Kết bài Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái hay nhất

Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái là một trong những tác phẩm quan trọng trong chương trình văn học lớp 9. Đây cũng là tác phẩm văn học hay xuất hiện trong các đề thi. Để giúp các em có một kì thi thật tốt, hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những mẫu kết bài Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái hay nhất.

1. Tóm tắt tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái:

Nhận được tin báo rằng Tôn Sĩ Nghị định tiến hành diệt cỏ đội quân nhà Tây Sơn, Bắc Bình Vương ngay lập tức lên ngôi hoàng đế và lấy hiệu là Quang Trung. Ông tiến hành mở nhiều cuộc duyệt binh lớn, cứ 3 suất đinh thì thực hiện lấy 1 suất lính, chiêu mộ được cả một đội quân hùng hậu. Sau đó, Tôn Sĩ Nghị đã dẫn theo 20 vạn quân Thanh tiến thẳng vào Thăng Long mà không mất một hòn tên mũi đạn nào. Điều đó qủa là rất kiêu căng. Tôn Sĩ Nghị đã hứa với Lê Chiêu Thống rằng sẽ diệt sạch bọn đạo quân Tây Sơn. Nhưng Lê Chiêu Thống lại rất lo lắng, hoảng sợ trước đạo quân ấy, bèn nhanh chóng, tiến đến cầu cứu nhà Thanh. Nghe được tin đó, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận, lập tức lên ngôi vua và lấy hiệu là Quang Trung. Ngay sau đó lập tức đưa quân ra Nghệ An và quyết mở cuộc duyệt binh lớn rồi tiến quân ra Bắc.

Ngày 30 tháng Chạp, đoàn nghĩa quân hội tại Tam Điệp. Vào rạng sáng mùng 3 Tết Kỉ Dậu thì đội quân đã chiếm được đồn Hà Hồi, sau đó tiếp tục tiến thẳng vào Ngọc Hồi. Vua Quang Trung đã nhìn ra nhân tài là Ngô Thì Nhậm, ông bèn giao cho nhiệm vụ phải hòa hiếu giữa hai nước cho ông. Tôn Sĩ Nghị cùng vua tôi nhà Lê vẫn mải mê ăn cái Tết mà không biết rằng nghĩa quân Tây Sơn đã đánh thẳng vào thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị khi ấy sợ mất mật, vua Lê cùng thái hậu sợ hãi, run người và chỉ biết bỏ trốn khỏi kinh thành.

2. Mẫu kết bài Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái siêu hay:

2.1. Mẫu 1 - Mẫu kết bài Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái siêu hay:

Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí được coi là một cuốn tiểu thuyết tiêu biểu, ấn tượng trong nền văn học cổ Việt Nam. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội thời kỳ phong kiến Việt Nam vào khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII và những năm đầu thế kỉ XIX. Mười bảy hồi của tác phẩm chính là dấu ấn ấn tượng, với nội dung ghi lại cuộc sống thối nát, đầy đoạ, cực khổ dưới thời vua quan triều Lê - Trịnh và phong trào phát triển của phong trào Tây Sơn, cùng với đó là hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ đánh thắng quân thù trong giặc ngoài.

2.2. Mẫu 2 - Mẫu kết bài Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái siêu hay:

Khép lại phần đoạn trích "Hồi thứ mười bốn", người đọc có thể cảm nhận thấy được những âm mưu tàn ác, độc ác của quân xâm lược phương Bắc đối với nhân dân ta, dân tộc ta. Đồng thời, qua đoạn trích, ta càng cảm thấy được niềm tự hào hơn về truyền thống đánh giặc giữ nước, cảm nhận được tình yêu nước, chiến đấu oanh liệt, dũng cảm, anh hùng của dân tộc Việt Nam ta. Qua đó, thấm thía được và biết ơn sâu sắc những người lính anh hùng, trong đó có bao gồm cả nhà vua, nhà quân sự tài ba Quang Trung – Nguyễn Huệ.

2.3. Mẫu 3 - Mẫu kết bài Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái siêu hay:

Qua hồi thứ mười bốn của tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí, tác giả đã tạo cho người đọc một cái nhìn sâu sắc, bao quát và toàn diện nhất về vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, trí tuệ, mưu lược, khôn khéo của người anh hùng áo vải tài ba Quang Trung – Nguyễn Huệ. Chiến thắng oanh liệt vẻ vang này là chiến thắng của nhân dân ta trước kẻ thù mạnh, tàn bạo. Đồng thời còn cho thấy đây là sự thất bại thảm hại, nhục nhã của quân triều đinh nhà Thanh, và sự đáng thương, hoảng sợ của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Qua đoạn trích trên, nhóm tác giả đã đem đến cho những người đọc một bức tranh, hình ảnh "toàn bích, hoàn hào" về vị anh hùng oai phong, dũng cảm và vô cùng lẫm liệt và tài giỏi Quang Trung - Nguyễn Huệ. Đó cũng chính là tấm gương phản chiếu sáng nhất để chúng ta thấy mình cần học hỏi và noi theo những tinh thần quả cảm, anh hùng, trí tuệ, yêu nước. Lòng yêu nước chính là sức mạnh vĩ đại nhất giúp chúng ta, giúp mọi dân tốc chiến thắng trước mọi kẻ thù xâm lược.

3. Mẫu kết bài Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái ấn tượng nhất:

3.1. Mẫu 1 - Mẫu kết bài Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái ấn tượng nhất:

Bằng những kiến thức, quan điểm lịch sử chân chính, sâu rộng của các sử gia, Ngô gia văn phái đã được công nhận là ghi lại một cách chân thực, khái quát và sắc nét hình ảnh hào hùng, dũng cảm của người anh hùng áo vải tài ba Quang Trung - Nguyễn Huệ. Bên cạnh đó còn cho thấy đây là sự thất bại thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống và sự thất bại đáng nhục nhã của quân tướng vua nhà Thanh. Đoạn trích được trần thuật, ghi lại chân thực theo dòng thời gian, với giọng điệu khéo léo linh hoạt, khi trầm buồn, khi thì gấp gáp, hối hả đã cho thấy tài năng viết chuyện bậc thầy của tác giả.

3.2. Mẫu 2 - Mẫu kết bài Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái ấn tượng nhất:

Lời văn dung dị, giàu chất gợi hình, gợi cảm, giàu giá trị nghệ thuật trần thuật đặc sắc. Tất cả đã đem đến cho người đọc những trang văn thấm đẫm nhiều cung bậc cảm xúc. Qua tác phẩm này, chúng ta có sự hình dung đầy đủ, khái quát nhất về hình ảnh hào hùng, dũng cảm của người anh hùng áo vải tài ba Quang Trung - Nguyễn Huệ. Nghệ thuật kể chuyện viết chuyện, với bút pháp miêu tả nhân vật lịch sử (bao gồm Nguyễn Huệ, Lê Chiêu Thống và Tôn Sĩ Nghị) rất chân thực khái quát và sinh động khéo lẹo tạo nên những trang văn hào hùng, mạnh mẽ, oanh liệt, tuyệt đẹp vừa giàu giá trị văn chương, vừa giàu giá trị nghệ thuật, vừa mang tính ấn tượng lịch sử sâu sắc.

3.3. Mẫu 3 - Mẫu kết bài Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái ấn tượng nhất:

Như vậy, hình ảnh vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đã được các tác giả Ngô Gia văn phái khắc họa, miêu tả một cách sống động, chân thực, khái quá hình tượng của một người anh hùng trí tuệ sâu rộng, dũng cảm, oai phong lẫm liệt. Điều đáng nói nhất ở đây là các tác giả Ngô gia thuộc nhà Lê mà lại viết về Quang Trung trên tinh thần ngợi ca như vậy, điều đó tức là các nhà văn đã đứng trên lập trường phía dân tộc để phản ánh. Điều đó càng làm cho tác phẩm mang nhiều giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử hơn bao giờ hết. Ngòi bút tinh tế, khéo léo của mình các tác giả đã dựng lên một thảm cảnh vô cùng đau thương vừa buồn cười vừa tủi nhục của một chế độ mục nát, thối rữa đồng thời cũng ca ngợi sự tài tình của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, và tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước của quân dân ta đã vô cùng kiên cường. Tác phẩm cũng phản ánh một trận chiến ác liệt, đau thương và vẻ vang của sự chiến thắng trong một giai đoạn lịch sử không thể quên, một giai đoạn lịch sử vẻ vang của nhân dân ta, dân tộc ta. 

3.4. Mẫu 4 - Mẫu kết bài Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái ấn tượng nhất:

Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn sách của dòng họ các tác giả Ngô Thì ở làng Thanh Oai, đây là một cuốn sách ghi lại khá nhiều sự kiện lịch sử, trong đó có sự kiện vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đại phá hơn ba mươi vạn quân lính nhà Thanh. Đây là một tác phẩm đã đưa con người quay ngược lại quá khứ để thấy rằng việc hiện tại chúng ta được sống trong cuộc sống như hiện nay thì xã hội thời bấy giờ và đã hòa mình vào chiến thắng vẻ vang hào hùng, oanh liệt và đắm mình trong không khí tưng bừng, vẻ vang của lịch sử năm đó. Tác giả đã chọn lựa một trình tự được kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử, với việc sử dụng ngôn ngữ kể và tả chân thực, khéo léo và đã tạo được gây ấn tượng mạnh, đã thể hiện thái độ của chính mình với từng đối tượng khác nhau như đối với vua Quang Trung, với quân Thanh, và với vua Lê Chiêu Thống. Nhịp điệu giọng kể nhanh, lúc thì hối hả ẩn chứa trong đó cả sự hả hê, lúc thì sung sướng trước chiến thắng oanh liệt, vẻ vang của vua Quang Trung và đồng thời sự thất bại thảm hại, nhục nhã của kẻ thù. Nhịp điệu cũng có lúc có phần chậm hơn, nhẹ hơn để không giấu giếm được sự ngậm ngùi, thua cuộc, xót thương khi miêu tả tỉ mỉ, khéo léo cuộc tháo chạy, trốn chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống bởi vì họ vốn là những cựu thần đã tưng của nhà Lê. Đoạn trích là những thể hiện quan điểm lịch sử đúng đắn, vẻ vang của tinh thần yêu nước thương dân của nhóm tác giả hồi đó và qua đó lên án lũ bán nước, hại dân, cướp nước.

5 / 5 ( 1 bình chọn )