Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Biểu mẫu Luật » Mẫu đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

Biểu mẫu Luật

Mẫu đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

  • 07/10/202207/10/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    07/10/2022
    Biểu mẫu Luật
    0

    Đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa là gì? Mục đích của đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa? Mẫu đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa? Hướng dẫn viết đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa? Tội đe dọa giết người?

    Khi một cá nhân, tổ chức bị đe dọa với một hành vi nào đó thì cần phải thực hiện việc trình báo ngày có cơ quan, chủ thể có thẩm quyền để được bảo vệ, giải quyết bằng việc viết đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa. Vậy Đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa là gì? Khi  viết đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa thì cá nhân, tổ chức cần lưu ý những vấn đề gì?

    Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa là gì?
    • 2 2. Mục đích của đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa:
    • 3 3. Mẫu đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa:
    • 4 4. Hướng dẫn viết đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa:
    • 5 5. Tội đe dọa giết người

    1. Đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa là gì?

    Đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa là mẫu đơn hành chính được cá nhân, tổ chức sử dụng gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền để trình bày sự việc cá nhân, tổ chức đó bị một chủ thể khác đe dọa  được biết và yêu cầu chủ thể có thẩm quyền tiến hành điều tra, xử lý chủ thể có hành vi đe dọa theo quy định của pháp luật.

    Hồ sơ trình báo bị đe dọa, hăm dọa:

    + Đơn trình báo, tố giác hành vi đe dọa;

    + Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu bản thân;

    + Căn cứ chứng minh cho hành vi đe dọa, cố tình gây áp lực tinh thần như hình ảnh, video, tin nhắn mạng xã hội, tin nhắn ứng dụng, thư tay hay bất kỳ một hình thức nào khác mà qua đó bạn cảm thấy được sự bất thường có dụng ý đe dọa đến bạn và gia đình.

    2. Mục đích của đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa:

    Đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa là văn bản dùng để trình bày sự việc cá nhân, tổ chức đó bị một chủ thể khác đe dọa và yêu cầu chủ thể có thẩm quyền tiến hành điều tra, xử lý chủ thể có hành vi đe dọa theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa còn là cơ sở để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền xem xét và giải quyết yêu cầu trình báo  của cá nhân đó.

    3. Mẫu đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    —–o0o—–

    …….., ngày… tháng… năm……

    ĐƠN TRÌNH BÁO TỐ GIÁC HÀNH VI ĐE DỌA

    – Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

    – Căn cứ … .

    Kính gửi: – CÔNG AN XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)…….

    – Ông:….- Trưởng Công an xã…

    Tên tôi là:….. Sinh năm:…

    Chứng minh nhân dân số:……. Do CA…………….. cấp ngày…/…/…..

    Địa chỉ thường trú:……

    Địa chỉ cư trú hiện nay:….

    Số điện thoại liên hệ:…

    Sau đây, tôi xin trình bày lý do khiến tôi viết đơn này cho Quý cơ quan:

    (Trình bày các sự kiện dẫn đến việc chủ thể làm đơn trình báo tố giác việc cá nhân/tổ chức bị đe dọa. Trong trường hợp bạn biết rõ chủ thể thực hiện hành vi đe dọa là ai, bạn có thể trình bày các thông tin của người này mà bạn biết được, ví dụ như tên, địa chỉ cư trú,…)

    Căn cứ vào điểm… Khoản…. Điều…. Luật/Nghị định/… quy định như sau:

    “…”

    (Trích căn cứ pháp lý bạn sử dụng để làm cơ sở tốc giác người có hành vi vi phạm pháp luật với chủ thể có thẩm quyền)

    Ví dụ:

    Căn cứ điểm i Khoản 4 Điều 13 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

    “Điều 13. Vi phạm các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

    …

    4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    …

    i)Thuê dịch vụ bảo vệ nhằm mục đích đe dọa, cản trở hoặc gây khó khăn cho hoạt động bình thường, hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

    …”

    Hoặc:

    Căn cứ Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017:

    “Điều 133. Tội đe dọa giết người

    1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Đối với 02 người trở lên;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    d) Đối với người dưới 16 tuổi;

    đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

    Tôi nhận thấy chủ thể thực hiện hành vi đe dọa sẽ…………. cho tôi/gia đình tôi/… đã vi phạm quy định trên. Và theo quy định của pháp luật, đối tượng này phải bị xử phạt.

    Nên tôi làm đơn này đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử phạt đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi/gia đình tôi/…. Đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp Việt Nam.

    Tôi xin cam đoan những thông tin tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của những thông tin này.

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Người làm đơn

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    4. Hướng dẫn viết đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa:

    Phần kính gửi thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền giải quyết đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa đó ( Công an xã/ phường/thị trấn, Trưởng Công an xã,..).

    Phần nội dung của đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa : Yêu cầu người làm đơn cung cấp những thông tin cần thiết như tên, căn cước công dân, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, số điện thoại, trình bày lý do viết đơn. Lưu ý: Trình bày các sự kiện dẫn đến việc chủ thể làm đơn trình báo tố giác việc cá nhân/tổ chức bị đe dọa. Trong trường hợp bạn biết rõ chủ thể thực hiện hành vi đe dọa là ai, bạn có thể trình bày các thông tin của người này mà bạn biết được, ví dụ như tên, địa chỉ cư trú,.. Người làm đơn sẽ cam kết những thông tin trên là hoàn toàn đúng sự thật nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

    Cuối đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa thì người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.

    5. Tội đe dọa giết người

    Đe dọa giết người là hành vi của một người bằng lời nói, hành động hoặc những thủ đoạn làm cho người khác lo sợ rằng mình sẽ bị giết. Việc đe dọa  giết người xảy ra nhằm khống chế ý chí của người bị đe dọa và có thể không vì mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.

    Tội đe dọa giết người được quy định cụ thể tại Điều 133, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

    “1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Đối với 02 người trở lên;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    d) Đối với người dưới 16 tuổi;

    đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

    Hành vi phạm tội

    Người phạm tội phải có hành vi làm cho người bị đe dọa lo sợ. Hành vi đe dọa  giết người này chỉ có thể là hành động như bằng lời nói, cử chỉ, cách nhìn, nhưng không phải để thực hiện việc giết người mà chỉ nhằm làm cho người bị đe dọa tưởng thật là mình có thể bị giết như: mài da, lấy súng lên đạn, viết thư, nhắn tin v.v…

    Hành vi đe dọa  giết người  của người phạm tội phải làm cho người bị đe dọa thực sự tin rằng mình sẽ bị giết, tức là có căn cứ để xác định hành vi đe dọa đó sẽ được thực hiện. Căn cứ này phát sinh từ phía người bị đe dọa không phải là căn cứ khách quan, đây là dấu hiệu đặc trưng của tội này, xong lại là dấu hiệu khó xác định.

    Hậu quả và mối quan hệ nhân quả

    Hậu quả của hành vi đe dọa giết người là sự lo sợ rằng việc bị giết có thể xảy ra chứ không xảy ra trên thực tế. Bởi vì nếu từ hành vi đe dọa được thực hiện trên thực tế, thì việc nạn nhân chết hoặc bị thương tích sẽ cấu thành tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích chứ không còn là tội đe dọa giết người nữa. Hành vi đe dọa phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc nạn nhân lo sợ bị giết.

    Chủ thể thực hiện tội phạm

    Chủ thể của tội đe dọa giết người nhất thiết phải đủ 16 tuổi trở lên, nếu dưới 16 tuổi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì khoản 1 Điều 133 là tội ít nghiêm trọng và khoản 2 Điều 133 là tội nghiêm trọng mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đã được liệt kê cụ thể tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

    Về phía nạn nhân

    Người bị hại phải thực sự lo lắng và tin rằng hành vi đe dọa của người phạm tội sẽ được thực hiện. Đối với tội đe dọa giết người, thì về cơ bản nạn nhân phải quen biết hoặc có mối quan hệ nào đó với người thực hiện hành vi bởi xuất phát từ những mục đích nhất định về tiền bạc, tình cảm hoặc các mối quan hệ khác thì mới tạo ra động cơ thúc đẩy hành vi đe dọa xảy ra. Tuy nhiên, cũng có thể người phạm tội và nạn nhân không có quan hệ quen biết từ trước, mặc dù điều này trên thực tế xảy ra không nhiều.

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Trình báo


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Mẫu đơn trình báo, tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng?

    Mẫu đơn trình báo tội phạm lừa đảo qua mạng? Hướng dẫn viết đơn trình báo, tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng? Gửi đơn tố giác, trình báo tội phạm lừa đảo qua mạng ở đâu? Lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào?

    Mẫu đơn trình báo mất tài sản gửi Công an mới và chuẩn nhất

    Mẫu đơn trình báo mất tài sản gửi Công an 2022? Hướng dẫn làm mẫu đơn trình báo mất tài sản gửi Công an? Bị trộm mất tài sản cần làm gì?

    Phân loại các loại bảo lãnh ngân hàng? Quy trình bảo lãnh ngân hàng mới nhất?

    Bảo lãnh ngân hàng là gì? Phân loại bảo lãnh ngân hàng? Quy trình bảo lãnh ngân hàng?

    Trình báo cáo thường niên hằng năm của công ty cổ phần

    Trình báo cáo thường niên hằng năm của công ty cổ phần là gì? Quy định của pháp luật về trình báo cáo thường niên hằng năm của công ty cổ phần?

    Giải pháp hữu ích là gì? Quy trình bảo hộ sáng chế hữu ích?

    Giải pháp hữu ích là gì? Quy trình bảo hộ sáng chế hữu ích? Sáng chế có khác gì với giải pháp hữu ích không?

    Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án

    Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án là gì? Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án 2021? Hướng dẫn làm Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án? Một số nội dung của pháp luật về kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án?

    Mẫu giấy trình báo mất thẻ ABTC ở trong nước (X06) chi tiết nhất

    Mẫu giấy trình báo mất thẻ ABTC ở trong nước là gì? Mẫu giấy trình báo mất thẻ ABTC ở trong nước năm 2021? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy trình báo mất thẻ ABTC ở trong nước? Một số quy định về thẻ ABTC ở trong nước?

    Mẫu đơn trình báo mất dấu công ty và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

    Đơn trình báo mất dấu công ty là gì? Mẫu đơn trình báo mất giấu công ty và hướng dẫn soạn thảo? Quy định pháp luật về con dấu của công ty, doanh nghiệp?

    Mẫu đơn trình báo mất điện thoại và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

    Đơn trình báo mất điện thoại là gì và để làm gì? Mẫu đơn trình báo mất điện thoại và hướng dẫn soạn thảo? Đơn trình báo mất điện thoại có thể nộp tới đâu? Hành vi trộm cắp điện thoại có thể bị xử lý như thế nào?

    Mẫu đơn trình báo phá hoại tài sản và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

    Đơn trình báo phá hoại tài sản là gì và dùng để làm gì? Mẫu đơn trình báo phá hoại tài sản và hướng dẫn soạn thảo? Hành vi phá hoại tài sản có thể bị xử phạt như thế nào? Quy định về trình tự tiếp nhận đơn trình báo hành vi phá hoại tài sản?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ