Bếp lửa là bài thơ cảm động về tình bà cháu. Bài viết dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích khổ 3 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt chọn lọc siêu hay. Mong rằng các bạn có thêm nhiều tài liệu để ôn tập thật tốt. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Phân tích khổ 3 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt chọn lọc ngắn gọn:
Nhắc đến Bằng Việt, người đọc nhớ ngay đến bài thơ “Bếp Lửa”. “Bếp Lửa” như một âm thanh âm ỉ không bao giờ tắt vì đó là tất cả những gì nhà thơ có được từ thời thơ ấu. Bằng Việt sáng tác bài thơ trong những năm tháng xa nhà, nơi miền đất xa xôi, nơi con người cảm thấy cô đơn và dễ hoài niệm. Ông đã có những kỷ niệm về tuổi thơ nhiều gian khổ bên người bà kính yêu, những kỷ niệm đi cùng ông suốt quãng đời còn lại.
Chỉ khi con người xa nhà và cô đơn, họ mới chợt nhớ về những người thân yêu, đó là những người mang đến cho ta những kỷ niệm quý giá. Và đối với Bằng Việt, những năm tháng chiến tranh đã cho ông những kỷ niệm khó quên bên bà, ông lớn lên từ những câu chuyện bà kể, những điều bà dạy và những bài học bên bà.
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Tiếng chim tu hú quen thuộc ở vùng quê mỗi mùa hè vọng lại, xoáy vào lòng đứa trẻ xa nhà. Tiếng chim gợi lên một không gian bao la, mơ hồ và tĩnh lặng; đôi khi nó lan tỏa, mơ màng, thấm thía, khiến trái tim người lữ khách bồi hồi về những kỷ niệm thời thơ ấu bên bà. Tuổi thơ của người cháu bên cạnh tiếng chim tu hú vẫn còn cảm giác yêu thương, chăm sóc và bảo vệ của người bà kính yêu. Khi bố mẹ đi công tác xa, bà trở thành chỗ dựa duy nhất của cháu. Bên bếp lửa, bà kể chuyện, dạy bảo, chăm sóc cháu từng chút một.
Vì vậy, bà trở thanh ngọn lửa ấm áp, nuôi dưỡng, bảo vệ và gìn giữ mái ấm gia đình. Vừa là người bà, vừa là sự kết hợp thiêng liêng và cao quý của tình phụ tử, tình mẫu tử và còn là một người thầy dạy dỗ châu cháu trong suốt thời thơ ấu xa cha mẹ. Vì vậy, đứa cháu luôn ghi nhớ trong lòng những hi sinh thầm lặng của bà và luôn giành cho bà một tình yêu thương, sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc.
2. Phân tích khổ 3 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt chọn lọc siêu hay:
Bằng Việt là một nhà thơ trẻ lớn lên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông làm thơ từ khi còn là sinh viên. Bài thơ “Bếp lửa” được ông viết vào năm 1963, khi ông đang du học ở nước ngoài. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của ông chứa đựng một hồn thơ tài hoa và những tình cảm giản dị nhưng vô cùng sâu sắc về người bà kính yêu. Trong đó ấn tượng nhất là đoạn thơ:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.
… Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Đoạn thơ đầy cảm xúc gợi lên những ký ức hoài niệm, sâu sắc về một thời đau thương. Ngọn lửa được nhóm lên bởi đôi bàn tay của bà và đứa cháu, bởi cuộc sống vô cùng khó khăn vì miếng cơm manh áo hằng ngày. Ngọn lửa là tình thương “ấm áp và trìu mến” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn ngây thơ của đứa cháu từ thời ấu thơ, khi cháu mới lên bốn tuổi. Tiếng chim tu hú kêu tha thiết trên cánh đồng xa, khiến nhà thơ sống lại những ký ức sâu sắc của thời thơ bé, ông bồi hồi nhớ lại những câu chuyện bà kể.
Sáu câu thơ tiếp theo với những chi tiết cụ thể, xúc động, Bằng Việt đã khắc họa hình ảnh người bà kính yêu, suốt những năm tháng gian khó đã chăm sóc, nuôi dạy cháu thành người. Cháu lớn lên, trưởng thành trong vòng tay chăm sóc, trong tình yêu thương vô bờ bến của bà. Bà thức khuya dậy sớm để “nhóm lửa” cho trái tim nhỏ bé của đứa con xa cha mẹ trở nên ấm áp. Ngọn lửa mà bà thắp lên từ “bếp lửa” đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đứa cháu tiến về phía trước.
Mang trên mình công ơn to lớn của bà, trong sâu thẳm tâm hồn nhà thơ, hình ảnh bà hiện ra, không bao giờ có thể phai nhạt. Giọng thơ nhẹ nhàng, nồng nàn, sâu lắng, tạo nên những cung bậc cảm xúc mơ hồ, bồi hồi. Hình ảnh “Bếp lửa” gắn liền với ngôi nhà ấm áp, cũng như tiếng chim tu hú gắn liền với cánh đồng. Bằng Việt đã khéo léo lựa chọn hai hình ảnh này để thể hiện tình yêu, nỗi nhớ, lòng biết ơn của mình đối với bà, với tình yêu quê hương đất nước. Thông qua hai hình ảnh giản dị, bếp lửa và tiếng chim ta thấy được vẻ đẹp nhân văn của tác giả, đó là tình quê thắm thiết, những kỉ niệm ngọt ngao thời thơ ấu.
3. Phân tích khổ 3 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ý nghĩa:
Bằng Việt là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với phong cách tự sự và trữ tình riêng, ông đã có những tập thơ để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc. Một trong số đó phải kể đến bài thơ “Bếp lửa”. Đây là một trong những tác phẩm sáng tạo nhất của nhà thơ khi khắc họa những kỷ niệm về bà trong những năm tháng tác giả xa nhà. Bếp Lửa là một kỷ niệm khó quên về người bà trong trí tưởng tượng của nhà thơ, mỗi khi nhắc đến Bếp Lửa, hình ảnh người bà lại ùa về trong ký ức của ông.
Tuổi thơ của cháu gắn liền với 8 năm kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. Trong những ngày tháng khó khăn đó, châu cùng bà sống nương tựa vào nhau, bà thắp lên tình yêu thương mỗi ngày bên bếp lửa quen thuộc. Thời thơ ấu bên bà là một khoảng thời gian đủ dài để cháu khắc ghi trong lòng những lời dạy của bà, những câu chuyện bà kể.
Có những lúc “giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi” trong khi mẹ cha bận rộn làm ăn xa, đứa cháu ngây thơ chỉ biết sống trong vòng tay bà. Bà chăm lo cho châu từng chút một, kể cho cháu nghe những câu chuyện về quê hương, dạy cháu làm những việc nhỏ, chăm lo cho cháu học hành nên người. Mọi vất vả lo toan trong cuộc sống của hai bà cháu đều đặt lên đôi vai bà. Bà trở thanh một người mạnh mẽ và kiên cường gồng gánh mọi việc. Có lẽ phải xa cha mẹ từ nhỏ, sống với bà nhiều năm, tình thương của cháu dành cho bà cao cả hơn bất cứ điều gì. Cháu rất tôn trọng lời dạy của bà. Ngay cả những lần bà bảo cháu viết thư, cháu luôn nhớ lời bà dặn đừng nói đến những khó khăn ở quê nhà khiến ba mẹ phải lo lắng. Bà vẫn vậy, kiên trì chăm sóc cho cháu, dù có vất vả đến đâu, có nhọc nhằn đến đâu bà vẫn hi sinh hết mình cho cháu mà không một lời kêu than. Hình ảnh chú chim tú hú vẫn gọi xa xa trên cánh đồng khiến cháu lại càng nhớ về bà và những kỉ niệm tuổi thơ da diết. Cháu chẳng biết làm gì chỉ có thể gửi gắm nỗi nhớ qua thơ ca.
Hình ảnh bà luôn ấm áp và yêu thương, tình cảm giữa bà và cháu luôn sâu đậm và nặng trĩu, không thể nào quên lãng. Với chất thơ nhẹ nhàng, gần gũi, hình ảnh giàu giá trị tượng trưng và sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, trữ tình, tác giả đã tạo nên một bài thơ chan chứa cảm xúc. Đọc bài thơ, chúng ta dường như hiểu thêm về tâm trạng của những đứa con xa nhà luôn nhớ về quê hương, về những kỉ niệm thân thương bên bà, bên gia đình. Đồng thời qua đó cũng thể hiện nỗi nhớ quê hương, đất nước, nhớ về cội nguồn nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn mình suốt thời thơ ấu.