Khái niệm hộ chiếu và thị thực? Phân loại hộ chiếu và thị thực? Công dụng của hộ chiếu và thị thực? Nơi cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam và hộ chiếu và thị thực? Thời điểm cấp hộ chiếu và thị thực? Thủ tục cấp hộ chiếu và thị thực?
Hộ chiếu và thị thực là những giấy tờ để hực hiện các thủ tục như xuất cảnh của người xuất cảnh và du học sinh, Nhung có thể là nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hộ chiếu và thị thực dẫn tới sẽ có sự nhầm lẫn giữa các loại giấy tờ này, vậy thực chất hai loại giấy tờ này dùng để làm gì? giữa hộ chiếu và thị thực theo quy định của pháp luật có gì khác nhau. Tại bài viết dưới đây
Luật sư
1. Khái niệm hộ chiếu và thị thực
Hộ chiếu là giấy tờ xác định căn cước của một người , do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho công dân để đi ra nước ngoài và trở lại nước mình dưới sự bảo hộ của nhà nước
Thị thực hay còn gọi là thị thực hay thị thực xuất nhập cảnh là một loại chứng nhận quan trọng do chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ.
2. Phân loại hộ chiếu và thị thực
Hộ chiếu thì gồm các loại cụ thể như sau:
+ Hộ chiếu phổ thông đây là một loại hộ chiếu phổ biến cho mọi công dân Việt Nam có thể dễ dàng sử dụng. Để có hộ chiếu phôt thông, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp và nhận kết quả tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật.
+ Hộ chiếu công vụ đây là loại hộ chiếu được cấp cho các quan chức chính phủ khi ra nước ngoài thực hiện công vụ của nhà nước giao.
+ Hộ chiếu ngoại giao đây là loại hộ chiếu dành cho những người giữ chức vụ cấp cao trong hệ thống cơ quan của Đảng và Nhà nước như Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trở lên; Bộ trưởng, Thứ trưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thị thực thì gồm các loại cụ thể như sau:
+ Entry visa: Thị thực nhập cảnh
+ Exit visa: Thị thực xuất cảnh
+ Transit visa: Thị thực quá cảnh
2. Công dụng của hộ chiếu và thị thực
Hộ chiếu: Mục đích công dân xin cấp hộ chiếu là để xuất cảnh và nhập cảnh có sự bảo hộ của nhà nước. Ngoài ra, hộ chiếu còn đóng vai trò như là một loại căn cước để xác định những đặc điểm nhân dạng của một người như : họ tên, ngày và nơi sinh, đặc điểm nhận dạng, sự khác biệt người này với người khác; đồng thời cũng là giấy tờ chứng minh quốc tịch của một người.
Thị thực: được dùng như là một loại giấy phép cho phép một người xuất nhập cảnh, lưu trú tại một quốc gia, vùng lãnh thổ mà người đó xin cấp.
3. Nơi cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam và hộ chiếu và thị thực
Hộ chiếu được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước mà công dân mang quốc tịch. Tại Việt Nam, việc thực hiện cấp hộ chiếu được thực hiện như sau:
– Đối với hộ chiếu phổ thông; Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu và nhận kết quả tại tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.
– Đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm ở trong nước là Cơ quan cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung bao gồm bao gồm Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, ở nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
Với Thị thực: Cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam được xác định theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:
– Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự): Cấp, sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ thị thực cho người nước ngoài hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự ( bao gồm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và tại nước thứ ba, và thân nhân, người giúp việc cùng đi); Cấp phép nhập cảnh Việt Nam cho các khách nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ và khách mời cấp tương đương của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Bộ Công an (Cục Quản lý xuất nhập cảnh): Cấp, sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ thị thực và cấp phép nhập cảnh cho các đối tượng khác có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, đón.
– Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài: Cấp, bổ sung, sửa đổi và hủy bỏ thị thực theo phép nhập cảnh của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an; Quyết định việc cấp thị thực cho người nước ngoài không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, đón.
Hộ chiếu là giấy tờ có trước, là một trong những tài liệu quan trọng, cần để được cấp thị thực. Thông thường, thị thực thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau. Tại Việt Nam, thị thực được cấp bằng cách đóng dấu vào hộ chiếu.
5. Thời điểm cấp hộ chiếu và thị thực
Hộ chiếu là giấy tờ có trước, là một trong những tài liệu quan trọng, cần để được cấp thị thực. Thông thường, thị thực thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau. Tại Việt Nam, thị thực được cấp bằng cách đóng dấu vào hộ chiếu
Kết luận: dù có những điểm khác nhau như đã nêu như trên nhưng giữa hộ chiếu và thị thực có mối quan hệ với nhau có thể thấy ộ chiếu là giấy tờ có trước và đó là một trong những tài liệu quan trọng, cần để được cấp thị thực theo quy định của pháp luật. Trên thực tế thì thị thực thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau theo quy định. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thị thực được cấp bằng cách đóng dấu vào hộ chiếu hoặc cấp rời.
6. Thủ tục cấp hộ chiếu và thị thực
6.1. Thủ tục cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt nam
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
1. Cơ quan, tổ chức Việt Nam, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, nộp hồ sơ tại một trong ba trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an:
Bước 3: Nhận kết quả:
a) Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả thì yêu cầu người đến nhận kết quả nộp lệ phí và ký nhận.
b) Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và thứ 7, chủ nhật).
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
Thành phần số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ: Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5).
+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Đối tượng thực hiện: Cơ quan, tổ chức và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Cơ quan thực hiện: Cục quản lý xuất nhập cảnh
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: cấp thị thực cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài.
Lệ phí:
+ Cấp thị thực có giá trị một lần: 45 USD
+ Cấp thị thực có giá trị nhiều: Có giá trị dưới 01 tháng: 65 USD Có giá trị dưới 06 tháng: 95 USD Có giá trị từ 06 tháng trở lên: 135 USD
+ Chuyển ngang giá trị thị thực, tạm trú từ hộ chiếu cũ đã hết giá trị sử dụng sang hộ chiếu mới: 15 USD
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú
6.2. Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu
Hồ sơ gồm:
– 01 tờ khai theo mẫu;
– 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.
Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thì:
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu phải do cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khai, ký tên và được Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh.
– Nộp 01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi.
– Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ. Nếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với nơi nộp hồ sơ thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát qua bưu điện.
Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi do người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).
– Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).
Thời hạn giải quyết:
– Không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
– Không quá 03 ngày làm việc đối với các trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Phân biệt sự khác nhau giữa hộ chiếu và thị thực theo quy định” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.