Phân loại các loại tài sản theo quy định của pháp luật? Theo quy định mới nhất của Bộ luật dân sự năm 2015 thì tài sản có những loại nào? Tài sản được phân loại theo các tiêu chí nào?
Nhận thấy rằng tài sản đóng vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Chính vì vậy, pháp luật đã có những quy định để điều chỉnh, mà cụ thể tại Bộ luật dân sự năm 2015 thì tài sản là một chế định quan trọng, trong đó phân loại tài sản có ý nghĩa rất lớn về mặt pháp lý cũng như trên thực tiễn. Luật Dương Gia dựa trên những căn cứ pháp lý, quy định của pháp luật xin trình bày về vấn đề liên quan đến văn bản áp dụng pháp luật như sau:
I. Cơ sở pháp lý
II. Giải quyết vấn đề
Thứ nhất: Theo phương pháp liệt kê
Thứ hai: Dựa vào tính chất vật lý không thể di dời được về mặt cơ học, tài sản được chia thành: Động sản và Bất động sản
Sau một thời gian áp dụng quy định của “
Năm 2015, Bộ luật dân sự 2015 ra đời. Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Theo đó, Bộ luật dân sự số 33/ 2005/ QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Theo đó, Bộ luật dân sự số 33/ 2005/ QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực. Về khái niệm tài sản, tại Khoản 1, Điều 105 Bộ Luật Dân sự 2015 viết: ” Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Ở Bộ luật mới này, việc phân loại tài sản đã được xác định rõ ràng hơn, cụ thể hơn và phạm vi rộng hơn so với “Bộ luật dân sự 2015”. Theo đó, tài sản không chỉ bao gồm là tài sản hiện có mà còn bao gồm cả tài sản hình thành trong tương lai .
Điều 107 BLDS 2015 định về bất động sản và động sản. Bất động sản thường được hiểu là những tài sản mà về đặc tính vật lý là không thể di dời, hoặc gắn liền với những tài sản có tính chất không thể di dời, bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; một số tài sản khác theo quy định của pháp luật. Bằng phương pháp loại trừ, pháp luật quy định động sản là những tài sản không phải bất động sản.
Việc xác định một tài sản là động sản hay bất động sản chỉ mang tính chất tương đối, gắn với một khoảng thời gian và không gian xác định. Ví dụ cây trồng trong vườn được xem là bất động sản, nhưng khi cây được đưa vào chậu cây cảnh thì lại được xem xét với tư cách là động sản. Bên cạnh yếu tố “không thể di dời” thì yếu tố “gắn liền” cũng là một tiêu chí để xác định tài sản là động sản hay bất động sản. Nội dung này đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn cụ thể để có cách hiểu thống nhất, do đó việc xác định tài sản nào là tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng trong thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên có thể hiểu tài sản được coi là gắn liền với nhà, công trình xây dựng theo hướng nếu tháo dời, dỡ bỏ tài sản ra khỏi nhà, công trình xây dựng thì sẽ làm thay đổi kết cấu hoặc giảm sút nghiêm trọng giá trị của nhà, công trinh xây dựng đó.
Như vậy, dựa vào tính chất vật lý của tài sản là di dời được hay không các nhà làm luật đã chia tài sản thành bất động sản và động sản. Theo đó, bất động sản được liệt kê thành đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai và những tài sản khác theo quy định của pháp luật, đây là một trong những quy định mở của pháp luật để dự liệu những tài sản khác có thể trở thành bất động sản nếu đáp ứng được điều kiện về tính chất vật lý như đã nêu trên. Đối với động sản được hiểu theo cách loại trừ những tài sản không phải là bất động sản sẽ là động sản.
Thứ ba: căn cứ theo chế độ pháp lý đối với tài sản có 3 loại tài sản: Tài sản tự do lưu thông, tài sản cấm lưu thông và tài sản hạn chế lưu thông
Mục lục bài viết
a, Vật cấm lưu thông
Đó là những vật vì vai trò to lớn của nó đối với nền kinh tế quốc dân hoặc đối với an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia… Nhà nước cấm mua bán, chuyển dịch, chuyển nhượng…
Ví dụ: Vật là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, chất nổ, chát cháy, chất độc, chất phóng xạ, chất ma tuý,vv … Người nào tàng trữ, sử dụng, mua bán các loài vật cấm lưu thông trên còn có thể bị truy tố và xét xử theo Bộ luật hình sự.
Các vật có ý nghĩa như trên không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự của công dân, tổ chức. Việc lưu thông các loại vật này do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Chính vì vậy mà mỗi một hình thức sở hữu có một phạm vi khách thể khác nhau.
Ngoài ra cũng cần thấy rằng, những tài sản thuộc sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 197 BLDS như: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý là những tài sản cấm lưu thông. Nhưng để mở rộng giao lưu dân sự trong điều kiện nền kinh tế thị trường, riêng đối với loại tài sản đặc biệt là đất đai, BLDS và
b, Vật hạn chế lưu thông
Bao gồm những vật có ý nghĩa quan trọng khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, an ninh, quốc phòng… do đó pháp luật có những quy định riêng. Nhà nước phải kiểm soát sự dịch chuyển các loại vật đó. Những vật này pháp luật quy định không chỉ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước mà còn có thể thuộc sở hữu của các cơ quan, tổ chức công dân. Việc chuyển dịch quyền sở hữu nhất thiết phải tuân theo những quy định riêng của pháp luật. Trong một số trường hợp phải có sự đồng ý hoặc cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hợp đồng mói không bị coi là vô hiệu.
Ví dụ: Các loại vũ khí thể thao, súng săn, thanh toán bằng ngoại tệ với số lượng lớn…
c, Vật tự do lưu thông
Là những vật còn lại và không có một quy định cụ thể nào của pháp luật xác định trực tiếp đối với việc dịch chuyển vật đó. Pháp luật cũng không quy định cụ thể các phương thức dịch chuyển, nếu có sự dịch chuyển các tài sản này cũng khổng cần phải đăng ký hoặc xin phép. BLDS chỉ có những quy định chung về chuyển dịch mà thôi. Những vật này chủ yếu là những tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt thông thường.
Tài sản tự do lưu thông là tài sản được tự do giao dịch. Ví dụ: quần, áo, giày, dép…
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Thứ tư: Căn cứ vào hình thức biểu hiện của tài sản trong quá trình sử dụng thì tài sản được chia thành:
Tài sản gốc ( vốn) và tài sản phát sinh ( hoa lợi, lợi tức)Tài sản gốc được hiểu là khi được sử dụng để khai thác công dụng mang lại những lợi ích vật chất nhất định
Hoa lợi và lợi tức được quy định tại Điều 175 BLDS. Theo đó, hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
Theo đó, tài sản riêng của chồng (vợ) mà có hoa lợi, lợi tức (là các khoản thu được từ việc khai thác tài sản) thì khoản thu được đó là của chung , Căn cứ Điều 33 Luật HNGĐ.
Trên đây là một sô số tiêu chí để phân loại tài sản, ngoài ra trên thực tế còn nhiều cách phân loại tài sản khác nhau như: Tài sản cố định và tài sản lưu động; Tài sản hữu hình và tài sản vô hình…
II. Tư vấn trường hợp cụ thể
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa luật sư! Em có vài thắc mắc, mong luật sự giải đáp giúp em ạ: 1. Em đã lấy vợ, ba mẹ em cho em một khoảng tiền tương đối lớn, em muốn gửi tiết kiệm, đứng tên em. Nếu sau nay, vợ chồng em có “trục trặc” gì thì em có phải chia đôi khoản tiền ấy cho vợ em không ạ?
Luật sư trả lời:
Theo Điều 33
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.…”
Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:
“4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này”
Chiểu theo quy định nêu trên, không phải mọi thu nhập trong quá trình hôn nhân đều được xác định là tài sản chung hợp nhất của hai vợ chồng. Nếu tài sản vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân có nguồn gốc từ thừa kế riêng, được tặng cho riêng,… thì được xác định là tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó khi các bên giải quyết tài sản khi ly hôn.
Đối với trường hợp của anh, để sau này có căn cứ chứng minh tài sản thuộc sở hữu riêng của mình thì anh và bố mẹ sẽ ký kết các hợp đồng tặng cho. Trong hợp đồng tặng cho, bố mẹ sẽ thể hiện rõ tặng cho riêng anh và không liên quan tới người vợ.