Quản lý và chia tài sản chung vợ chồng khi một bên chết theo quy định của pháp luật? nguyên tác phân chia tài sản khi ly hôn? Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Chồng tôi chết do tai nạn giao thông. Lúc này, tôi có quyền gì đối với tài sản chung vợ chồng?
Luật sư tư vấn:
Khi chồng bạn chết thì hôn nhân giữa bạn và chồng sẽ chấm dứt. Bạn chưa chưa cho biết là chồng bạn có viết di chúc để lại trước khi chết hay không và hai bạn có thỏa thuận gì về chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân không nên theo điều 66,
“1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác”.
Vậy trong trường hợp của bạn sẽ có những khả năng xảy ra như sau:
Thứ nhất, chồng bạn có để lại di chúc yêu cầu người khác quản lý di sản thừa kế hoặc những người thừa kế khác thỏa thuận một người đứng ra quản lý di sản thừa kế của chồng bạn. Nếu chồng bạn không để lại di chúc và những người thừa kế không có thỏa thuận gì về người quản lý di sản thừa kế của chồng bạn thì bạn sẽ là người quản lý di sản thừa kế.
Thứ hai, trong trường hợp bạn đang quản lý hoặc người khác đang quản lý di sản thừa kế mà có một trong số những người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế thì phần tài sản chung giữa bạn và chồng theo nguyên tắc là chia đôi. Nhưng trong thời ký hôn nhân mà hai bạn thỏa thuận khác về chế độ tài sản chung thì sẽ thực hiện theo sự thỏa thuận đó. Trong trường hợp việc phân chia di sản thừa kế của chị gây ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như gia đình của bạn thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Bạn sẽ được hưởng phần di sản thừa kế của chồng bạn để lại trong đó có tài sản chung của vợ chồng đã được chia.
1. Phân chia tài sản khi ly hôn khi vợ chỉ ở nhà nội trợ
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: tôi và vợ tôi sống với nhau được gần mười năm nhưng chỉ có tôi đi làm còn vợ tôi chủ yếu ở nhà trông con và làm việc nhà. Nay vợ chồng chúng tôi ly hôn thì tài sản được chia như thế nào ạ? Công sức của tôi nhiều hơn có được chia nhiều hơn không ạ? Mong luật sư tư vấn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 29
“1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường”.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì việc nội trợ, ở nhà chăm sóc con vẫn là công việc hợp pháp vì lợi ích chung của gia đình và không có sự phân biệt giữa lao động có thu nhập với lao động là nội trợ – làm những công việc nhà.
Chính vì vậy, bạn không thể phân biệt công việc của bạn với vợ bạn để hưởng phần nhiều hơn.
2. Chia tài sản chung vợ chồng khi một người đã mất
Tóm tắt câu hỏi:
Cha mẹ tôi có 10 người con (4 trai và 6 gái). Năm 1998 cha tôi mất, mẹ tôi đứng tên toàn bộ quyền sử dụng đất (trước đó cha tôi đứng tên nhưng là tài sản chung của cha mẹ tôi), năm 2005 mẹ tôi có chia đất cho 3 người con trai và 1 người con gái (đã chuyển quyền sử dụng đất và làm sổ đỏ riêng). Năm 2015 gia đình tôi xảy ra tranh chấp, 3 chị gái tôi yêu cầu chia tài sản nhưng mẹ tôi và các anh chị em khác không đồng ý. Tôi xin hỏi nếu 3 chị gái tôi thưa ra tòa thì tài sản sẽ xử lý thế nào? (gồm tài sản mẹ tôi đang sở hữu và phần đất mẹ tôi đã chia cho 4 người trước đó)
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Đối với trường hợp của bạn, nếu ba chị gái của bạn kiện ra Tòa thì sự việc có thể được giải quyết theo hướng như sau:
Một người có thể lập di chúc để lại tài sản của mình cho người khác (Điều 609 Bộ luật dân sự 2015). Tài sản định đoạt theo di chúc có thể là tài sản riêng của người đó hoặc phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung với người khác (Điều 612 Bộ luật dân sự 2015).
Khi lập di chúc thì người lập di chúc có các quyền theo Điều 626 Bộ luật dân sự 2015
– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Theo quy định nêu trên thì mẹ bạn có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình là miếng đất cho bất kỳ người nào theo đúng ý chí và nguyện vọng của mẹ bạn. Nhưng bạn lưu ý, mẹ bạn chỉ được định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu/sử dụng của mình. Vì bố bạn đã mất nên có hai trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: Tài sản là miếng đất mà mẹ bạn muốn định đoạt theo di chúc cho cho 3 người con trai và 1 người con gái là tài sản riêng của mẹ bạn.
Nếu miếng đất đó là tài sản riêng của mẹ bạn theo quy định nêu trên thì khi bố bạn mất thì mẹ bạn có quyền lập di chúc để định đoạt toàn bộ tài sản đó.
Trường hợp thứ hai: Tài sản là miếng đất mà mẹ bạn muốn định đoạt theo di chúc cho cho 3 người con trai và 1 người con gái là tài sản chung của bố mẹ bạn.
Nếu miếng đất đó là tài sản chung của bố mẹ bạn thì khi lập di chúc, mẹ bạn chỉ có quyền định đoạt phần quyền sở hữu/sử dụng của mình trong khối tài sản chung với vợ chồng; mà không có quyền định đoạt toàn bộ tài sản đó.
3. Nguyên tắc phân chia tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng
Bước vào mối quan hệ hôn nhân, có rất nhiều thứ thay đổi trong đó có vấn đề tài sản là câu chuyện nhận được sự quan tâm nhiều nhất ngay cả tiền hôn nhân, trong hôn nhân và khi ly hôn, thậm chí là sau hôn nhân vẫn chưa giải quyết dứt điểm. Vậy pháp luật quy định thế nào về các vấn đề trong chế độ tài sản của vợ chồng?
I. Nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết.
Nguyên tắc thứ nhất: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Nguyên tắc thứ hai: Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Nguyên tắc thứ ba: Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Nguyên tắc thứ tư: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
II. Các trường hợp phân chia tài sản vợ chồng
1. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
– Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định và tuân thủ các nguyên tắc nêu trên.
2. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
– Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
– Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định theo các nguyên tắc nêu trên.
+ Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
+ Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo nguyên tắc nêu trên;
– Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia tương tự;
– Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh
Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
=> Nói thì nghe có vẻ đơn giản, nhưng làm thế nào để xác minh được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng? Làm thế nào để phân định được phần công sức đóng góp của mỗi bên trong khối tài sản chung? Làm thế nào để chứng minh phần lỗi của bên kia trong việc xác định tài sản mỗi bên? Trên thực tế, vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng luôn là vấn đề nan giải và phức tạp nhất, luôn làm cho việc giải quyết các vụ án kéo dài. Vậy tại sao:
Người xưa đã có câu: “Tiền bạc phân minh – Ái tình dứt khoát”. Vì vậy kể cả khi sắp kết hôn, vừa kết hôn, đang hạnh phúc các bạn cũng nên rành rọt các vấn đề tài sản. Điều đó thể hiện sự minh bạch, tôn trọng lẫn nhau và quyền bình đẳng giữa vợ và chồng!
4. Chồng chết, vợ có phải chia tài sản cho con riêng của chồng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bác ruột tôi lấy chồng (chồng bác đã có 5 đứa con riêng) có 01 con trai chung. Trước khi lấy bác tôi, ông ấy đã ly dị vợ và hai người đã phân chia tài sản (đất và tài sản gắn trên đất) xong xuôi. Sau này khi hai người ở với nhau có xây được một ngôi nhà mới trên phần đất đã được phân chia đó. Cách đây hơn 10 năm chồng bác ấy mất không để lại di chúc, và bác ấy đã làm thủ tục chuyển tên trên bìa đỏ đất và tài sản trên đất của hai vợ chồng sang tên bác ấy. Chính quyền đồng ý chuyển sổ đỏ sang tên bác ấy. Bây giờ mấy đứa con riêng của chồng bác ấy kiện bác tôi đòi phân chia đất và tài sản trên đất cho họ. Tòa án huyện đã nhận đơn kiện và có cử nhân viên cùng với đại diện lãnh đạo của xóm, cũng như nhân viên tư pháp và địa chính của xã cùng 5 đứa con riêng vào nhà bác tôi làm việc ban đầu. Sau đó họ về và từ hôm ấy vẫn chưa thấy có thông báo gì của tòa. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này bác tôi có phải chia tài sản trên cho con riêng của chồng không? Nếu có thì vì sao? Và nếu không thì vì sao?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 675 “Bộ luật dân sự 2015” thì trong trường hợp không có di chúc di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Điều này có nghĩa là khi chồng bác ruột bạn mất mà không để lại di chúc thì di sản do người đó để lại được chia theo pháp luật. Bên cạnh đó theo Điều 676 “Bộ luật dân sự 2015” thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự. Cụ thể:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm có: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, “Bộ luật dân sự 2015” không phân biệt quyền hưởng di sản của con chung, con riêng của vợ hoặc chồng nếu còn sống. Bạn có trình bày chồng bác ruột bạn có 5 đứa con riêng và 1 đứa con chung. Do đó, khi chồng bác ruột bạn mất thì theo quy định trên những người thừa kế trong trường hợp này gồm có: bác ruột của bạn, 1 người con chung và 5 người con riêng của chồng bác ruột bác và bố mẹ đẻ/nuôi ( nếu có). Và di sản của chồng bác ruột bạn sẽ được chia đều cho những người thừa kế nêu trên với phần di sản bằng nhau. Như vậy, con riêng của chồng bác ruột bạn hoàn toàn có quyền được hưởng di sản thừa kế của chồng bác ruột bạn để lại theo pháp luật.
Bạn có nêu vợ chồng bác gái bạn ở với nhau có xây được một ngôi nhà mới trên phần đất của chồng bác ruột bạn. Như vậy, theo quy định tại Điều 27