Phân loại hợp đồng dân sự? Khái niệm hợp đồng dân sự là gì? Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hiện nay, trong đời sống thực tế phát sinh rất nhiều hợp đồng dân sự ví dụ như: bạn đi vay tài sản của cá nhân hay tổ chức nào đó và có thỏa thuận với họ bằng một văn bản, văn bản này được coi là hợp đồng vay tài sản, nó được đưa về là loại hợp đồng dân sự. Vậy hợp đồng dân sự là gì? Có bao nhiêu loại hợp đồng dân sự theo quy định của Luật? Và có bao nhiêu loại hợp đồng được sử dụng nhiều trong thực tế hiện nay? Có rất nhiều vấn đề thắc mắc được đặt ra khi tìm hiểu về hợp đồng dân sự, để giải đáp bớt những thắc mắc trên chúng tôi tóm tắt những thông tin chính qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm hợp đồng dân sự
- 2 2. Đặc điểm của hợp đồng dân sự
- 3 3. Phân loại hợp đồng dân sự
- 3.1 3.1. Căn cứ vào sự phụ thuộc về hiệu lực giữa các loại hợp đồng
- 3.2 3.2. Căn cứ vào mối liên kết giữa quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể
- 3.3 3.3. Căn cứ vào thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng
- 3.4 3.4. Căn cứ vào tính chất có đi có lại về lợi ích giữa các bên chủ thể
- 3.5 3.5. Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng
1. Khái niệm hợp đồng dân sự
Theo như quy định cũ trong “
Hợp đồng dân sự không chỉ là sự thỏa thuận để một bên chuyển giao quyền, nghĩa vụ đó, Hợp đồng dân sự là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định nên hành vi này mang tính ý chí của chủ thể tham gia hợp đồng với mục đích nhất định.
Giao kết hợp đồng dân sự có thể hiểu là quá trình bày tỏ, thống nhất ý chí giữa các bên theo hình thức, nội dung, nguyên tắc, trình tự nhất định được pháp luật thừa nhận nhằm xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự đối với nhau.
2. Đặc điểm của hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự là hình thức pháp lý quan trọng và phổ biến nhất thực hiện bản chất là sự thỏa thuận, sự thống nhất ý chí của các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ pháp lý.
Hợp đồng dân sự có đặc điểm:
– Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của hai hoặc nhiều chủ thể dân sự, Trong hợp đồng dân sự, ý chí của một bên đòi hỏi sự đáp lại của bên kia, tạo thành sự thống nhất ý chí của các bên, từ đó mới hình thành được hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng do các bên thỏa thuận (trừ các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định). Sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các chủ thể phải được thực hiện dưới hình thức nhất định. Hình thức của hợp đồng có thể là bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.
– Mục đích của hợp đồng là nhằm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật. Sự thỏa thuận giữa các chủ thể là điều kiện cần nhưng chưa đủ nếu không có mục đích làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là hành vi có ý thức của các chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định cho nên hợp đồng dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch.
Bản chất của giao kết hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận. Trong đó, các bên thực hiện sự bày tỏ và thống nhất ý chí nhằm hướng tới những lợi ích nhất định. Việc giao kết hợp đồng dân sự cũng được xác lập trên cơ sở của sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên. Qúa trình giao kết hợp đồng dân sự diễn ra với 2 yếu tố: sự bày tỏ ý chí và sự chấp nhận ý chí. Qúa trình này có thể diễn ra nhanh chóng hay kéo dài; đơn giản hay phức tạp; diễn ra đồng thời hay tiến triển ở nhiều giai đoạn khác nhau, phục thuộc vào yếu tố như: ý chí của các bên về nội dung, hình thức biểu hiện của hợp đồng … Các bên có thể sử dụng phương thức giao kết giao kết trực tiếp (gặp nhau, trao đổi, đàm phán, thương lượng …) hoặc phương thức giao kết gián tiếp (thông qua công văn, đơn chào hàng, các phương tiện điện tử …) để thỏa thuận, thống nhất ý chí với toàn bộ nội dung của hợp đồng.
3. Phân loại hợp đồng dân sự
3.1. Căn cứ vào sự phụ thuộc về hiệu lực giữa các loại hợp đồng
Nếu căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực của hợp đồng thì ta có thể chia hợp đồng dân sự thành 2 loại hợp đồng: hợp đồng chính và hợp đồng phụ.
– Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực của nó phát sinh độc lập không phụ thuộc vào hợp đồng khác.Khi tham gia giao kết hợp đồng các bên tuân thủ nghiêm chỉnh các điều kiện để đảm bảo cho hợp đồng hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên từ thời điểm giao kết hợp đồng. (khoản 3 Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015)
– Hợp động phụ là hợp đồng có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Để hợp đồng phục có hiệu lực thì phải tuân thủ các điều kiện sau đây: trước hết hợp đồng phụ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng như điều kiện về chủ thể, nội dung, hình thức … Thứ 2, hợp đồng chính của hợp đồng phụ phải có hiệu lực. Sau khi tuân thủ các điều kiện có hiệu lực nói trên thì hợp đồng phụ còn phải phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính.
Ví dụ: trong hợp đồng vay có thế chấp tài sản thì nếu hợp đồng vay là hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng phụ cũng sẽ vô hiệu.
3.2. Căn cứ vào mối liên kết giữa quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể
Nếu căn cứ vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ta có thể phân thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.
– Hợp đồng song vụ: là hợp đồng căn cứ theo quy định tại Điều 410 Bộ luật dân sự năm 2015 đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thỏa thuận, chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý. Ví dụ hợp đông vận chuyển, hợp đồng thêu tài sản.
– Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng căn cứ theo quy định tại Điều 409 Bộ luật dân sự năm 2015 mà trong đó chỉ có một bên có nghĩa vụ, bên kia chỉ hưởng quyền mà không thực hiện nghĩa vụ gì. Trong hợp đồng đơn vụ, bên có quyền không phải thực hiện bất cứ một nghĩa vụ nào đới với bên có nghĩa vụ. Ngược lại, bên có nghĩa vụ không có một quyền nào đối với bên có quyền. Ví dụ hợp đồng tặng cho tài sản, bên tặng cho có nghĩa vụ còn bên nhận tặng cho không có.
3.3. Căn cứ vào thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng
– Hợp đồng thực tế: là hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực của nó phát sinh tại thời điểm chuyển giao tài sản. Ví dụ: hợp đồng cầm cố, hợp đồng tặng cho..
– Hợp đồng ưng thuận: là hợp đồng phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên ngau sau khi các bên thỏa thuận sơ lược xong về nọi dung chủ yếu của hợp đồng, hiệu lực phát sinh khi các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản hoặc tại thời điểm thỏa thuận. Ví dụ: A kí hợp đồng mua bán tài sản với B thỏa thuận hợp đồng phát sinh tại thời điểm phát sinh tài sản…
Luật sư
3.4. Căn cứ vào tính chất có đi có lại về lợi ích giữa các bên chủ thể
Nếu căn cứ vào tính chất ‘có đi, có lại’ của các bên trong hợp đồng ta có thể phân hợp đồng dân sự ra thành 02 loại là hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù.
Tính chất đền bù lợi ích được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật dân sự. Tính chất đền bù đó được thể hiện một cách rõ nét nhất trong chế định hợp đồng dân sự. Hợp đồng mang tính đến bù là những hợp đồng mà trong đó một bên sau khi thực hiện nghĩa vụ cho bên đối tác sẽ nhận được những lợi ích vật chất ngược lại từ phía bên kia. Việc phân tích tính chất đền bù giúp xác định bản chất pháp lý của từng hợp đồng, từ đó áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp pháp sinh một cách chuẩn xác.
Dựa vào tính chất đền bù mà hợp đồng dân sự được chia thành 2 loại: nhóm các hợp đồng không đền bù và nhóm hợp đồng đền bù. Việc xếp mỗi hợp đồng thuộc nhóm nào dựa trên các quy phạm định nghĩa được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015:
– Hợp đồng có đền bù: (Điều 472 Bộ luật dân sự năm 2015) Các hợp đồng đền bù đó là: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vận chuyển. Hợp đồng có đền bù là hợp đồng mà bên này nhận lợi ích thì cũng đưa cho bên kia lợi ích tương ứng. Ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công…
– Hợp đồng không có đền bù: hợp đồng thực hiện khi có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Là loại hợp đồng mà trong đó một bên nhận được từ bên kia một lợi ích mà không phải giao lại cho bên kia một lợi ích nào tương ứng với phần lợi ích mà mình đã nhận được. Bên cạnh việc dùng hợp đồng làm phương tiện, bản cam kết cho giao dịch về lợi ích của các bên, các chủ thể còn dùng nó làm phương tiện để giúp đỡ nhau. Vì vậy, hợp đồng không có đền bù thường được giao kết trên cơ sở tình cảm và tinh thần tương trợ lẫn nhau. Ví dụ: hợp đồng vay-mượn tài sản bằng tín chấp , hợp đồng giữ tài sản..
3.5. Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng
– Hợp đồng có đối tượng là tài sản: bao gồm hợp đồng chuyển quyền sở hữu như hợp đồng vay tài sản, hợp động giữ tài sản và hợp đồng chuyển quyền sử dụng hư hợp đồng thuê, mượn tài sản.
Đối với hợp đồng mượn tài sản thì Điều 494
– Hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện ví dụ như hợp đông dịch vụ, gia công, bảo hiểm, ủy quyền…
– Hợp đồng dân sự hỗn hợp: là hợp đồng khi kí kết, cùng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ là nội dung của hai hay nhiều hợp đồng khác.