Nguyên tắc tự do lao động và tự do thuê mướn lao động? Nguyên tắc bảo vệ người lao động? Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động? Nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thoả thuận hợp pháp của các bên? Nguyên tắc kết hợp chính sách kinh tế và xã hội? Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế?
Mỗi ngành luật đều sẽ có các đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và nguyên tắc hoạt động riêng. Với mỗi ngành luật thì phải tuân thủ đúng với nguyên tắc tương ứng với ngành của mình. Đối với Bộ Luật Lao động Việt Nam cũng thế, nó sẽ có những đối tượng điều chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh riêng và nguyên tắc hoạt động riêng. Vậy các nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Lao động Việt nam là những nguyên tắc gì?
Căn cứ pháp lý:
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Nguyên tắc tự do lao động và tự do thuê mướn lao động:
- 2 2. Nguyên tắc bảo vệ người lao động:
- 3 3. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động:
- 4 4. Nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thoả thuận hợp pháp của các bên:
- 5 5. Nguyên tắc kết hợp chính sách kinh tế và xã hội:
- 6 6. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế:
1. Nguyên tắc tự do lao động và tự do thuê mướn lao động:
Khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013 quy định rõ:
“Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”.
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường sức lao động là một bộ phận tất yếu mà không thể thiếu. Để thực hiện tốt các quy định của Hiến pháp, chủ trương của Đảng và Nhà nước quy định của pháp luật về lao động từ trước đến nay đã đưa ra nhiều quy định khuyến khích người lao động tự tạo ra việc làm và tạo điều kiện để họ tham gia vào quan hệ lao động.
Để đảm bảo tốt quyền lợi ích của người lao động cũng như tuân thủ theo hiến pháp, pháp luật thì người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và làm việc bất kỳ ở nơi nào mà pháp luật không cấm. Người lao động hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn những công việc theo khả năng, mục đích và nguyện vọng của mình miễn sao những công việc đó không trái với đạo đức xã hội và quy định của pháp luật. Người lao động có thể tự do lựa chọn công việc thông qua rất nhiều hình thức như tìm trực tiếp hoặc thông qua các cơ sở dịch vụ để tìm kiếm công việc hoặc người lao động có thể tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề để bắt đầu tham gia quan hệ lao động. Đặc biệt, người lao động không chỉ được lựa chọn và làm việc duy một nghề, Điều 19
Còn đối với người sử dụng lao động, họ không chỉ được đảm bảo về các quyền tự do mà nhà nước quy định khi gia nhập thị trường lao động mà còn được Nhà nước giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích sử dụng nhiều lao động. Điểm a khoản 1 Điều 6 Bộ Luật Lao động 2019 quy định người sử dụng có quyền: “Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động”, đồng thời khoản 1 Điều 11 Luật này cũng quy định “Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động”. Như vậy, người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền tự quyết về thời gian tuyển dụng lao động; số lượng lao động mà tổ chức, doanh nghiệp mình tuyển dụng; được phép đặt ra điều kiện, cách thức tuyển chọn (thi tuyển, phỏng vấn,…); quy định mức lương sẽ trả cho người lao động; thời hạn sử dụng lao động. Đương nhiên, những quyền tự do đó của người sử dụng lao động vẫn phải nằm trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép.
Đối với cả người sử dụng lao động và người lao động, họ đều hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn công việc, nơi làm việc; lựa chọn người làm việc và nơi hoạt động của mình. Quy định của pháp luật hoàn toàn không có giới hạn về địa bàn tuyển dụng hay phạm vi làm việc theo đơn vị hành chính hay theo hộ khẩu hoặc bất kỳ tiêu chí nào.
2. Nguyên tắc bảo vệ người lao động:
Bảo vệ người lao động là một trong những tư tưởng xuyên suốt hệ thống quy phạm pháp luật về lao động từ trước đến nay. Bảo vệ người lao động là một lẽ dĩ nhiên bởi vì khi người lao động bắt đầu tham gia quan hệ lao động thì họ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ và cuộc sống của họ cũng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều những khó khăn phát sinh trong quan hệ này. Ví dụ như những người lao động phải trực tiếp thực hiện những công việc trong những môi trường làm việc không thuận lợi như nắng nóng, khói bụi, tiếng ồn và những yếu tố nguy hiểm khác, đương nhiên nếu không có sự bảo vệ của pháp luật thì sức khoẻ, tính mạng của họ không được đảm bảo. Hoặc những khó khăn này có thể xuất phát từ phía thị trường lao động vì quan hệ cung – cầu lao động trên thị trường thường sẽ bất lợi cho người lao động. Chính vì thế mà người lao động khó có thể thoả thuận bình đẳng thực sự với bên là người sử dụng lao động và thế nên người lao động cần được bảo vệ để hạn chế những bất lợi hay những sức ép do các điều kiện khách quan mang lại.
Để thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ người lao động nhà nước và pháp luật không chỉ bảo vệ sức lao động, quyền lợi ích của người lao động mà còn phải bảo vệ trên những phương diện khác như việc làm, thu nhập
Việc làm luôn là mối quan tâm được người lao động đặt lên hàng đầu bởi vì có việc làm thì mới có nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình mình. Vì thế, để bảo vệ người lao động thì trước hết phải bảo vệ việc làm cho họ. Bảo vệ cho người lao động được ổn định việc làm, không bị thay đổi hay bị mất việc làm một cách vô lí. Và cũng vì để bảo vệ được việc làm của người lao động, pháp luật về lao động cũng đã đưa ra những quy định luôn hướng tới việc đảm bảo người lao động được thực hiện đúng công việc đã thoả thuận. Trong trường hợp các bên muốn thay đổi hoặc người sử dụng lao động muốn tạm thời điều động công việc thì phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về lao động. Điều 29 Bộ Luật Lao động 2019 quy định: “trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với
Thu nhập là mục đích quan trọng và cơ bản nhất đối với mỗi người lao động khi tham gia thị trường lao động. Tuy nhiên, khi tham gia lao động thì thu nhập của người lao động sẽ có khả năng là không tương xứng với công sức mà họ bỏ ra hoặc sẽ bị cắt giảm bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nếu như quy định pháp luật về lao động không chặt chẽ trong vấn đề này. Chính vì thế, pháp luật về lao động đã đưa ra nhiều quy định nhằm bảo vệ thu nhập cho người lao động. Đầu tiên, pháp luật đưa ra quy định về mức thu nhập bắt buộc phải đảm bảo thông qua mức lương tối thiểu và những thoả thuận về thu nhập của người lao động phải tương xứng với sức lao động mà họ đã bỏ ra. Chẳng những thế, pháp luật còn quy định về những vấn đề đảm bảo đời sống cho người lao động, như trường hợp nếu người lao động nghỉ việc hoặc ốm đau, thai sản,… thì họ sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp để ổn định cuộc sống nếu như họ tuân thủ đúng quy định và điều kiện mà pháp luật đưa ra. Pháp luật không chỉ bảo vệ về thu nhập của người lao động mà còn bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ của người lao động, vì thế quy định của pháp luật cũng đã đưa ra những quy định về thời gian làm việc đối với người lao động; quy định về tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động. Chẳng những thế, pháp luật còn bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người lao động, người sử dụng lao động phải tôn trọng và đối xử đúng đắn với họ. Điều 8 Bộ Luật Lao động quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động: “Phân biệt đối xử trong lao động”.
3. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động:
Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động được nhà nước cho phép toàn quyền quản lí nên cũng không cần thiết phải bảo vệ họ ở tất cả các phương diện như đối với người lao động. Chính vì thế mà nguyên tắc này có phạm vi hẹp hơn so với nguyên tắc bảo vệ người lao động.
Người sử dụng lao động được nhà nước cho phép tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm; được quyền sở hữu vốn và tài sản hợp pháp. Người sử dụng lao động cũng được đảm bảo về quyền tự do liên kết và phát triển trong quá trình sử dụng lao động như được quyền tự do tuyển chọn, sử dụng người lao động theo nhu cầu và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình; được quyền quản lý, ban hành nội quy, khen thưởng, kỷ luật đối với người lao động của mình; được nhà nước ưu đãi, hỗ trợ nếu gặp khó khăn; được đảm bảo bồi thường thiệt hại nếu chủ thể khác xâm phạm;…
4. Nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thoả thuận hợp pháp của các bên:
Thoả thuận hợp pháp của các bên chính là những thoả thuận hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện, không trái với các quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức xã hội về các quyền, nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ lao động. Pháp luật về lao động không thể xác định cụ thể, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động mà chỉ đưa ra những quy định có tính nguyên tắc chung, định hướng và định khung nhằm tạo điều kiện cho các bên được tự do thoả thuận để hai bên cùng có lợi.
5. Nguyên tắc kết hợp chính sách kinh tế và xã hội:
Quy định của pháp luật về lao động không chỉ liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động mà nó nó còn phải liên quan đến mức độ đầu tư, liên quan đến sự phát triển kinh tế và đời sống của toàn xã hội. Vì thế, việc kết hợp chính sách kinh tế và xã hội là một vấn đề rất cần thiết nhằm bổ sung, phù hợp với các quan hệ xã hội lại vừa có nội dung kinh tế (tăng trưởng để có thu nhập, lợi nhuận) vừa có nội dung xã hội (việc làm,…).
6. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế:
Các tiêu chuẩn quốc tế chính là tổng hợp các nguyên tắc, định hướng, định mức,..về điều kiện lao động và sử dụng lao động được quy định trong các công ước và khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Việt Nam là một trong các thành viên của ILO. Chính vì thế Việt Nam ta phải có trách nhiệm thực hiện những quy định của tổ chức này trong phạm vi điều kiện kinh tế xã hội nước ta và những quy định của pháp luật về lao động cũng phải phù hợp với tiêu chuẩn của ILO.