Phân chia tài sản như thế nào khi có di chúc? Quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Phân chia tài sản như thế nào khi có di chúc? Quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Tóm tắt câu hỏi:
giải thích giùm em trường hợp sau phân chia tài sản như thế nào? và dựa vào bộ luật nào ? điều bao nhiêu? ông A có 120 triệu, có vợ là B, 1 con là C và 1 em trai là D. trong đó, C 21 tuổi và đã đi làm. Năm 2014, ông A có lập di chúc định đoạt cho D toàn bộ di sản của mình. Ngày 2/3/2015 ông A qua đời .?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11
2. Nội dung tư vấn
Do hiện tại Bộ luật dân sự 2015 đã có hiệu lực nhưng tuy nhiên căn cứ quy định tại Điều 688 Bộ Luật dân sự 2015 về điều khoản chuyển tiếp:
"1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:
a) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 , trừ trường hợp các bên của giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ luật này và để áp dụng quy định của Bộ luật này.
Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ;
b) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật này;
c) Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật này có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 để giải quyết;
d) Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.
2. Không áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực."
>>> Luật sư tư vấn về thừa kế qua tổng đài: 1900.6568
Vậy, vì thời gian lập di chúc là năm 2014 và thời gian ông A chết là ngày 2/3/2015 nên kể cả khi có tranh chấp vào thời điểm hiện tại thì vẫn phải áp dụng Bộ luật dân sự 2005 để giải quyết. Theo quy định tại Điều 669 Bộ luật dân sự 2005 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
"Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động."
Di chúc ông A để lại toàn bộ di sản riêng của ông A cho C tuy nhiên đối với B là vợ ông B là đối tượng không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì vẫn được hưởng 2/3 của một suất thừa kế và đối với D thì D đã thành niên nhưng không biết rõ D có khả năng lao động hay không, nếu D mất khả năng lao động thì vẫn sẽ được hưởng 2/3 của một suất thừa kế, sau khi đã chia xong cho các đối tượng không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, di sản còn lại bao nhiêu thì mới dành lại cho C.