Phân biệt giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự? Phân biệt (tìm những điểm khác biệt) giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự?
Tội phạm hay vi phạm hành chính đều là vi phạm pháp luật, do đó giữa tội phạm và vi phạm hành chính có những nét tương đồng, rất khó để xác định ranh giới.
Vấn đề cần đặt ra đó là cần phải phân biệt và xác định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính, vì nó không chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng luật mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng và giải thích pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Về khái niệm:
Theo Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự thì: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một các cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tổng quát lại, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
Theo điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính thì vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính.
2. Về thời điểm xuất hiện tên gọi:
Một hành vi chỉ cho dù đã cấu thành một hay nhiều tội đã quy định trong Bộ luật hình sự mà vẫn chưa bị xét xử thì hành vi đó vẫn chưa bị coi là tội phạm. Chỉ khi nào hành vi đó bị
Vi phạm hành chính thì khác, một hành vi đã thỏa mãn: do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước; không phải tội phạm hình sự thì hành vi đó đã là hành vi vi phạm hành chính. Dấu hiệu “theo quy định pháp luật phải bị xử phạt hành chính” nói lên rằng bị xử phạt không phải là dấu hiệu để coi một hành vi đã bị coi là hành vi vi phạm hành chính hay chưa mà chỉ là biện pháp cưỡng chế nhà nước nhằm trừng phạt hành vi vi phạm đó.
3. Về các dấu hiệu cấu thành:
Chủ thể:
Theo Bộ luật hình sự hiện hành thì chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân. Để trở thành chủ thể của tội phạm thì phải có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện một tội phạm cụ thể và phải đạt độ tuổi quy định. Cụ thể đó là phải từ 14 tuổi đến chưa đầy 16 tuổi đối với tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng hay từ 16 tuổi trở lên đối với mọi tội phạm.
Theo Khoản 1, Điều 6 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cá nhân, trong đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Ngoài ra, chủ thể của vi phạm hành chính không chỉ là cá nhân như tội phạm mà còn có thể là tổ chức: có thể là cơ quan nhà nước, là các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, phạm vi chủ thể của vi phạm hành chính nhiều hơn rất nhiều so với tội phạm.
Mặt khách quan:
+ Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi:
Dấu hiệu cơ bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm là mức độ nguy hiệm cho xã hội của hành vi vi phạm. Là tội phạm thì hành vi đó phải gây “nguy hiểm đáng kể” cho xã hội. Nguy hiểm đáng kể ở đây là theo Bộ luật hình sự. Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm hình sự. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau và những yêu tố này thường được quy định trong các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Mức độ nguy hiểm của hành vi:
Để xác định, đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền dựa trên sự nhận thức về ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm, đã được quy định cụ thể ở bộ luật hình sự, các nghị định , thông tư hướng dẫn trong các trường hợp cụ thể. Mức độ gây thiệt hại biểu hiện ở dưới các hình thức khác nhau như mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng phạm pháp.
+ Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần:
+ Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm:
Mặt chủ quan: Lỗi
Trong Bộ luật hình sự, nhà làm luật quy định bốn hình thức lỗi, đó là lối cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và cố ý do cẩu thả. Như vậy do tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của từng trương hợp lỗi là khác nhau, với lại tội phạm là loại vi phạm pháp luật nặng nhất nên quy đinh bốn hình thức lỗi giúp giải quyết chính xác các vụ án hình sự.
Vi phạm hành chính chỉ quy định hai hình thức lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Các trường hợp vi phạm mà lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp hoặc vô ý vì quá tự tin hay do cẩu thả đều xử lý như nhau.
4. Về căn cứ pháp lý:
Tội phạm là loại vi phạm pháp luật nặng nhất và được quy định trong Bộ luật hình sự và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tôi phạm và hình phạt. Ngay từ điều 2 Bộ luật hình sự đã quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự: “Chỉ người nào phạm một tội được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy Bộ luật hình sự là căn cứ pháp lý duy nhất để xem xét xem một hành vi vi phạm có bị coi là tội phạm hay không – không có trong luật thì không có tội, “vô luật bất hình”.
Vi phạm hành chính không được quy định trong một bộ luật cụ thể nào mà được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư. . . Luật ở đây là các bộ luật là nguồn của luật hành chính chứ không phải là bộ luật hành chính, ví dụ: hiến pháp, luật tổ chức chính phủ… nguyên nhân mà chúng ta không có riêng một bộ luật hành chính đơn giản vì nó quá rộng, quá nhiều lĩnh vực với quá nhiều các văn bản pháp luật và chúng ta không thể pháp điển hóa thành bộ luật. Các văn bản dưới luật ở đây có thể là nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban thường vụ Quốc hội, hội đồng nhân dân; pháp lệnh của ủy ban thường vụ quốc hội; nghị định của Chính phủ; các quyết định, chỉ thị, thông tư.
5. Về hậu quả pháp lý:
Người nào thực hiện tội phạm hay vi phạm hành chính sẽ bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước để trả giá cho những gì mình đã gây ra cho xã hội. Tuy nhiên, tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nặng nhất, nên phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. Chỉ có tội phạm mới phải chịu hình phạt và ngược lại hành vi nào mà phải chịu hình phạt thì hành vi đó là tội phạm.
Cũng là biện pháp cưỡng chế nhà nước nhưng ở mức độ ít nghiêm khắc hơn, người vi phạm hành chính có thể sẽ bị xử phạt hành chính.
Như vậy, ngoài những đặc điểm chung là vi phạm pháp luật, cả tội phạm và vi phạm hành chính đều có những dấu hiệu riêng biệt. Để phân biệt cần tìm hiểu và nhận thức đúng đắn các dấu hiệu đó, trong các trường hợp cụ thể thì ta có thể phân biệt được chúng, từ đó đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật công minh.
6. Mức độ nguy hiểm cho xã hội:
Dấu hiệu căn bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm là mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm (được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau và những yếu tố này thường được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm. Và căn cứ vào các quy định hiện hành, việc đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm và vi phạm hành chính thường dựa vào những căn cứ dưới đây:
a. Mức độ gây thiệt hại cho xã hội:
Điều này được các nhà làm luật miêu tả cụ thể đối với các loại tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 2015. Dựa vào dấu hiệu này, ta có thể phân biệt ranh giới giữa vi phạm hành chính với tội phạm. Mức độ gây thiệt hại có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như giá trị tài sản bị xâm hại, mức độ gay thương tật, giá trị hàng hóa phạm pháp,…
Ví dụ: Anh A khi điều khiển xe gắn máy trong thành phố. Đến đoạn đường vắng anh đi với tốc độ 50km/h và đã đâm chết một người qua đường. Nếu anh A chỉ đi vượt quá tốc độ cho phép và bị cảnh sát giao thông phát hiện thì anh A chỉ bị xử lý vi phạm hành chính theo
b. Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần:
Dấu hiệu này cũng có thể giúp chúng ta xác định được ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính. Trong nhiều trường hợp, nếu chỉ đánh giá về mặt hành vi thì khó xác định được đó là tội phạm hay vi phạm hành chính mà phải căn cứ vào dấu hiệu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
Ví dụ: Anh A, do nhà nghèo, lại nghiện rượu, tiền trong nhà thì người vợ quản lý nên trong 1 lần sang chơi nhà hàng xóm đã lấy cắp của nhà đó 700 nghìn đồng và bị phát hiện. Do giá trị tài sản mà anh A lấy thấp hơn 2 triệu đồng, không gây hậu quả nghiêm trọng và lần đầu thực hiện hành vi vi phạm nên hành vi của anh A là hành vi vi phạm hành chính. Nhưng nếu anh A vẫn tiếp tục lấy cắp tài sản của nhà người khác và bị phát hiện cho dù tài sản đó có giá trị dưới 2 triệu đồng thì anh A sẽ bị coi là tội phạm vì đã vi phạm quy định của Bộ luật hình sự.
c. Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm:
Đây cũng là một trong những căn cứ đế đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm.
Ví dụ: Chị A và chị B, do xảy ra xung đột nên đã đánh nhau. Và chị B đã phải vào bệnh viện. Tuy nhiên, sau khi khám sức khỏe thì bác sỹ kết luận mức độ thương tật của chị B là dưới 11%. Trong trường hợp này thì hành vi của chị A chỉ là hành vi vi phạm hành chính và bị xử phạt hành chính về hành vi “đánh nhau”.
Tuy nhiên, nếu trường hợp chị A sử dụng cán cuốc đập vào lưng chị B, gây thương tích cho chị B, mặc dù mức độ thương tật chỉ dưới 11% nhưng chị A vẫn bị coi là tội phạm và bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
* Ngoài mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, vi phạm hành chính và tội phạm còn phân biệt với nhau ở một số dấu hiệu pháp lý khác.
– Tội phạm là loại vi phạm được quy định trong Bô luật hình sự và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tội phạm và hình phạt. Còn vi phạm hành chính được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như luật, pháp lệnh, nghị định (Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012,