Phân tích một vụ việc thực tiễn về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Bài tập nhóm Luật Cạnh tranh 9 điểm.
Phân tích một vụ việc thực tiễn về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Bài tập nhóm
MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động quảng cáo. Ở đâu có kinh tế, có cạnh tranh thì ở đó có quảng cáo. Quảng cáo được coi là phương pháp cạnh tranh đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, hoạt động quảng cáo hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp họ giới thiệu sản phẩm của mình đến với khách hàng một cách nhanh chóng và rộng rãi nhất, đồng thời, đó cũng là biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Còn đối với người tiêu dùng, quảng cáo cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình thị trường, về hàng hóa, dịch vụ nhằm nâng cao khả năng lựa chọn đối với các sản phẩm, dịch vụ tràn lan trên thị trường. Qua đó có thể thấy hoạt động quảng cáo đã có tầm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Cũng chính bởi vai trò quan trọng này, khiến cho hoạt động quảng cáo đã nảy sinh nhiều mặt trái, đôi khi nó trở thành phương tiện hữu hiệu để các doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Để chứng minh cho nhận định này, nhóm chúng em xin trình bày đề tài số 9: “Phân tích một vụ việc thực tiễn về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh”.
Bài làm của chúng em còn nhiều thiếu sót, rất mong thầy (cô) góp ý để bài được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
GIỚI THIỆU VỤ VIỆC:
ACECOOK KHIẾU NẠI QUẢNG CÁO MÌ TIẾN VUA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MASSAN.
“Năm 2011, Acecook Việt Nam đã gửi đơn lên Cục Quản lý cạnh tranh khiếu nại mẩu quảng cáo của Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan đưa thông tin gây nhầm lẫn về chất lượng mì ăn liền và yêu cầu ngừng truyền thông. Theo Acecook, mẩu quảng cáo này có dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Thông điệp quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua của Công ty cổ phần Masan có nội dung: khi cho nước sôi vào vắt mì, nếu nước trong tô chuyển sang màu vàng đục, chứng tỏ sản phẩm có sử dụng phẩm màu. Với cách so sánh hai hình ảnh vắt mì vàng sậm và vàng nhạt, quảng cáo đã gây ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng “mì màu vàng sậm là có sử dụng phẩm màu”. Nhiều người tiêu dùng đã băn khoăn nhiều loại mì đang lưu hành trên thị trường lẫn mì mình từng sử dụng là không an toàn?
Sau khi mẩu quảng cáo này liên tục được phát trên
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC TRÊN.
Trong quá trình xử lý đơn khiếu nại, Cục quản lý cạnh tranh nhận định rằng vụ việc nêu trên không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 45 LCT về “quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn”. Theo cách giải thích của Cục, quy định đó chỉ áp dụng khi gây nhầm lẫn về chính sản phẩm của doanh nghiệp chứ không áp dụng khi gây nhầm lẫn về sản phẩm của doanh nghiệp khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568