Phân tích các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại là gì?
Phân tích các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại là gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Dương Gia! Với câu hỏi phân tích các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại thì tôi hiểu các nguyên tắc cơ bản của Luật hiện đại chính là nhóm các nguyên tắc hiện đại (theo như bài biết này https://luatduonggia.vn/cac-nguyen-tac-co-ban-cua-luat-quoc-te). Vậy tôi hiểu như thế có đúng không hay phải phân tích cả 7 nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế? Tôi rất mong Luật Dương Gia sẽ sớm giải đáp! Tôi chân thành cảm ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
I. Luật sư tư vấn:
Theo bạn trình bày, câu hỏi là phân tích các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại. Phân tích được hiểu là phân chia đối tượng nhận thức thành nhiều bộ phận, từ đó xem xét cụ thể theo từng bộ phận để chỉ ra mối quan hệ cấu thành và quan hệ nhân quả giữa chúng, đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Với đề bài của bạn, đối tượng cần phân tích ở đay là các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại. Do đó bạn phải làm rõ nội dung của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại bao gồm:
1. Nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
– Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia ở trong nước và quyền độc lập của quốc gia đó trong quan hệ quôc tế.
– Mỗi quốc gia có quyền lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Mỗi quốc gia đều là chủ thể của Luật quốc tế, có quyền tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế có liên quan.
– Tất cả các quốc gia đều bình đẳng về mặt pháp lý. Các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền của nhau, tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập của mỗi quốc gia.
– Các quốc gia xây dựng quy phạm pháp luật quốc tế trên cơ sở sự thỏa thuận, bình đẳng, không bị quốc gia nào chèn ép.
2. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
– Không được can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc nội bộ hoặc đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào.
– Không can thiệp hoặc đe dọa can thiệp vũ trang nhằm chống lại quyền năng chủ thể của quốc gia khác.
– Cấm sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị; các biện pháp khác nhằm mục đích buộc các quốc gia khác phải phục tùng.
– Cấm thực hiện những hoạt động lật đổ chế độ ở quốc gia khác, cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác.
>>>
3. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc
– Tất cả các đan tộc đều có quyền tự do, quyền xác định cho mình chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà không có sự can thệp từ bên ngoài.
– Các quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng các quyền tự do của dân tộc và nghĩa vụ thúc đẩy, giúp đỡ các dân tộc thực hiện quyền tự quyết
4. Nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực
– Không được dùng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập của các quốc gia khác, ngăn cản các dân tộc thực hiện quyền tự quyết.
– Trong trường hợp tự vệ khi bị tấn công, ngăn ngừa đe dọa hòa bình, trấn áp hành vi xâm lược thì việc dùng sức mạnh được coi là hợp pháp.
· Cấm chiến tranh xâm lược và tuyên truyền chiến tranh
5. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình
– Các biện pháp hòa bình như đàm phán, hòa giải.
– Việc giải quyết hòa bình phải trên cơ sở bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau
6. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác lẫn nhau
– Các quốc gia đều mong muốn thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, đặc biệt là hợp tác về kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của mình.
– Theo Luật quốc tế, các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, có nghĩa vụ hợp tác với nhau trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân đạo, củng cố hòa bình, ổn định kinh tế và an ninh thế giới, vì sự tiến bộ và phồn vinh chung của nhân loại. Sự hợp tác phải được tiến hành trên cơ sở không ảnh hưởng tới các cam kết quốc tế, tôn trọng quyền tự do cơ bản của con người và không có sự phân biệt đối xử.
– Việc tuân thủ nguyên tắc này là điều rất quan trọng trong việc củng cố sự tuân thủ các nguyên tắc khác của Luật quốc tế.
7. Nguyên tắc tuân thủ những cam kết quốc tế
-Cam kết quốc tế được hiểu là tất cả các thỏa thuận về mặt ý chí của các quốc gia được ghi nhận trong điều ước và tập quán quốc tế.
– Các chủ thể của Luật quốc tế phải có nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế phù hợp với Luật quốc tế một cách tận tâm, có thiện chí và đầy đủ.
– Không được vi phạm các cam kết quốc tế với lý do vì nó trái với luật pháp của quốc gia mình.