Phân phối tiền thu phí dự thi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ như sau:
Phân phối tiền thu phí dự thi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ như sau:
a) Toàn bộ số tiền phí dự thi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia do các Sở Giáo dục và Đào tạo và Cục nhà trường (Bộ Quốc phòng) thu được phân phối như sau:
– Trích nộp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để bổ sung kinh phí cho việc triển khai công tác tuyển sinh và công tác khác liên quan đến công tác tuyển sinh của Bộ như sau:
+ 8.000 đồng/hồ sơ đối với hồ sơ đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia để xét tuyển vào các trường cao đẳng, đại học;
+ 4.000 đồng/hồ sơ đối với hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trung cấp.
– Trích để lại cho Sở Giáo dục và Đào tạo và Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng để bổ sung kinh phí cho việc triển khai công tác tuyển sinh ở địa phương và Cục như sau:
+ 8.000 đồng/hồ sơ đối với hồ sơ đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia xét tuyển vào các trường cao đẳng, đại học;
+ 6.500 đồng/hồ sơ đối với hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trung cấp.
– Số tiền phí dự thi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thu được còn lại chuyển cho các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chủ trì cụm thi.
b) Toàn bộ phí dự thi, dự tuyển đại học, cao đẳng và trung cấp (đối với trường tổ chức tuyển sinh riêng, các trường tuyển sinh năng khiếu bằng phương thức thi tuyển hoặc thi tuyển kết hợp với xét tuyển), tuyển sinh đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ và đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước do các cơ sở giáo dục tổ chức tuyển sinh trực tiếp thu, được để lại để chi phí cho công tác tuyển sinh.
Sử dụng tiền phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng và trung cấp:
Các cơ quan, đơn vị trực tiếp tham gia công tác tuyển sinh được sử dụng số tiền phí dự thi, dự tuyển được trích theo quy định tại Thông tư này để chi phí cho công tác tuyển sinh theo các nội dung cụ thể sau đây:
a) Tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi và phục vụ công tác chuẩn bị kỳ thi, gồm:
– Chi phí phục vụ công tác triển khai tuyển sinh từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục;
– Chi hội nghị, tập huấn cán bộ, kiểm tra, thanh tra;
– Chi giao nhận, xử lý hồ sơ đăng ký dự thi;
– Chi nhập và xử lý số liệu trên máy tính;
– Chi làm đề thi, in sao đề thi, bảo vệ an toàn cho đề thi;
– Chi thuê phòng thi, thuê phương tiện vận chuyển, đảm bảo y tế, nước uống, an ninh trật tự và văn phòng phẩm;
– Chi in giấy báo dự thi, danh sách phòng thi;
– Chi công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm cả mạng Internet);
– Chi in, mua giấy nháp, giấy thi, biên lai thu lệ phí;
– Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức tuyển sinh.
b) Phục vụ công tác thi tuyển, gồm:
– Chi công tác quản lý, điều hành cụm thi.
– Chi tổ chức coi thi, thanh tra, kiểm tra;
– Chi chấm thi, chấm kiểm tra và chấm thẩm định;
– Chi công tác sơ tuyển, xét tuyển, triệu tập trúng tuyển;
– Chi in số điểm, giấy chứng nhận kết quả thi;
– Chi công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm cả mạng Internet);
– Chi in, mua biên lai thu phí và chi phí văn phòng phẩm;
– Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, công tác thi tuyển ở các trường tổ chức tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển hoặc thi tuyển kết hợp với xét tuyển.
c) Phục vụ công tác xét tuyển
– Chi tổ chức thu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển;
– Chi công tác nhập dữ liệu xét tuyển, cập nhật thông tin xét tuyển vào hệ thống và trên trang thông tin điện tử của trường;
– Chi in và gửi giấy báo nhập học;
– Chi công tác kiểm tra, rà soát hồ sơ đăng ký nhập học;
– Chi duyệt đề cương của nghiên cứu sinh, thực tập sinh;
– Chi khác liên quan đến công tác xét tuyển.
Quản lý tiền phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh):
Cơ quan, đơn vị trực tiếp tham gia công tác tuyển sinh có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai mức thu phí dự thi, dự tuyển tại nơi thu phí và thực hiện thu phí theo đúng mức thu quy định
b) Định kỳ 10 (mười) ngày một lần cơ quan, đơn vị thu phải gửi toàn bộ tiền phí dự thi, dự tuyển thu được vào tài khoản tạm giữ tiền phí của cơ quan, đơn vị tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
c) Thực hiện chế độ sổ, chứng từ kế toán theo dõi việc thu và quản lý sử dụng tiền phí dự thi, dự tuyển theo Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
d) Hàng năm phải lập dự toán thu – chi phí dự thi, dự tuyển đồng thời với dự toán tài chính. Việc lập và chấp hành dự toán, quản lý thu – chi tiền phí thu được phải thực hiện theo đúng chế độ tài chính hiện hành và tổng hợp vào báo cáo tài chính định kỳ của cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý ngân sách, đảm bảo nguyên tắc tài chính công khai, dân chủ.
đ) Đối với các trường tuyển sinh riêng hoặc các trường tuyển sinh năng khiếu; tuyển sinh đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, tự cân đối nguồn thu theo quy định để chi phí cho công tác tổ chức tuyển sinh. Trường hợp thu không đủ chi thì các cơ sở giáo dục được sử dụng từ nguồn kinh phí hiện có của đơn vị để chi cho công tác tuyển sinh; đối với các cơ sở được giao nhiệm vụ tuyển sinh đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước thì được ngân sách nhà nước cấp bù.