Vợ nhặt là một tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi của nhà văn Kim Lân. Bài Phân tích sự sống đối mặt với cái chết trong Vợ nhặt dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tác phẩm. Cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt truyện ngắn vợ nhặt:
Giữa lúc nạn đói năm 1945 đang hoành hành, anh cu Tràng (một thanh niên nghèo, là người dân xóm ngụ cư) đã đưa một người phụ nữ lạ về nhà khiến mọi người đều bất ngờ. Trước đó, chỉ sau hai lần gặp gỡ, bằng vài câu nói đùa và vài bát bánh đúc, Thị đã đồng ý theo Tràng về làm vợ. Khi về đến nhà, Tràng vẫn còn ngỡ ngang chưa tin vào sự thật. Mẹ Tràng đi từ ngạc nhiên đến lo lắng, xót thương cho con trai, rồi trong nội tâm bà dần hiểu ra, bà vui vẻ nhận con dâu. Sáng hôm sau, Tràng thức dậy, thấy vợ và mẹ Tràng dậy sớm dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Nhìn cảnh tượng đó, Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó với gia đinh hơn bao giờ hết. Trong bữa cơm ngày đói, cả gia đình cùng nhau bàn về tương lai. Mẹ Tràng động viện hai con chăm chỉ chịu khó làm vun vén cho gia đình. Tràng nghe tiếng trống thúc thuế, trong đầu hiện lên hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc và lá cờ đỏ sao vàng tung bay, hướng tới một tương lai tươi sang.
2. Bài Phân tích sự sống đối mặt với cái chết trong Vợ nhặt hay nhất:
“Vợ nhặt” là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Kim Lân và cũng là một trong những thành tựu nổi bật của nền học thời cách mạng. Ông không dành nhiều trang để miêu tả kĩ hiện thực tàn khốc lúc bấy giờ – những người chết đói như ngả rạ – mà cố tình thể hiện vẻ đẹp tâm hồn ẩn chứa trong cái vẻ bề ngoài xác xơ vì đói vì khát của những số phận nghèo khổ.
Ngay từ đầu, câu chuyện đã thấm đẫm màu sắc của sự chết chóc và tang tóc: “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào”. Thế nhưng giữa không khí ảm đạm tang thương đó, một buổi chiều nọ Tràng dẫn theo một người đàn bà về làm vợ, xây dựng gia đình, sinh con để tiếp tục cuộc sống. Chỉ với bốn bát bánh đúc Tràng đã có vợ. Đó là biểu hiện cao nhất của chiến thắng, vượt lên trên thực tại của cái chết và bóng tối để hướng tới cuộc sống, niềm tin, ánh sáng.
Thế mới biết cái đói cái khát ghê gớm đến chừng nào. Và hai cái “liều” gặp nhau đã tạo nên một gia đình trong thời loạn lạc. Điều đáng chú ý là ở đây, khi cùng người “Vợ nhặt” về nhà, Tràng đã bỏ ra hai xu mua một chai dầu, tức là anh đã nhóm lửa trong cuộc sống tăm tối của mình, mang lại chút ánh sáng cho gia đình cũng như dân làng. Chi tiết này đã chi phối toàn bộ tác phẩm. Cũng từ cuộc “hôn nhân” của Tràng, con người mới thực sự không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cuộc sống.
Việc hai người xa lạ gắn bó với nhau trong đói khát chứng tỏ tâm trí họ nghĩ đến cuộc sống, mang lại cho họ – trước hết là Tràng một niềm vui lớn lao. Trong truyện ngắn, tác giả đã nhắc trực tiếp đến niềm vui và nụ cười của Tràng, khi đã có vợ.
Vợ Tràng là một nhân vật khá độc đáo. Cô ấy không tên, không tuổi, không đặc điểm nhận dạng và không quê quán. Người ta nghĩ rằng khi cô ấy theo Tràng đi về nhà, với sự chao chát, chỏng lỏng nhưng trái lại, khi về đến nhà Tràng, con người thật của chị mới được bộc lộ. Chị cứ “ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng”. Cái dáng ngồi rụt rè, chông chênh ấy cũng sự lo lắng đang trỗi dẫy trong lòng chị, trăm mối ngổn ngang. Liệu đây có phải nơi ở thật sự của chị?
Sau một đêm làm vợ, chị đã thay đổi hẳn, thị trở thành một người vợ hiền, ân cần đúng mực. Cái đói một khi được xua đi, thì sự tốt đẹp đúng như bản chất hiền lanh sẽ trở lại với chị.
Bà cụ Tứ càng để lại cho người đọc nhiều ấn tượng tốt đẹp hơn. Thấy con lấy vợ trong hoàn cảnh khó khăn, bà không khỏi buồn và thương xót. Nhưng sâu trong lòng bà cũng vui mừng vì đứa con đã yên bề gia thất. Rồi trong bữa cơm, cả ba mẹ con đều quên đi hiện thực đau lòng, cùng động viên lẫn nhau để hướng đến một tương lai tươi đẹp hơn.
“Vợ nhặt” là một thành công xuất sắc của văn học cách mạng. Với truyện ngắn này, Kim Lân đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với những con người nghèo khổ nhưng nhân hậu. Ông đã chứng minh cái đói cái khát, chết chóc cũng không thể giết chết niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp của con người.
3. Phân tích sự sống đối mặt với cái chết trong Vợ nhặt ấn tượng nhất:
Dựa trên hiện thực của nạn đói năm 1945, bằng cách xây dựng một câu chuyện độc đáo, đi sâu miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp của các nhân vật và sự sáng tạo chi tiết, những hình ảnh độc đáo, tác giả truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc khó quên. Câu chuyện xoay quanh cuộc đối thoại giữa sự sống và cái chết của những người dân nông thôn trong nạn đói năm đó.
Không gian của truyện được xây dựng là một xóm ngụ cư nghèo, bên bờ sông gần chợ, hoang xơ, heo hút. Hai bên dãy phố là những ngôi nhà lụp sụp, tối om, không nhà nào có ánh đèn lửa. Thêm vào đó là những âm thanh thê thiết của tiếng quạ, những mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
Bằng cách kết hợp các yếu tố thị giác, âm thanh và mùi, tác giả Kim Lân đã tạo nên ấn tượng về một không gian truyện đặc trưng, ngập tràn sắc màu của cái chết. Rồi như một cận cảnh, ống kính của người viết dừng lại ở một bữa ăn thảm hại trong ngày đói.
Ở đó, thức ăn trên mâm dường như đã không phải dành cho con người nữa. Dưới ngòi bút của tác giả, bữa ăn hiện ra có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với chao giữa cái mẹt rách. Niêu cháo nấu lõng bõng, mỗi người được lưng lưng hai bát đã hết nhẵn. Người mẹ già chạy vào bếp bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút, bà gọi đó là món chè khoán. Cái món ngon đáo để mà bà nói ấy thực chất là cháo cám, là thứ mà con người không ai muốn ăn, khi ăn thì không chịu nổi vị đắng chát và nghẹn bứ trong cổ.
Dấu vết tàn khốc nhất trên con người vẫn còn ở thị, người vợ mà Tràng nhặt được trong cơn đói khát. Người phụ nữ này thậm chí còn không có tên. Nhà văn gọi nhân vật bằng những cách gọi: “người đàn bà”, “thị”. Có lẽ đó là số phận, những cuộc đời như cô không hiếm trong thời đói kém. Cô khoác lên mình vẻ ngoài ngụy trang, quần áo rách rưới như tổ đỉa, được che chắn mỏng manh, trên khuôn mặt xám ngoét chỉ thấy đôi mắt. Có lẽ cô đã đói lâu rồi nên vì miếng ăn, thị trở nên sấn sổ, trơ trẽn.
Chỉ với một câu hò ngẫu nhiên của Tràng – nhưng là câu hò có lời hứa về miếng ăn thì cô đã lon ton chạy theo giúp Tràng đẩy xe bò. Trước miếng ăn ngày đói, hai con mắt trũng hoáy của người đàn bà tức thì sáng lên, ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.
Nhờ bốn bát banh đúc Tràng có vợ. Một người đàn bà chua ngoa, chỏng lỏn, nhưng có ai biết rằng, con người đang sà vào kiếm miếng ăn ấy vốn là một người đàn bà hiền hậu chỉnh chu, đúng mực. Sự đói khát đã hủy hoại nhân cách của thị, buộc thị phải vứt bỏ ý thức, phép tắc, sĩ diện, xấu hổ. Sự đói nghèo làm cho con người ta trở nên chao chát, chỏng lỏn; và không còn biết đến thể diện. Thái độ và hành động của thị trước miếng ăn làm chúng ta xót xa đến rơi nước mắt. Ấy vậy mà trong cái điêu tàn và thối nát đó, vẫn nhen nhôm sự sống vẫn không ngừng trỗi dậy, vươn lên.