Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với một số tội phạm khác: Cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, tội chống người thi hành công vụ, tội phá rối an ninh.
Mục lục bài viết
- 1 1. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
- 2 2. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội chống người thi hành công vụ:
- 3 3. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội phá rối an ninh:
- 4 4. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội đua xe trái phép:
1. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
“Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể của người khác làm cho người đó mất đi một phần hoặc toàn bộ sức lực vốn có của họ được coi là tội phạm theo quy định của BLHS.
Theo Điều 136 BLHS năm 2015, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được hiểu là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp do BLHS quy định, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý.
– Tội phạm này xâm phạm đến quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người.
– Hành vi khách quan của tội phạm này được thể hiện bằng hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp do BLHS quy định.
Việc phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tội gây rối trật tự được phân biệt theo các tiêu chí sau:
Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa tội gây rối trật tự công cộng và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Tiêu chí | Tội gây rối trật tự công cộng | Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác |
Khách thể trực tiếp | Xâm phạm đến trật tự công cộng, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng. Ngoài ra, có trường hợp còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng. | Xâm phạm đến quyền được bảo vệ sức khỏe của con người. |
Hành vi khách quan | Hành vi hò hét, làm náo động, phá phách, hành hung người khác với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một nơi công cộng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho trật tự an toàn công cộng. | Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp đã nêu trên. |
Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự | Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. | Hành vi gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe người khác với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên, hoặc dưới 11% phải thuộc một trong các trường hợp: – Dùng hung khí nguy hiểm, vũ khí, vật liệu nổ hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; – Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; – Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người, Đối với trẻ em, người dưới 16 tuổi, người già yếu, phụ nữ đang có thai, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; – Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; – Có tổ chức; – Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; – Thuê gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc gây thương tích hay gây tổn hại sức khỏe người khác do được thuê; – Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm: – Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. |
Địa điểm phạm tội | Nơi công cộng, đông người như nhà ga, bến xe, rạp hát, đường phố; công viên; v.v… | Bất kỳ đâu |
Lưu ý | Trường hợp nếu một người ngoài có hành vi gây rối trật tự đã cấu thành tội phạm còn có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác thì người phạm tội còn có thể bị xử lý thêm về các tội sau trên những cơ sở chung: – Tội giết người (Điều 93 BLHS năm 2015), – Tội cố ý gây thương tích (Điều 104 BLHS năm 2015) – Tội hủy hoại tài sản (Điều 143 BLHS năm 2015) |
2. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội chống người thi hành công vụ:
Tại Điều 330 BLHS năm 2015, tội chống người thi hành công vụ được hiểu là hành vi chống đối, cản trở, đe dọa, uy hiếp người thi hành công vụ xảy ra trước, trong hoặc sau khi người thi hành công vụ thực hiện công vụ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ, trả thù người thi hành công vụ, đe dọa người khác hoặc để ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Tội chống người thi hành công vụ xâm phạm hoạt động công vụ của người thi hành công vụ, xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội trong thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước.
Chống người thi hành công vụ được thể hiện dưới các dạng hành vi như:
– Dùng vũ lực cản trở, chống lại người thi hành công vụ;
– Đe dọa dùng vũ lực cản trở, chống lại người thi hành công vụ;
– Hành vi dùng thủ đoạn khác cản trở, chống lại người thi hành công vụ;
– Ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Giữa tội gây rối trật tự công cộng và tội chống người thi hành công vụ có một số điểm khác nhau cơ bản sau đây:
Bảng 1.2: Sự khác nhau giữa tội gây rối trật tự công cộng và tội chống người thi hành công vụ
Tiêu chí | Tội gây rối trật tự công cộng | Tội chống người thi hành công vụ |
Khách thể trực tiếp | Xâm phạm đến trật tự công cộng, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng. Ngoài ra, có trường hợp còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng. | Xâm phạm hoạt động công vụ của người thi hành công vụ, qua đó xâm phạm sự hoạt động bình thường của trực tiếp cuộc sống bình thường của mọi các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội trong việc thực hiện chức năng có trường hợp còn gây khó khăn, quản lý hành chính Nhà nước. |
Hành vi khách quan | Hành vi hò hét, làm náo động, phá phách, hành hung người khác với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một nơi công cộng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho trật tự an toàn công cộng. | Hành vi dùng vũ lực cản trở, chống lại người thi hành công vụ; đe dọa dùng vũ lực cản trở, chống lại người thi hành công vụ; hành vi dùng thủ đoạn khác cản trở, chống lại người thi hành công vụ hoặc ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. |
Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự | Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. | Không cần có hậu quả, nếu người phạm tội gây ra hậu quả thương tật thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Trong trường hợp để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân (Điều 134 BLHS năm 2015); nếu gây thiệt hại về tính mạng thì bị truy cứu trách nhiệm hình Sự về tội giết người trong trường hợp để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. |
Địa điểm phạm tội | Nơi công cộng, đông người như nhà ga, bến xe, rạp hát, đường phố; công viên; v.v… | Bất kỳ đâu |
3. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội phá rối an ninh:
Theo quy định của Điều 118 BLHS năm 2015, tội phá rối an ninh được hiểu là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập đông người gây rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc là những hành vi đồng phạm khác phá rối an ninh do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý.
Khách thể của tội phá rối an ninh là an ninh đối nội, trật tự an toàn xã hội, còn có thể là sức khỏe, tự do thân thể của con người, hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Về mặt chủ quan của tội phá rối an ninh được thực hiện do cố ý, người phạm tội có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu bắt buộc để phân biệt tội phá rối an ninh với tội gây rối trật tự công cộng.
Khi so sánh giữa tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng, có thể thấy những điểm giống nhau:
+ Khách thể chung: xâm phạm các quy định của Nhà nước về trật tự xã hội, an toàn xã hội, hoạt động bình thường, ổn định của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.
+ Hành vi khách quan: là những hành vi gây rối, chống đối, cản trở.
+ Chủ thể: là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện và đều thực hiện lỗi cố ý trực tiếp.
Tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công có một số điểm khác nhau cơ bản sau đây:
Bảng 1.3: Sự khác nhau giữa tội gây rối trật tự công cộng và tội phá rối an ninh
Tiêu chí | Tội gây rối trật tự công cộng | Tội phá rối an ninh |
Khách thể trực tiếp | Xâm phạm đến trật tự công cộng, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng. Ngoài ra, có trường hợp còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng. | Xâm phạm an ninh chính trị, hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, xã hội với mục đích phá rối trật tự an ninh trật tự, thể hiện bất mãn, hống hách, muốn chọc tức lãnh đạo và những người xung quanh mà gây rối, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức. |
Mục đích phạm tội | Người phạm tội không có mục đích chống chính quyền nhân dân, có thể là thoả mãn mục đích cá nhân. | Người phạm tội không có mục đích chống chính quyền nhân dân. |
Địa điểm phạm tội | Nơi công cộng, đông người như nhà ga, bến xe, rạp hát, đường phố; công viên; v.v… | Tập trung tại trụ sở của các cơ nhà nước, chính quyền tổ chức… |
4. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội đua xe trái phép:
Đua xe trái phép là hành vi của hai hoặc nhiều người điều khiển xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ chạy thi trên đường bộ nhằm đuổi kịp hoặc vượt người cùng đua.
Tội đua xe trái phép là tội phạm mới được quy định tại BLHS năm 1999 trên cơ sở tách hành vi phạm tội trong tội gây rối trật tự công cộng thành một tội danh riêng. Cùng với tội tổ chức đua xe trái phép, thì cả hai loại hành vi của các tội này đều là hành vi bị luật nghiêm cấm (theo Điều 8
Tội đua xe trái phép đều thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, cụ thể là các tội xâm phạm an toàn công cộng, qua đó còn đe dọa xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe cũng như tài sản của người khác. Tội đua xe trái phép là hành vi đua trái phép ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện.
Tội đua xe trái phép và tội gây rối trật tự công cộng đều xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng. Và đe dọa xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. Trước đây, BLHS năm 1985 không quy định tội đua xe trái phép, mà nếu người phạm tội có hành vi như vậy, sẽ bị truy cứu về tội gây rối trật tự công cộng.
Việc phân biệt tội đua xe trái phép với tội gây rối trật tự công cộng theo các tiêu chí:
Bảng 1.4: Sự khác nhau giữa tội gây rối trật tự công cộng và tội đua xe trái phép
Tiêu chí | Tội gây rối trật tự công cộng | Tội đua xe trái phép |
Khách thể trực tiếp | Xâm phạm đến trật tự công cộng, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng. Ngoài ra, có trường hợp còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng. | Xâm phạm đến an toàn công cộng, đồng thời tội này còn đe dọa an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng. |
Hành vi khách quan | Hành vi hò hét, làm náo động, phá phách, hành hung người khác với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một nơi công cộng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho trật tự an toàn công cộng. | Hành vi đua trái phép ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ mà người đua xe trái phép, có thể thực hiện một trong các hành vi như: + chuẩn bị phương tiện (xe đua) và những điều kiện cần thiết cho cuộc đua; + đến nơi tập trung đua; + điều khiển xe tham gia cuộc đua. |
Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự | Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. | Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu hậu quả chưa xảy ra, tức là chưa gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác thì hành vi đua xe trái phép chưa cấu thành tội đua xe trái phép. Hậu quả là gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Gây thiệt hại về sức khỏe hoặc tài sản của người khác theo định mức như sau: – Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; – Gây thiệt hại về tài sản từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng. |
Địa điểm phạm tội | Nơi công cộng, đông người như nhà ga, bến xe, rạp hát, đường phố; công viên; v.v… | Nơi công cộng nhưng chủ yếu trên các tuyến đường giao thông, tuyến phố lớn, đường quốc lộ, tỉnh lộ nhân ngày lễ lớn hoặc khi có các sự kiện văn hóa, thể thao… |
Lưu ý | Trường hợp nếu một người ngoài có hành vi gây rối trật tự đã cấu thành tội phạm còn có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác thì người phạm tội còn có thể bị xử lý thêm về các tội sau trên những cơ sở chung: – Tội giết người (Điều 93 BLHS năm 2015), – Tội cố ý gây thương tích (Điều 104 BLHS năm 2015) – Tội hủy hoại tài sản (Điều 143 BLHS năm 2015) | Trường hợp hành vi đua xe trái phép gây náo loạn đường phố, gây dư luận xã hội xấu, trật tự công cộng bị xâm phạm nghiêm trọng đủ để cấu thành tội phạm tội gây rối trật tự công cộng nhưng chưa đủ dấu hiệu pháp lý cấu thành tội đua xe trái phép, hành vi đó bị xử lý về tội gây rối trật tự công cộng. Trường hợp hành vi đua xe trái phép thỏa mãn dấu hiệu của cấu thành tội gây rối trật tự công cộng và thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội đua xe trái phép thì chỉ bị xử lý về tội đua xe trái phép trên những cơ sở chung. |