiền, hậu, tả, hữu, trung) rồi nhanh chóng tiến về Tam Điệp nhập với quân Ngô Văn Sở. Quang Trung chia quân thành năm đạo, cho quân linh tiến hanh ăn tết Nguyên Đán trước, sau đó bàn bạc với các tướng soái đến tối 30 nhanh chóng đánh tan quân Thanh. Ông hứa sẽ vào kinh thành Thăng Long vào ngày mùng 7 tết để “mở tiệc mừng”.
Qua đó thấy được Quang Trung có tầm nhìn sâu sắc, sáng suốt, có chiến lược, phát huy tinh thần của dân tộc ta quyết tâm đánh thắng giặc ngoại xâm.
Quang Trung là người anh hùng có tài chỉ huy tướng lĩnh, mưu lược như thần. Bắt toàn bộ quân Thanh đang do thám tại Phú Xuyên, dùng mưu kế gọi loa phóng thanh, bao vây làng Hà Hồi, quân Thanh khiếp sợ phải đầu hàng. Ông lên kế hoạch cho binh sĩ kết ba tấm ván thành một bức bên ngoài cho người lấy rơm dấp nước phủ kín, làm thành tổng cả là 20 bức; cho người khiêm tấm ván và lưng dắt dao ngắn dàn trận đánh thẳng vào đồn Ngọc Hồi.
Súng của quân Thanh đều vô hiệu. Vua Quang Trung cưỡi voi chiến đánh quân thù. Sáng ngày 5, quân Ngọc Hồi bị tiêu diệt, Sầm Nghi Đống phải tự sát, hàng vạn quân địch bị giết “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”.
Tận dụng chiến thắng, vua Quang Trung tiến vào giải phóng Kinh thành Thăng Long ngày 5 tháng Chạp năm Kỷ Dậu, sớm hơn dự định hai ngày. Nhờ có tài thao lược vô song của vua Quang Trung, có niềm tin vào sức mạnh chiến đấu anh dũng và tinh thần yêu nước của tướng sĩ, của nhân dân ta mới có niềm tin tất và giúp cho trận chiến thành công vang dội. Chiến thắng Đống Đa năm 1789 đã làm rạng danh người anh hùng dân tộc Quang Trung, lưu danh sử sách muôn đời.
Đó chính là hình tượng người anh hùng Quang Trung được nhắc đến trong văn học mà ta thấy được với bao sự ngưỡng mộ. Sử dụng biện pháp nghệ thuật tương phản, tác giả “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” đã miêu tả và làm nổi bật sự thảm hại của quân Thanh xâm lược và số phận nhục nhã, bi thảm của tên vua phản bội làm hại nhân dân.
Có thể nói, hình ảnh quân xâm lược, quân bán nước được miêu tả với nhiều chi tiết trào phúng, thể hiện thái độ khinh miệt sâu sắc. Đọc Chương 14 của “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, ta càng thêm hiểu sự đen tối của giặc phương Bắc và âm mưu, bộ mặt dơ bẩn của bọn Việt phản bội nước. Cũng từ đó, chúng ta càng thêm tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tự hào về người anh hùng của dân tộc ta, đồng thời cũng vô cùng kính phục và biết ơn vị vua Quang Trung với sự thông minh mưu lược hơn người.
Nghệ thuật kể chuyện, ngòi bút miêu tả nhân vật lịch sử (Quang Trung, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị) rất hiện thực và sống động, tạo nên những trang văn hào ùng tuyệt đẹp vừa giàu giá trị văn chương, vừa mang đậm tính lịch sử.