Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân trích trong cuốn Con chó xấu xí. Chuyện kể về cuộc đời của một chàng trai với cái tên là Tràng. Tràng được tác giả mô tả là một anh chàng cực kỳ xấu trai, nói năng tục tĩu và thô lỗ, ấy vậy mà vẫn cưới được vợ. Dưới đây là câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
Mục lục bài viết
- 1 1. Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 12 bài Vợ nhặt – Vài nét về tác giả Kim Lân:
- 2 2. Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 12 bài Vợ nhặt – Tìm hiểu chung về Vợ nhặt:
- 3 3. Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 12 bài Vợ nhặt – Phân tích tác phẩm Vợ nhặt:
- 4 4. Tóm tắt Vợ nhặt của Kim Lân:
- 5 5. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Vợ nhặt:
1. Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 12 bài Vợ nhặt – Vài nét về tác giả Kim Lân:
Câu 1 : Tác giả Kim Lân tên khai sinh là:
A. Nguyễn Văn Tài
B. Nguyễn Văn Tuấn
C. Nguyễn Văn Trấn
D. Nguyễn Văn Đức
Đáp án A
Câu 2 : Địa danh nào dưới đây là quê hương của Kim Lân:
A. Nam Định
B. Bắc Ninh
C. Quảng Nam
D. Nghệ An
Đáp án B
Câu 3 : Công việc nào dưới đây Kim Lân đã từng làm?
A. Thợ sơn guốc
B. Khắc tranh bình phong
C. Thầy giáo
D. Đáp án A và B
Đáp án D
Câu 4 : Kim Lân tham gia hội văn hóa cứu quốc năm bao nhiêu?
A. 1944
B. 1945
C. 1946
D. 1947
Đáp án A
Câu 5 : Tác phẩm nào dưới đây không phải của tác giả Kim Lân?
A. Nên vợ nên chồng
B. Con chó xấu xí
C. O chuột
D. Làng
Đáp án C
Câu 6 : Thể loại của tác phẩm Con chó xấu xí (Kim Lân) là:
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Kịch
D. Tùy bút
Đáp án B
Câu 7 : Tập truyện ngắn Con chó xấu xí được sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1955
B. 1960
C. 1962
D. 1964
Đáp án C
Câu 8 : Kim Lân là cây bút chuyên viết chuyện ngắn, có sở trường viết về:
A. Người trí thức
B. Người chiến sĩ
C. Nông thôn và người nông dân
D. Tầng lớp thành thị
Đáp án C
Câu 9 : Phong cách sáng tác của nhà văn Kim Lân là:
A. Biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật
B. Văn phong giản dị, gợi cảm, hấp dẫn
C. Ngôn ngữ sống động, am hiểu và gắn bó sâu sắc về đời sống và phong tục và làng quê Bắc Bộ
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án D
Câu 10 : Nội dung sau về tác giả Kim Lân đúng hay sai?
“Sau khi tham gia Hội văn hóa cứu quốc, Kim Lân tiếp tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).
A. Đúng
B. Sai
Đáp án A
2.Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 12 bài Vợ nhặt – Tìm hiểu chung về Vợ nhặt:
Câu 1 : Vợ nhặt được in trong tác phẩm nào?
A. Con chó xấu xí
B. Nên vợ nên chồng
C. Nhà nghèo
D. O chuột
Đáp án A
Câu 2 : Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án A
Câu 3 : Xóm ngụ cư được sáng tác trước cách mạng tháng Tám. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án B
Câu 4 : Nội dung chính của đoạn sau là:
“Trước kia mỗi chiều đi làm về, Tràng chỉ đi một mình, anh thường đùa vui với lũ trẻ trong xóm ngụ cư.…Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng.
A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà
B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng
C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ
D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới
Đáp án A
Câu 5 : Nội dung chính của đoạn sau là:
“Tràng chợt đứng dừng lại, lắng tai nghe. Ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre long khong đi vào…Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”.
A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà
B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng
C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ
D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới
Đáp án C
Câu 6 : Nội dung chính của đoạn sau là:
“Ít lâu nay hắn đẩy xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mỗi chị con gái ngồi vêu ra ở đấy…Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con và vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về…”.
A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà
B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồn
C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ
D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới
Đáp án B
Câu 7 : Nội dung chính của đoạn sau là:
“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra…Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.
A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà
B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng
C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ
D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới
Đáp án D
Câu 8 : Nhan đề “Vợ nhặt” mang ý nghĩa:
A. Thân phận con người trở nên rẻ rúng, có thể “nhặt” được như món đồ ngưởi ta đánh rơi hoặc bỏ quên
B. Thể hiện khát khao sống, khát khao hạnh phúc của con người trong hoàn cảnh khốn cùng
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Chọn đáp án C
Câu 9 : Tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt mang ý nghĩa:
A. Tố cáo chế độ phong kiến đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng
B. Tố cáo chế độ thực dân, phát xít đẩy người nông dân vào nạn đói khủng kiếp, vào cảnh khốn cùng.
C. Mang giá trị nhân bản sâu sa dù hoàn cảnh bi thảm đến đâu con người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng và tin tưởng vào tương lai.
D. Đáp án B và C
Tình huống truyện là lời phê phán chế độ thực dân, đế quốc đã đẩy con người vào hoàn cảnh cùng cực, vừa có tính nhân văn sâu sa dù cho hoàn cảnh bi đát đến mấy con người ta cũng khát khao hạnh phúc, luôn hướng tới cuộc sống và tin ở tương lai.
Chọn đáp án: D
Câu 10 : Giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ nhặt là:
A. Cho thấy một thảm cảnh thê thảm của những con người nghèo trong nạn đói 1945 do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây nên.
B. Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít.
C. Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận con người trong nạn đói.
D. Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng
Giá trị nhân văn: Cho thấy một thảm cảnh thê thảm của những người nghèo khổ trong nạn đói 1945 do phát xít Nhật và thực dân Pháp tạo ra.
Chọn đáp án: A
Câu 11 : Vợ nhặt mang giá trị nhân đạo sau:
A. Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít.
B. Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận con người trong nạn đói.
C. Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng hạnh phúc. Tác phẩm chỉ ra con đường giải phóng cho những con người nghèo khổ: chỉ có thể đi theo cách mạng để tự giải phóng, để thoát khỏi đói nghèo .
D. Tất cả các đáp án trên
Giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo tội ác của bọn thực dân đế quốc.
+ Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những con người bị nạn đói.
+ Là lời ca về lẽ sống, yêu thương, được che chở, bao bọc và khao khát hoà bình.
+ Tác phẩm chỉ ra con đường giải phóng cho những người nghèo khổ: họ sẽ làm theo cách mạng để được giải phóng, để khỏi cảnh đói nghèo khốn khó.
Chọn đáp án: D
Câu 12 : Đáp án nào dưới đây không phải nghệ thuật của tác phẩm Vợ nhặt?
A. Cách kể chuyện giản dị nhưng rất có duyên, rất lôi cuốn. Tình huống truyện độc đáo, éo le vừa nghịch lí lại vừa hợp lí
B. Sự am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán của người miền núi.
C. Đối thoại sinh động như lời ăn tiếng nói hàng ngày ở các làng quê.
D. Miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên, tinh tế, chân thực, cá thể hóa logic, hợp lí.
Giá trị nghệ thuật:
+ Cách kể truyện đơn giản lại rất có hồn và vô cùng lôi cuốn.
cách Tình huống truyện phức tạp, éo le vừa nghịch lí lại vừa hợp lý.
+ Đối thoại sống động như lời nói hàng ngày ở các đô thị.
+ Miêu tả nội tâm nhân vật sinh động, sâu sắc, chân thật, phân tích logic, hợp lý.
Chọn đáp án: B
3. Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 12 bài Vợ nhặt – Phân tích tác phẩm Vợ nhặt:
Câu 1 : Nhan đề “Vợ nhặt” gợi ra điều gì?
A. Gợi sự rẻ rúng của thân phận con người và tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói 1945
B. Gợi ra hình ảnh một người đàn ông may mắn khi có vợ
C. Gợi ra cảnh nhặt vợ dễ dàng khi có nhiều phụ nữ
D. Tất cả các đáp án trên
– Vợ: biểu trưng cho khao khát của gia đình và giá trị gia đình.
– Nhặt: hành động rẻ mạt, tầm thường, có ích cho con người từ những điều bé nhỏ.
⇒ “Vợ nhặt” có nghĩa là “nhặt được vợ”, thể hiện nỗi thống khổ của những thân phận con người và cảnh thảm hại của con người trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Chọn đáp án: A
Câu 2 : Tình huống truyện của Vợ nhặt là:
A. Tràng – một người dân ngụ cư, xấu xí bỗng dung “nhặt” được vợ
B. Tràng cưới thị về làm vợ
C. Khát vọng sống và hạnh phúc của Tràng trong nạn đói
D. Tất cả các đáp án trên
Tình huống: Tràng – một người dân ngụ cư bình thường tự dưng thấy có vợ mà là bắt được và theo về không.
⇒Đây là một tình huống vừa trớ trêu, vừa hài hước, bất ngờ nhưng cũng vô cùng cảm động, khẳng định tính nghệ thuật và nhân văn cao của tác phẩm.
Chọn đáp án: A
Câu 3 : Công việc của Tràng là:
A. Nông dân
B. Kéo xe bò thuê
C. Xay lúa thuê
D. Cày thuê
Xuất thân: Tràng – con nhà nghèo, nhà có 2 mẹ con, ở xóm trọ và làm nghề chạy xe mướn.
Chọn đáp án: B
Câu 4 : Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật Tràng?
A. Đầu cao, lưng to bè, 2 con mắt nhỏ tí, ngà ngà đắm vào bóng chiều, 2 bên quai hàm bạnh ra.
B. Khỏe, chạy nhanh như ngựa.
C. Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!
D. Tất cả các đáp án trên
Ngoại hình: đầu cao, lưng to bè, 2 con mắt nhỏ tí, ngà ngà đắm vào bóng chiều, 2 bên quai hàm bạnh ra,…⇒ xấu, thô kệch.
Chọn đáp án : A
Câu 5 : Đáp án nào không đúng khi nói về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng?
A. Thuần hậu, hiền lành, chất phác
B. Tâm hồn lạc quan, yêu đời
C. Sức sống tiềm tàng và sức phản kháng mãnh liệt
D. Tấm lòng nhân hậu
Vẻ đẹp tâm hồn:
– Tràng là một người có tâm hồn lương thiện, thật thà, chân chất: trẻ con trong làng ai cũng yêu mến, . ..
– Tâm hồn vui tươi, yêu đời: vừa lao động vừa hò ca hát, thích đùa giỡn với bạn bè
– Tấm lòng nhân ái: trong cơn đói, Tràng đã dang tay cứu giúp một cuộc đời, chấp nhận cho người phụ nữ khác đi, cũng không khước từ khi người đàn bà theo mình. Tấm lòng nhân ái đó cũng được bộc lộ qua diễn biến tâm lý của Tràng khi tìm thấy vợ.
Chọn đáp án: C
Câu 6 : Tâm trạng của Tràng như thế nào khi đưa thị về nhà?
A. Ngượng nghịu
B. Lo sợ, sốt ruột
C. Thở phào nhẹ nhõm khi được mẹ vun đắp
D. Tất cả các đáp án trên
Khi về đến cửa:
– Nhẹ nhàng bước đến quét dọn sơ qua, giải thích về việc lộn xộn do thiếu bàn tay của phụ nữ. Động tác ngượng nghịu nhưng chân thành và giản dị.
– Khi bà cụ Tứ không về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” và lo rằng người vợ sẽ bỏ rơi mình vì gia cảnh quá nghèo khó, rồi hạnh phúc sẽ vuột khỏi tay.
– Luôn chờ mong bà cụ Tứ về để hỏi chuyện nhưng giữa cảnh nghèo đói còn phải suy nghĩ cho quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của người con phải biết đối nhân xử thế.
– Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện hết sức thành khẩn, giải thích lí do cưới vợ là “phải duyên”, tha thiết xin mẹ vun vén. Khi bà cụ Tứ tỏ ý vui lòng Tràng mừng rỡ, người nhẹ hẳn đi.
Chọn đáp án: D
Câu 7 : Buổi sáng hôm sau khi thức dậy, trước khung cảnh nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ, trong lòng Tràng có những thay đổi như thế nào?
A. Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình
B. Tràng nhận thấy mình phải có bổn phận, trách nhiệm với gia đình
C. Tràng nhận thấy mình đã có vợ
D. Đáp án A và B
Sáng hôm sau, khi thức dậy, Tràng nhận ra những biến đổi kì diệu của căn nhà (sân vườn, quần áo, . ..)
⇒ Tràng nhận ra vai trò và vị thế của người phụ nữ trong gia đình, cũng cảm thấy mình lớn lên cần phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với gia đình.
Chọn đáp án: D
Câu 8 : Nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt là người có xuất thân như thế nào?
A. Không quê hương
B. Không gia đình
C. Không tên tuổi
D. Tất cả các đáp án trên
Giới thiệu nhân vật thị:
– Không có quê hương, dòng họ.
– Tên tuổi cũng không có và thông qua tên gọi “vợ nhặt” ⇒ biết được nỗi khổ của người dân bị nạn đói.
Chọn đáp án: D
Câu 9 : Chi tiết nào đúng về miêu tả ngoại hình nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân?
A. “Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với cái môi cũng cố to không thua cái mũi”.
B. “Áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Ngoại hình: quần áo tả tơi như rách, gầy hốc hác, khuôn mặt lưỡi cày xám chỉ có hai con mắt ⇒ Ngoại hình xấu xí.
Chọn đáp án: B
Câu 10 : Khi ranh giới giữa sự sống và cái chết vô cùng mong manh, quyết định theo không Tràng về làm vợ của thị thể hiện điều gì?
A. Thể hiện thị là người đàn bà không có lòng tự trọng
B. Thể hiện khát vọng sống mãnh liệt
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
– Thị là người có khát khao sống mạnh mẽ:
+ Quyết định theo Tràng về làm vợ mặc dù không hiểu nhiều về Tràng, nếu theo không thì không có sính lễ nhưng Thị sẽ không bao giờ phải sống kiếp lang thang đầu đường xó chợ.
+ Khi về nhà gặp cảnh nghèo đói, đối lập với lời nói “rích bố cu”, Thị “nén một tiếng thở dài”, mặc dù đau đớn nhưng cố gắng nhẫn nhịn mới có cơ hội sống.
Chọn đáp án: B
Câu 11 : Tâm trạng bà cụ Tứ thay đổi như thế nào khi biết chuyện Tràng đưa thị về làm vợ?
A. Ngỡ ngàng, lo lắng, tức giận
B. Ngỡ ngàng, tức giận, phản đối
C. Ngỡ ngàng, tủi cực, xót xa, vui mừng, vun đắp
D. Sung sướng, vỡ òa hạnh phúc
Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ:
– Ngạc nhiên khi biết có người phụ nữ lạ ngồi trong nhà (hàng loạt câu hỏi hiện ra trong đầu bà) .
– Bà còn ngạc nhiên hơn nữa khi người đàn bà lạ gọi bà là “u”.
– Sau khi Tràng giải thích thì bà đã hiểu: vừa đau khổ, thất vọng, vừa hạnh phúc xen lẫn mừng vui ⇒ Bà lão đã mở tấm lòng ra đón con dâu vì thương cho hoàn cảnh.
Chọn đáp án: C
Câu 12 : Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới “nhặt” được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:
A. Cười
B. Nói luôn miệng
C. Hát khe khẽ
D. Mắt sáng lên lấp lánh
– Tác giả Kim Lân đã nhắc rất nhiều lần đến nụ cười của Tràng khi “bắt được vợ:tủm tỉm, bật cười, cười cười. ..
⇒ Thể hiện sự sung sướng, vui mừng của Tràng khi có vợ
Chọn đáp án: A
Câu 13 : Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt là hình ảnh:
A. Đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời
B. Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới
C. Tiếng trống thúc thuế dồn dập
D. Tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết đói.
– Kết thúc truyện là hình ảnh đoàn người đói khát đang dẫn nhau bước đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới
⇒Ý nghĩa: Kết thúc mở, gợi nên những cảm xúc và liên tưởng đối với người đọc. Hình ảnh đoàn người đói cùng chiếc cờ đỏ xuất hiện thoáng chốc trong tâm trí Tràng không chỉ mở ra cảnh đói khát kinh hoàng và thực trạng bi đát của người nghèo mà đem đến nhiều thông điệp sắc nét của cuộc sống cách mạng.
Chọn đáp án: B
4. Tóm tắt Vợ nhặt của Kim Lân:
Năm 1945, nạn đói kinh hoàng xảy ra ở khắp nơi trên cả nước, người chết như rạ, người sống cũng vật vờ như những bóng ma. Tràng là gã trai xấu xí thô kệch và goá vợ, Tràng sống ở xóm ngụ cư. Anh làm nghề vá xe mướn và sống với bà mẹ già yếu. Một lần đánh xe của Đội đến tỉnh Tràng đã quen với một cô gái. Vài ngày sau gặp nhau, Tràng không hề nhận thấy cô gái nữa, vì vẻ gầy gò và ốm yếu làm cô đã già hơn khá nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa cơm và cô gái đồng ý húp một lúc bốn bát bánh đúc. Chỉ một câu nói nửa thực, nửa hư, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cho xóm ngụ cư ngỡ ngàng, kể cả bà Cụ Tứ (mẹ của Tràng) cũng không khỏi giật mình kinh ngạc và lo sợ nhưng cuối cùng bà cụ cũng đã hiểu ý và đón nhận cô con dâu mới. Trong bữa cơm “đón con dâu mới của họ chỉ với một bữa cháo kèm theo là nồi cháo cám bà cụ tứ nấu tặng cô dâu nhân bữa cơm đón nàng dâu mới với tấm lòng rộng lượng và vị tha. Tác phẩm kết thúc với chi tiết rằng buổi sáng hôm ấy tiếng trống giục thuế dồn dập và quạ đen bay lên như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh đốt kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm ấy.
5. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Vợ nhặt:
5.1. Giá trị nội dung:
Giá trị hiện thực:
Tình cảnh bi đát của người nông dân VIệt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nạn đói năm đó đã trở thành một thời kì đen tối trong lịch sử của nước việt nam khi hơn 2 triệu đồng bào đã bị tước mất tính mạng.
Đó là hậu quả của các chính sách tàn bạo, nhân tính của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật: Đằng thì bắt nộp thuế, lúc lại bắt phá lúa trồng đay. Dân ta lâm vào cảnh bị bóc lột bởi chính sách dã man và tàn ác của thực dân Pháp
Giá trị nhân văn
Tố cáo tội ác của bọn thực dân, đế quốc và những tổn thất mà chúng đã gây nên đối với mảnh đất, con người Việt Nam
Niềm cảm thông, thấu hiểu của tác giả đối với nỗi đau thương, mất mát mà người nông dân việt nam đang phải gánh chịu.
Ca ngợi sức sống mạnh mẽ, khát khao được yêu, được sống hạnh phúc với gia đình nhỏ bé và sự tin rằng một tương lai tươi sáng đang chờ đón mặc cho cái chết đang cận kề và sẽ đến với họ bất kỳ lúc nào.
Cách mạng cũng là con đường giúp họ rời khỏi cuộc sống khó khăn hiện tại để đến gần hơn nữa với hy vọng và tương lai tươi sáng với hình tượng lá cờ đỏ sao vàng trong tâm trí của Tràng ở kết truyện.
5.2. Giá trị nghệ thuật:
Cách dựng tình huống truyện độc đáo, tuy đơn giản nhưng nhờ thế rất nhiều nhân vật của Kim Lân có mặt mà bộc lộ được các đức tính tốt của bản thân.
Nghệ thuật kể truyện hấp dẫn, không dài dòng nhưng sự sắp đặt các tình tiết tạo nên cảm giác thích thú, tò mò đối với người xem.
Bút pháp miêu tả tâm lí, diễn biến nội tâm rất tinh tế
Ngôn ngữ gần gũi, bình dị và mộc mạc mang đậm nét dấu ấn của vùng nông thôn Bắc Bộ – một trong những đặc trưng trong phong cách viết của Kim Lân