Đất nước là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của tác giả Nguyễn Đình Thi. Bài thơ thể hiện tập trung cảm hứng của tác giả về đất nước, về mùa thu trong hoài niệm và mùa thu nay đã khác. Để tìm hiểu thêm về bài thơ, mời các bạn tham khảo bài viết Phân tích bốn khổ thơ đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
Mục lục bài viết
1. Phân tích 4 khổ đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi ngắn gọn nhất:
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ tài hoa trong nhiều lĩnh vực như: Sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình với nhiều đóng góp đáng trân trọng. Bài thơ Đất nước được sáng tác trong quãng thời gian 8 năm ròng rã (1948 – 1955), diễn tả quá trình nhận thức về kháng chiến, sự hình thành, nảy nở tình cảm yêu nước, căm thù bè lũ cướp nước và khái quát những chặng đường kháng chiến chống Pháp đau thương nhưng anh dũng, gian khổ nhưng vĩ đại của dân tộc ta. Và bốn khổ thơ đầu bài thơ thể hiện rõ nét nhất những gì mà tác giả muốn truyền tải của bài thơ.
Từ câu một đến câu ba là khúc dạo đầu của một bản đàn:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Nguyễn Đình Thi cảm nhận về đất nước thân yêu của mình bắt đầu từ những buổi sáng tinh khiết của mùa thu. Từ mùa thu nơi núi rừng
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Nhà thơ mới miêu tả đúng về vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội. Tuy nhiên, cảnh sắc ấy dưới điểm nhìn của tác giả có chút xao xuyến, bâng khuâng, buồn lặng lẽ. Nhưng không thể vui được khi Hà Nội vẫn còn bóng dáng của quân cướp nước, bán nước. Cho nên, “Người ra đi đầu không ngoảnh lại”. Còn tình cảm có sự lưu luyến với nếp sống quen thuộc trong căn nhà bé nhỏ và nỗi nhớ nhung Hà Nội bốn ngàn năm văn hiến. Vì vậy, nhà thơ “đầu không ngoảnh lại” nhưng tâm hồn thì không thể không ngoảnh lại: “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. Mùa thu Việt Bắc tràn ngập niềm vui:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Niềm vui giữa chủ thế và khách thể có sự vang ứng, cộng hưởng. Nhà thơ đứng giữa thiên nhiên đẹp đến hai lần mà cất tiếng reo vui. Nhân vật “tôi” có sự thay đổi lớn. Cái “tôi” của nhà thơ (chủ thể) đã hòa quyện vào cái chung rộng lớn vui tươi (khách thể). Đối với nhà thơ, niềm vui được giải phóng như được nhân lên theo cấp số nhân:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Với nhạc điệu rộn ràng, náo nức, hình ảnh nối tiếp nhau, quấn quýt hòa quyện vào nhau thì đoạn thơ tạo nên vẻ đẹp của đất nước ta sau ngày độc lập. Âm hưởng đoạn thơ mênh mang bởi những âm tiết ngân vang: ta, thơm mát, bát ngát, phù sa,… Các dòng thơ liên kết chặt chẽ, bổ sung cho nhau để làm nổi bật ý thơ. Điệp khúc “đây là của chúng ta” cứ ngân vang, vang vọng giữa đất trời, sông núi. Tất cả những gì thân yêu, quen thuộc trên đất nước này đều là của chúng ta. Cái thế đứng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là thế đứng của con người tự do, kiêu hãnh ngẩng cao đầu.
Từ niềm vui lan tỏa không gian, mạch thơ chuyển sang suy tư trên mạch thời gian:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Từ hiện tại, nhà thơ nhớ về quá khứ hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, oanh liệt, hào hùng, chói lọi của dân tộc.
Không chỉ những sự vật hữu hình như bầu trời, cánh đồng, dòng sông… mà còn cả những yếu tố vô hình làm nên đất nước. Nước chúng ta – giản đơn ba chữ mà chất chứa tình cảm thiêng liêng pha lẫn tự hào. Suốt chiều dài lịch sử, trải qua bao phen chống ngoại xâm, có thắng có bại nhưng đất nước này, dân tộc này chưa bao giờ khuất phục trước quân thù. Truyền thống bất khuất ấy truyền từ đời này sang đời khác. Nhà thơ lắng nghe tiếng nói quật cường vọng lên từ lòng đất. Câu thơ trở nên trang trọng, trầm lắng khi nói đến tiếng vọng thiêng liêng của ngàn xưa rì rầm trong tiếng đất.
Ở khổ thơ thứ tư, tác giả gợi lại nỗi đau thương tang tóc của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy cô đọng, hàm súc và gây ám ảnh sâu sắc như những hình ảnh trong bốn câu thơ:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Bằng một hồn thơ đất nước rộng mở, bằng tình cảm mạnh mẽ, bằng điểm nhìn từ quá khứ đến hiện tại và từ hiện tại về quá khứ, bằng các thủ pháo nghệ thuật độc đáo, Nguyễn Đình Thi vừa miêu tả được nét đẹp tuyệt vời của đất nước Việt Nam trăm ngàn yêu quý, hết lời ngợi ca đất nước, vừa bày tỏ được cảm hứng về đất nước và dân tộc anh hùng một cách nhất quán, chân thành.
2. Phân tích 4 khổ đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi hay nhất:
“Đất nước” là một trong những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Đình Thi thể hiện tập trung cảm hứng về đất nước của tác giả. Bài thơ được nung nấu và sáng tác trong một khoảng thời gian dài từ năm 1948 đến 1955. Và 4 khổ thơ đầu của bài thơ đã thể hiện được những gì hay nhất, tinh tế và độc đáo nhất của bài thơ.
Bài thơ mở đầu bằng một cảm xúc mùa thu trong sáng, nồng nàn, đầy sức sống:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Đất nước gắn với nỗi nhớ, nỗi nhớ lại khơi nguồn từ mùa thu, mùa thu “đã xa” nay được gợi lại từ “mùa thu nay”. Rõ ràng là có hai mùa thu như đang soi chiếu, đang làm nổi bật cho nhau, làm cho mọi phía đều long lanh lấp lánh hơn trong tâm hồn thi sĩ. Chỉ bằng vài nét gợi tả mà tác giả đã thể hiện được không gian, thời gian, màu sắc, hương vị của mùa thu: Không khí mát trong, gió thổi phảng phất mùi hương cốm mới kết tinh hương vị đất trời, cây cỏ mùa thu.
Hình ảnh mùa thu với những nét đặc trưng của khung cảnh thiên nhiên và con người hiện ra thật cụ thể, sinh động trong khổ thơ thứ 2:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Mùa thu Hà Nội hiện ra với làn gió heo may se lạnh thổi dọc những con phố nhỏ, làm xao xác hàng cây với những thềm nắng lá rơi đầy. Ẩn sau những câu thơ tả cảnh là Hà Nội thanh lịch có bề dày bốn nghìn năm lịch sử với Hồ Tây, đền vua Lê, Tháp Bút, đền Ngọc Sơn,… Những di tích, danh lanh thắng cảnh ấy là niềm tự hào to lớn của bao thế hệ người Hà Nội. Mùa thu Hà Nội giống như một bức tranh với đường nét mềm mại, màu sắc và ánh sáng hòa hợp gây ấn tượng sâu đậm, chất chứa tâm trạng. Trên cái nền phong cảnh ấy nổi bật lên hình ảnh những người chiến sĩ hào hoa, dũng cảm, tạm xa Thủ đô để lên đường kháng chiến. Người ra đi đầu không ngoảng lại đầy ý chí và quyến tâm nhưng lòng thì vẫn vấn vương, vẫn cảm nhận được bằng cả tâm hồn xao xuyến: “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
Có thể nói, bốn câu thơ miêu tả mùa thu Hà Nội là những câu thơ ấn tượng nhất trong bài. Nó phản ánh tâm hồn tinh tế và ngòi bút tài hoa của Nguyễn Đình Thi. Dường như nỗi buồn, sự lưu luyến, xao xuyến, nhớ nhung của nhà thơ, vương vấn trong cái chớm lạnh của buổi đầu thu, trong xao xác hơi may và trong cả khung cảnh đầy nắng lá rơi đầy.
Đang hồi tưởng về một mùa thu Hà Nội đã xa, cảm xúc của tác giả bỗng chuyển hướng sang mùa thu hiện tại bằng một câu thơ ngắn, âm điệu dứt khoát như một lời khẳng định: “Mùa thu nay khác rồi”. Mùa thu nay là mùa thu thứ hai ở chiến khu Việt Bắc (1948) tràn đầy khí thế sau chiến thắng Thu Đông năm 1947. Ở đoạn đầu bài thơ tác giả đã sử dụng tiết tấu chậm, âm hưởng trầm lắng hợp với dòng hoài niệm, hợp với tâm trạng bâng khuâng, da diết. Đến đoạn này, những câu thơ được viết theo thể thơ tự do, nhịp điệu sôi nổi, phóng khoáng, rộn rã, vui tươi:
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thôi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Bức tranh mùa thu nay hiện ra với những chi tiết, hình ảnh bình dị, dân dã, khỏe khoắn và tươi sáng. Giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bao la của núi rừng Việt Bắc, tác giả đã hòa lòng mình vào cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Lúc này, tâm trạng của tác giả có sự biến đổi rất rõ. Từ tâm trạng buồn khi hoài niệm về mùa thu Hà Nội năm xưa đã chuyển sang tâm trạng hào hứng, sôi nổi, tràn ngập niềm vui trước khung cảnh mùa thu ở chiến khu Việt Bắc. “Cái tôi trữ tình” cũng chuyển thành “cái ta”. Nhà thơ không chỉ nhân danh cá nhân mà còn nhân danh cộng đồng để nói lên niềm tự hào chính đáng và ý thức làm chủ non sông, đất nước. Cảm hứng về mùa thu của Nguyễn Đình Thi gắn liền với cảm hứng về đất nước trong từng thời kỳ lịch sử, mùa thu đất trời gắn liền với mùa thu cách mạng. Mùa thu với ngọn gió phóng khoáng thổi ào ào làm cả rừng tre phấp phới trên cái nền trong biếc của trời thu thay áo mới, trong biếc ở con mắt nhìn cảnh vật, giữa tiếng nói cười thiết tha rộn ràng của con người.
Từ cảm nhận về mùa thu đất nước dẫn đến việc tác giả ngắm nhìn cảnh vật với tâm hồn phơi phới lạc quan, yêu đời. Niềm vui ấy ngập lòng người, trần ngập trời đất. Nhà thơ reo như hát lên niềm hạnh phúc bất tận ấy:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Với nhạc điệu rộn ràng, náo nức, hình ảnh nối tiếp nhau, quấn quýt hòa quyện vào nhau thì đoạn thơ tạo nên vẻ đẹp của đất nước ta sau ngày độc lập. Âm hưởng đoạn thơ mênh mang bởi những âm tiết ngân vang: ta, thơm mát, bát ngát, phù sa,… Các dòng thơ liên kết chặt chẽ, bổ sung cho nhau để làm nổi bật ý thơ. Điệp khúc “đây là của chúng ta” cứ ngân vang, vang vọng giữa đất trời, sông núi. Tất cả những gì thân yêu, quen thuộc trên đất nước này đều là của chúng ta. Cái thế đứng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là thế đứng của con người tự do, kiêu hãnh ngẩng cao đầu.
Ý thơ đi từ những hình ảnh cụ thể, hữu hinhd, đến sự cảm nhận cái vô hình. Nhà thơ suy ngẫm về chiều sâu, bề dày lịch sử để từ đó đúc kết thành chân lý:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Không chỉ những sự vật hữu hình như bầu trời, cánh đồng, dòng sông… mà còn cả những yếu tố vô hình làm nên đất nước. Nước chúng ta – giản đơn ba chữ mà chất chứa tình cảm thiêng liêng pha lẫn tự hào. Suốt chiều dài lịch sử, trải qua bao phen chống ngoại xâm, có thắng có bại nhưng đất nước này, dân tộc này chưa bao giờ khuất phục trước bạo lực của quân thù. Truyền thống bất khuất ấy truyền từ đời này sang đời khác. Nhà thơ lắng nghe tiếng nói quật cường vọng lên từ lòng đất. Câu thơ trở nên trang trọng, trầm lắng khi nói đến tiếng vọng thiêng liêng của ngàn xưa rì rầm trong tiếng đất.
Ở khổ thơ thứ tư, tác giả gợi lại nỗi đau thương tang tóc của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy cô đọng, hàm súc và gây ám ảnh sâu sắc như những hình ảnh trong bốn câu thơ:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Dấu ấn khốc liệt của chiến tranh bao phủ khắp nơi. Đạn bom quân thù cày nát mặt đất. Ánh hoàng hôn đỏ hắt xuống khiến những cánh đồng quê như chảy máu. Các hình ảnh trong đoạn thơ này hoàn toàn tương phản với hình ảnh trong đoạn thơ trên. Những cánh đồng quê chảy máu thay cho những cánh đồng thơm mát. Trời chiều bị dây thép gai đâm nát thay thế cho sắc trời thu trong biếc thanh bình. Cuộc sống êm ả xưa kia không còn nữa. Trên cái nền đất nước đau thương ấy, nhà thơ đã khắc họa nổi bật tâm trạng cháy bỏng, ý chí nung nấu với quân địch. Nhưng chính lúc ấy cũng thấp thoáng hiện lên trong nỗi nhớ đôi mẳ của người yêu chời đợi mình khiến cho tâm hồn người chiến sĩ bồn chồn, xao xuyến.
Qua bốn khổ thơ đầu bài thơ Đất nước, nhà thơ đã phác họa nên bức tranh mùa thu Hà Nội với những đường nét mềm mại, màu sắc trong sáng làm xúc động lòng người, để lại ấn tượng khó phai. Đất nước vươn mình, đã đổi mới và nhà thơ cũng đã cảm nhận được điều đó. Từ kỉ niệm riêng hòa vào niềm vui chung, từ niềm vui ấy khơi sâu niềm tự hào về đất nước. Đây cũng chính là biểu hiện của tình yêu Hà Nội tha thiết, say đắm và tình yêu ấy khiến cho cảm hứng của người thi sĩ thăng hoa.
3. Phân tích 4 khổ đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi ý nghĩa nhất:
“Đất nước” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của “Nguyễn Đình Thi”, thể hiện tập trung cảm hứng về đất nước của tác giả. Đoạn trích này là phần hay nhất tinh tế nhất, độc đáo nhất của bài thơ.
Sáng mát trong như sáng năm xưa
….
Những buổi ngày xưa vọng nhớ về.
Thật vây, bài thơ được nung nấu và sáng tác trong một khoảng thời gian dài: Bảy năm, từ 1948 đến năm 1955, 21 dòng đầu trong đoạn trích này chủ yếu lấy từ các đoạn trong bài thơ “Sáng mát trong như sáng năm xưa” viết năm 1948 và bài “Đêm mít tinh” viết năm 1949. 28 dòng còn lại gồm 7 khổ, mỗi khổ 4 dòng viết năm 1955, tuy vẫn có những câu hay nhưng vẫn có những lời kể lể, ý thơ không thật sâu sắc, mặc dù vẫn thống nhất trong cảm hứng chung. Và 4 khổ thơ đầu của bài thơ đã thể hiện được những gì hay nhất, tinh tế và độc đáo nhất của bài thơ.
Bài thơ mở đầu bằng một cảm xúc mùa thu trong sáng, nồng nàn, đầy sức sống:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Trời thu trong sáng, gió thu mát dịu và thoang thoảng đâu đây hương cốm mới, hương vị đặc trưng của quê hương Việt Nam của Hà Nội.
Từ niềm vui bất ngờ chuyển sang hoài niệm về Hà Nội:
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Không rõ cái sáng mát trong của năm xưa là sáng nào nhưng cái sáng sớm chớm lạnh của những ngày thu đã xa này là sáng đi rời xa Hà Nội. Nhà thơ nhớ như in hình ảnh Hà Nội những sáng sớm tinh mơ đầu thu. Phố như dài thêm vì chưa có người lại qua, gió thổi lá khô xao xác trên đường, làm tăng thêm không khí heo may. Người ra đi có một cử chỉ dứt khoát không quyến luyến, để lại đằng sau “thềm nắng lá rơi đầy”. Đây là hình ảnh ấn tượng trong kí ức, không theo trật tự chặt chẽ của thời gian, những hình ảnh dồn nén, đa nghĩa, gợi ra những hướng cảm nhận. Một mặt, đây là những hình ảnh rất chân thực về ngày thu Hà Nội, không bao giờ quên: Phố dài, xao xác hơi may, thềm nắng lá rơi đầy, những đường nét thân yêu, gần gũi và có cái gì đó xót xa. Nhưng mặt khác, tác giả có cảm xúc rất buồn về mùa thu, nhìn Hà Nội chỉ thấy hiu hắt, lạnh lẽo, rơi rụng.
Đoạn hoài niệm này không phải hoài cổ, bởi nó đóng vai trò tương phản, đối sánh cho cảnh “Mùa thu nay khác rồi”, một tứ đối lập xưa nay đã khẳng định hiện tại khá quen thuộc với thơ ca cách mạng.
Tuy vậy hình ảnh “mùa thu nay” của Nguyễn Đình Thi là một hình ảnh khá độc đáo:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Một mùa thu trung du, núi đồi, rừng tre. Kể ra nếu hiểu so sánh mùa thu xưa Hà Nội với mùa thu nay trung du khác rồi thì không khỏi khập khiểng, nhưng đây là so sánh cảm xúc mùa thu của tác giả đã thay đổi. Mùa thu xưa, nhà thơ nhìn Hà Nội chỉ thấy hiu hắt, lạnh lẽo rơi rụng, mùa thu này nhìn vào đâu cũng thấy vui reo, xôn xao, phấp phới, nói cười thiết tha. Cả mùa thu được ẩn dụ, nhân hóa với trời thu thay áo mới, rừng tre phấp phới niềm vui, cả trời thu trong xanh như nói cười. Đây vẫn là hình ảnh quen thuộc kiểu Nguyễn Đình Thi, hòa lẫn thực và ảo.
Nếu đoạn 1 thiên về hoài niệm, đoạn 2 nghiêng về cảm xúc thì đoạn 3 tiếp theo là dòng cảm xúc dạt dào với những câu khẳng định, câu trùng điệp. Cảm xúc sung sướng, tự hào của người làm chủ như muốn nói to lên vật sở hữu của mình. Những câu thơ bảy chữ được tổ chức dõng dạc như lời tuyên bố đanh thép:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta.
Những chữ “đây” như nói về một cái gì rất cụ thể đã được nắm vững, chứ không phải cái gì xa xôi, trừu tượng, mơ hồ. Đất nước hiện lên với tất cả tính chất gợi cảm, đẹp tươi, thân yêu nhất:
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Những trời xanh, núi rừng, cánh đồng, ngả đường, dòng sông tạo ra một hình ảnh đất nước rộng mở, bao la. Không gian đơn là liệt kê khô khan, mà là mở rộng các ấn tượng. Sau khi ôm trọn đất nước, nhà thơ như nghẹn lại trong một câu thơ ngắn: “nước chúng ta” để rồi mở ra một hướng cảm xúc đất nước ở bề sâu lịch sử. Đây là đất nước trong tâm linh linh thiêng, thầm kín:
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng hát
Những buổi ngày xưa vọng nói về …
Tác giả vẫn tiếp tục các hình ảnh ấn tượng của mình, không kể lể dài dòng về lịch sử, địa danh, mà gợi đến tiếng nói rì rầm của cha ông, hồn thiêng đất nước.
Đoạn đầu bài Đất nước là một đoạn thơ hay, giàu cảm xúc và sức khái quát. Khởi đầu một bài thơ viết về đất nước bằng một hoài niệm mùa thu đã xa, mới nhìn có vẻ như là lạc đề, nhưng ngẫm lại, cũng có cái lí của nó. Đất nước vươn mình, đã đổi mới cảm nhận về mùa thu, và nhà thơ cũng từ đổi mới cảm nhận mùa thu mà khởi đầu cảm nhận về đất nước. Từ kỉ niệm riêng hòa vào niềm vui chung, từ niềm vui ấy khơi sâu niềm tự hào về đất nước.
THAM KHẢO THÊM: