Khởi kiện tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? Vay tiền không trả có thể tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không? Cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? Dấu hiệu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Trong bất cứ một chế độ xã hội, giai cấp nào, Nhà nước cũng đều xác lập, bảo vệ, củng cố và thúc đẩy sự phát triển của những quan hệ xã hội phù hợp với tình hình xã hội, bằng sự hỗ trợ của các quy phạm pháp luật hình sự. Một trong những nhóm quan hệ được xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ phải kể đến nhóm qua hệ về sở hữu. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một trong số đó. Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:
Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
…..
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”
Theo quy định trên thì hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên thì mới phạm vào tội này, nếu dưới bốn triệu đồng thì phải hội đủ các điều kiện khác của điều luật như gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Về mặt khách thể của tội phạm: Là quan hệ sở hữu được Luật Hình sự bảo vệ và tội phạm xâm hại. Tội phạm xâm hại trực tiếp tới tài sản của công dân.
Về mặt khách quan của tội phạm:
Đặc điểm hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiêm đoạt tài sản được thể hiện trước hết ở dấu hiệu: Người phạm tội đã nhận được tài sản hợp pháp từ chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Sau khi có được tài sản, người phạm tội mới có hành vi chiếm đoạt tài sản được giao. Sự chiếm đoạt đó có thể là tiếp tục chiếm giữ không chịu trả lại tài sản cho chủ sở hữu , hoặc tự ý sử dụng, định đoạt tài sản không đúng với nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng với ý định không muốn trả lại khi thời hạn hợp đồng đã hết.
Luật sư
Hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua các thủ đoạn: Gian dối, bỏ trốn, hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫ đến không có khả năng trả lại tài sản cho chủ sở hữu
Hậu quả của hành vi phạm tội là việc chiếm đoạt được tài sản của chủ sở hữu cho mình.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm được biểu hienejt hông qua hành vi chiếm đoạt xảy ra trước kết quả về mặt thời gian và hậu quả trưc tiếp của hành vi là chiếm đoạt .
Về mặt chủ thể của tôi phạm: Chủ thể ở đây là con người cụ thể, con người này đáp ứng hai dấu hiệu về năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định.
Về mặt chủ quan của tội phạm:
- Lỗi: Lỗi của tội phạm ở đây là lỗi cố ý trực tiếp;
- Động cơ: Động cơ của tội phạm vì vụ lợi
- Mục đích: Nhằm chiếm đoạt được tài sản
Như vậy, từ những phân tích trên có thể phần nào hiểu rõ hơn về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để việc xác định tội danh của tội phạm được chính xác nhất.
Mục lục bài viết
1. Khởi kiện tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Trước đây tôi có quen biết một người bạn trai tên Vũ. Do tin tưởng mà tôi không có giấy tờ biên nhận. Nhưng khi mượn tiền tôi, Vũ không qua mà nhờ người khác qua lấy hộ. Công ty tôi có viết phiếu chi và cho người qua lấy tiền kí nhận. Vì thế Vũ không chịu trả tôi và nói phải có chữ kí của mình thì mới trả. Luật sư cho tôi hỏi: trong phiếu chi tôi có ghi rõ người nhận tiền, số chứng minh thư nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, lí do chi và người nhận tiền cũng đồng ý là nhận hộ Vũ. Vậy tôi có đủ cơ sở pháp lí để kiện anh Vũ về tội lợi dung tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với số tiền 470.000.000 đồng hay không? Tôi có đoạn ghi âm về Vũ thừa nhận nợ tiền tôi qua điện thoại liệu có đủ cơ sở pháp lí không?
Luật sư tư vấn:
Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 447 Bộ luật hình sự :
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Trong trường hợp của bạn, do tin tưởng mà bạn cho Vũ vay tiền mà không có giấy biên nhận. Tuy nhiên, hợp đồng bằng miệng, lời nói cũng có giá trị pháp lí theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự.
Việc khởi tố theo Điều 140 Bộ luật hình sự khi thỏa mãn dấu hiệu quy định tại Điểm a Khoản 1: “ a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó”.
Trong vụ việc của bạn, bạn cho Vũ vay tiền trên cơ sở là sự tin tưởng, tín nhi êm, đây là một quan hệ dân sự. Vũ nhờ người qua lấy tiền, bạn có đoạn ghi âm về Vũ thừa nhận nợ tiền qua điện thoại, Khi đưa ra cơ quan chức năng để chứng minh được đoạn ghi âm là thật, mà Vũ không chịu trả tiền thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án dân sự để đòi lại số tiền 370.000.000 đồng. Hành vi của Vũ không cấu thành nên tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, không có dấu hiệu gian dối hay bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản, nên không thể khởi tố theo Điều 140 Bộ luật hình sự
2. Vay tiền không trả có thể tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em làm người bảo lãnh cho chị họ của em vay tiền mẹ em 250 triệu, có ký giấy xác nhận nợ. Đến tháng 12/2015 đã trả được 100triệu nhưng từ tháng 12/2015 đến nay, chị họ em không trả nữa và hiện nay không liên lạc được, hỏi người nhà thì nói không biết không gặp, nhưng em thấy có chụp hình lên facebook. Cho em hỏi trương hợp này, mẹ em có làm đơn tố cáo về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 361, “Bộ luật dân sự năm 2015”:
” Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.”.
Bạn là bên bảo lãnh, chị họ của bạn là bên được bảo lãnh. Như đã trình bày, bên bảo lãnh đã ký xác nhận bảo lãnh, do vậy theo quy định của pháp luật thì khi đến thời hạn thanh toán nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đã cam kết thay thế cho bên được bảo lãnh. Hơn nữa tại Điều 367 “Bộ luật dân sự năm 2015” cũng quy định:
“Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thoả thuận khác.”
Như vậy căn cứ vào các quy định của pháp luật, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi đến hạn, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ với mình trong phạm vi bảo lãnh nếu như hai bên không có thỏa thuận khác.
Trường hợp của bạn, vì bạn đứng ra bảo lãnh cho chị bạn vay tiền, vì thế khi đến hạn trả tiền chị bạn không trả được số tiền đó thì mẹ bạn có quyền yêu cầu bạn phải thay chị bạn trả khoản tiền đó.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 41Nghị định 163/2006/NĐ-CP :
“Căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định, bao gồm các trường hợp sau đây: ” 1. Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh”
Nếu bạn không trả được thay chị bạn số tiền trên trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì mẹ bạn có quyền kiện bạn để yêu cầu bạn trả số nợ đó.
Nếu bạn đã trả xong số tiền đó thì bạn có quyền yêu cầu chị bạn hoàn trả lại số tiền đó cho bạn theo quy định tại Điều 45 Nghị định 163/2006/NĐ-CP như sau:
“Bên bảo lãnh thông báo cho bên được bảo lãnh về việc đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; nếu không thông báo mà bên được bảo lãnh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả những gì đã nhận từ bên bảo lãnh”.
Do đó, bạn có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh bạn có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ lại đối với chị họ bạn bằng cách yêu cầu trả lại tiền cho bạn. Vì thế, trong trường hợp này nếu mẹ bạn có khởi kiện thì bạn là người thực hiện nghĩa vụ trả nợ sau đó chị bạn sẽ hoàn trả số nợ đó cho bạn nếu chị bạn không hoàn trả số tiền cho bạn theo nghĩa vụ của bên được bảo lãnh thì bạn có thể nộp đơn khởi kiện ra tòa án để yêu câu chị bạn thực hiện nghĩa vụ.
Theo các phân tích trên hiện tại, vấn đề của vụ việc thì đây vẫn là một vụ việc dân sự: bạn và chị họ có của bạn có quan hệ bảo lãnh vay tài sản để vay tiền mẹ bạn, trong đó bạn là bên bảo lãnh và chị họ bạn là bên được bão lãnh để vay tiền. Chị họ của bạn có nghĩa vụ phải trả lại tiền cho bạn sau thời hạn thỏa thuận mẹ bạn yêu cầu trả lại theo Khoản 1 Điều 477 “Bộ luật dân sự năm 2015”.
Tuy nhiên chị bạn không trả số tiền cho bạn, bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nơi chị họ bạn cư trú hoặc làm việc để được giải quyết. Bạn cũng cần chú ý bạn phải có chứng cứ chứng minh là chị bạn chua hoàn trả số tiền của bạn bảo lãnh cho chị họ đó là giấy ghi nợ.
Nếu như phát sinh thêm tình tiết thuộc một trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự thì có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
“ a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
Trong trường hợp này, bạn nên trình báo với
3. Cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: Ủy ban nhân dân một xã bán đất trái thẩm quyền cho các hộ dân trong xã, cán bộ địa chính cấp xã đã chủ động thu tiền đất của hộ dân đó nhưng chỉ nộp một phần vào ngân sách xã. Đến khi thanh tra phát hiện, cán bộ địa chính đó đã nộp số tiền đã thu của hộ dân vào tài khoản chờ sử lý. Như vậy ông cán bộ địa chính có vi pạm điều 140 bộ luật hình sự không? Xin cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 140 “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi, bổ sung 2009:
“Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm :
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”.
Như vậy, chỉ những người có đầy đủ các dấu hiệu sau đây mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
+ Về mặt chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Về mặt khách quan: Người phạm tội có hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và kết quả là người phạm tội có quyền về tài sản một cách hợp pháp.Như vậy trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt người phạm tội đã có tài sản hợp pháp bằng một hợp đồng khác với các tội phạm khác, người phạm tội chỉ có thể có tài sản sau khi thực hiện hành vi chiếm đoạt. Sau khi có tài sản người phạm tội đã không thực hiên nghĩa vụ tài sản theo hợp đồng mà có ý chiếm đoạt tài sản đó bằng một trong các thủ đoạn: Gian dối; bỏ trốn; sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
+ Về mặt chủ quan: Người phạm tội có lỗi cố ý dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm bằng thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm.
Như thông tin bạn đã cung cấp, cán bộ địa chính cấp xã đã có hành vi thu tiền đất của các hộ dân, nhưng chỉ nộp một phần vào ngân sách xã, vì vậy, xét về mặt khách quan thì hành vi này của cán bộ địa chính xã sẽ không cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ vào Điều 278 “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
“Điều 278. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.
Tham ô tài sản là hành vi của người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lí, tức chiếm giữ tài sản để sử dụng, định đoạt cho riêng mình làm mất đi một khối lượng tài sản nhất định của nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức mà người đó quản lí.
Theo quy định của pháp luật, cán bộ địa chính cấp xã đi thu tiền của các hộ dân và có nghĩa vụ quản lý và nộp vào ngân sách. Tuy nhiên, khi thực hiện quyền hạn quản lí số tiền mà mình đã thu của người dân thì cán bộ địa chính cấp xã đã có hành vi chiếm đoạt một phần số tiền mình thu được vì vậy, trong trường hợp này, cán bộ địa chính cấp xã đã phạm tội tham ô tài sản theo Điều 278 “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi, bổ sung năm 2009.
4. Dấu hiệu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Chồng em có nhờ một người làm trung gian để làm
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, người trung gian nhận tiền cùng chồng bạn và công ty xuất hóa đơn đã tồn tại hợp đồng và thông qua hợp đồng này người trung gian nhận được số tiền là 40 triệu đồng, chồng bạn cũng có thù lao nhưng người trung gian cầm và không đưa cho chồng bạn.
Theo Điều 140 “
– Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản là 40 triệu đồng đã nhận;
– Sử dụng tài sản là 40 triệu đồng đã nhận vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
Luật sư tư vấn dấu hiệu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: 1900.6568
Nếu người trung gian không nghe điện thoại của chồng bạn và không trốn tránh trách nhiệm giao tiền cho chồng bạn nhằm chiếm đoạt số tiền này thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 “
Để đảm bảo quyền lợi cho chồng bạn, chồng bạn có quyền tới