Hiện nay, rất nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa tố cáo và tố giác tội phạm, dẫn đến việc sử dụng hai khái niệm này không đúng, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết. Dưới đây là bảng phân biệt tố cáo và tố giác tội phạm.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt tố cáo và tố giác về tội phạm khác nhau thế nào?
Tố cáo và tố giác tội phạm là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Có thể phân biệt hai khái niệm này thông qua một số tiêu chí cơ bản như sau:
Tiêu chí | Tố cáo tội phạm | Tố giác tội phạm |
Căn cứ pháp lý | Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. | |
Chủ thể | Theo quy định của pháp luật, chủ thể tố cáo tội phạm được xác định là cá nhân. Người tố cáo cần phải có tên tuổi và địa chỉ rõ ràng. Người tố cáo sẽ cần phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình. Trong trường hợp thực hiện hoạt động tố cáo sai sự thật thì tùy theo mức độ và hậu quả xảy ra trên thực tế, người tố cáo có thể bị xử phạt hành chính, hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. | Theo quy định của pháp luật, chủ thể tố giác tội phạm được xác định là cá nhân. Người tố giác là người cho rằng có một đối tượng nào đó đã thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quy định của pháp luật đã xảy ra hoặc có thể xảy ra trên thực tế, quan trọng nhất là người tố giác cho rằng hành vi vi phạm pháp luật đó có dấu hiệu của tội phạm. Pháp luật hiện nay cũng đã đặt ra trách nhiệm và nghĩa vụ cho người tố giác. Nếu người nào có hành vi cố tình tố giác sai sự thật, tùy theo mức độ và hậu quả xảy ra trên thực tế, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh tương ứng. |
Đối tượng | Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố cáo nằm trong hầu hết mọi lĩnh vực, không phân biệt tính chất và mức độ vi phạm. | Tuy nhiên, đối với hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố giác tội phạm, chỉ có thể tố giác nếu nhận thấy hành vi đó có đủ yếu tố để cấu thành tội phạm. Hành vi này phải có dấu hiệu của tội phạm, tức là phải tương ứng với bất kỳ một tội danh nào đó theo quy định của pháp luật hình sự. |
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết | Sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. | – Cơ quan điều tra; – Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; – Viện kiểm sát. |
Thời hạn xử lý | Thời gian giải quyết tố cáo hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Văn bản hợp nhất luật tố cáo năm 2020. Cụ thể: thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được xác định là không quá 30 ngày được tính kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý đơn tố cáo. Đối với những vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn thời gian giải quyết tố cáo một lần tuy nhiên vẫn không được phép kéo dài quá 30 ngày tiếp theo. Đối với những vụ việc có tính chất đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn thời gian giải quyết tố cáo lần thứ hai, tuy nhiên mỗi lần sẽ không được vượt quá 30 ngày theo quy định của pháp luật. | Thời hạn giải quyết tố giác tội phạm hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó thì có thể nói, trong khoảng thời gian 20 ngày được tính kể từ ngày nhận được việc tố giác của công dân, cơ quan điều tra và các chủ thể có thẩm quyền khác cần phải tiến hành hoạt động kiểm tra, xác minh, sau đó ra quyết định khởi tố hoặc không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác. Nếu nhận thấy sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp, có nhiều yếu tố cần phải xác minh, cần phải thực hiện hoạt động xác minh tại nhiều địa điểm khác nhau, thời hạn giải quyết quá trình tố giác sẽ kéo dài thêm tuy nhiên không được vượt quá 02 tháng theo quy định của pháp luật, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Viện kiểm sát có thể thực hiện thủ tục gia hạn một lần tuy nhiên cũng không được phép kéo dài quá 02 tháng. |
2. Người có hành vi tố cáo, tố giác sai sự thật sẽ bị xử lý như thế nào?
Người nào có hành vi tố cáo, tố giác người khác sai sự thật hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống căn cứ theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó, tội vu khống được quy định cụ thể như sau:
Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Cụ thể như sau:
– Có hành vi bịa đặt, đưa tin khi biết rõ những thông tin đó là thông tin sai sự thật, nhằm mục đích xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm hoặc danh dự của người khác, gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của người khác trái quy định của pháp luật;
– Có hành vi bịa đặt người khác là người phạm tội, tố cáo họ trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, người nào có hành vi tố cáo người khác sai sự thật, thì mức hình phạt nhẹ nhất mà người đó có thể sẽ phải chịu đó là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù với khoảng thời gian từ 03 tháng đến 01 năm. Vì vậy, cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật về tố cáo, tố giác tội phạm để tránh những rủi ro không đáng có.
3. Các biện pháp bảo vệ người tố giác bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 486 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về các biện pháp bảo vệ người tố giác tội phạm. Theo đó, khi có căn cứ cho rằng, tính mạng và sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, tài sản của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại dưới bất kỳ hình thức nào do hành vi cung cấp các chứng cứ, cung cấp tài liệu và giấy tờ, cung cấp các thông tin liên quan đến tội phạm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải áp dụng những biện pháp cần thiết sau đây để bảo vệ những đối tượng này. Cụ thể như sau:
– Bố trí các lực lượng cần thiết, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, sử dụng các phương tiện khác trong khuôn khổ của pháp luật để canh gác và bảo vệ họ;
– Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ, nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người được bảo vệ;
– Giữ bí mật, yêu cầu người khác giữ bí mật tất cả các thông tin có liên quan đến người được bảo vệ;
– Di chuyển, giữ bí mật về chỗ ở, giữ bí mật về nơi làm việc và học tập, thay đổi lý lịch, thay đổi tung tích trong trường hợp cần thiết, thậm chí là tiến hành hoạt động thay đổi đặc điểm nhận dạng của người được bảo vệ nếu như được gọi đồng ý;
– Thực hiện các biện pháp mang tính răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa đối với các hành vi xâm hại người được bảo vệ dưới bất kỳ hình thức nào, ngăn chặn hoặc xử lý kịp thời các hành vi xâm hại trái quy định của pháp luật;
– Áp dụng các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật, phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Như vậy có thể nói, để đảm bảo quyền tố giác được thực hiện trên thực tế, cơ quan có thẩm quyền cần phải áp dụng đầy đủ các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố giác, góp phần phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH 2020 Luật Tố cáo;
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.