Tội lừa đảo và lạm dụng chiếm đoạt tài sản là hai loại tội danh xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác .Vậy, để phân biệt lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì cần căn cứ những nội dung gì? Cần làm gì để hỗ trợ quá trình định tội danh hai tội này diễn ra hiệu quả?
Mục lục bài viết
1. Phân biệt lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
1.1. Giống nhau:
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm tài sản là hai loại tội danh được Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 điều chỉnh. Mặc dù, hai tội danh này được quy định tại các điều khoản khác nhau (Điều 174.Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm tài sản)
Có thể thấy mục đích chung của hành vi vi phạm đều hướng đến việc chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi chiếm lấy, để nắm giữ, quản lý, sử dụng và tự do định đoạt tài sản của người khác trái pháp luật, thậm chí có thể ý chuyển quyền sở hữu tài sản của người khác sang cho mình.
Theo quy định, chỉ khi mục đích này được hoàn thành thì mới nằm trong các trường hợp thuộc một trong hai loại tội danh nêu trên.
– Chủ thể: Cá nhân này có đủ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự;
– Tội lừa đảo và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì đều thực hiện dựa trên ý chí chủ quan của người phạm tội, thực hiện dựa trên lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp được hiểu là người phạm tội trước khi tiến hành hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhận thấy đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể gây thiệt hại đến quyền sở hữu của người khác nhưng vẫn mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người này.
– Trên thực tế, để truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội này thì mỗi tội danh đều quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
Trong trường hợp tài sản bị hành vi vi phạm chiếm đoạt có giá trị thấp hơn mức quy định thì yêu cầu người thực hiện hành vi vi phạm đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi chính là tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
1.2. Khác nhau:
1.2.1. Cách thức chiếm đoạt tài sản:
Một hành vi được xác định là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu cá nhân này thực hiện việc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc sau khi được người khác đưa tài sản cho mình bằng một hình thức hợp đồng,
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là cá nhân có hành vi chuyển dịch, đoạt lấy hoặc chiếm lấy tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người khác sau đó chiếm giữ, quản lý, sử dụng, định đoạt như tài sản hợp pháp của mình. Hành vi cố ý chiếm giữ tài sản của người khác với mục đích chuyển quyền sở hữu và tài sản từ người khác sang của mình.
1.2.2. Hành vi thực hiện cấu thành tội danh:
– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ được xem xét các vấn đề liên quan đến hành vi. Cá nhân này có hành vi gian dối cung cấp các thông tin sai với sự thật và phải thực hiện trước thời điểm chuyển giao tài sản;
– Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì các cá nhân thực hiện tội này có thể hoặc không có hành vi gian dối. Và hành vi gian dối này có thể xuất hiện sau thời điểm được chuyển giao tài sản từ bên cho vay mượn hoặc thuê tài sản.
1.2.3. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt:
– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ được áp dụng nếu trên thực tế tài sản bị chiếm đoạt và có giá trị từ 02 triệu đến dưới 50 triệu đồng; trong một số trường hợp tài sản chỉ dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp là quy định tại Khoản 1 Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này;
– Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì giá trị tài sản bị chiếm đoạt sẽ cao hơn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 2 triệu đồng, đó là từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; Tội danh này cũng có nêu trường hợp ngoại lệ, khi có giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 4 triệu đồng mà thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015;
1.2.4. Khung hình phạt:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều có ba khung hình phạt cơ bản. Tuy nhiên, về khung hình phạt tù có sự khác nhau, theo đó:
– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
+ Cá nhân có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm;
+ Khung 2: Nếu cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thì bị phạt tù từ hai đến bảy năm;
+ Khung 3: Áp dụng mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm;
+ Khung 4: Có thể bị áp dụng mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân
– Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị áp dụng các mức xử phạt như sau:
+ Thực hiện một trong các hành vi vi phạm về chiếm đoạt tài sản mà có đầy đủ yếu tố cấu thành về tội lạm dụng tín nhiệm có thể bị phạt tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm;
+ Căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm mà cá nhân này có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm tù;
+ Ngoài ra, khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì sẽ bị áp dụng mức phạt tù từ 5 năm đến 12 năm;
+ Khi có hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên thì mức phạt cao nhất được áp dụng đó là từ 12 năm đến 20 năm.
2. Một số vướng mắc, bất cập tội lừa đảo, lạm dụng chiếm đoạt tài sản:
Trong đời sống hàng ngày, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuất hiện ngày càng phổ biến và thường xuyên hơn. Mặc dù đây là loại tội danh đã được bộ luật hình sự quy định từ rất sớm nhưng trên thực tế vẫn có nhiều khó khăn trong quá trình định tội danh loại tội này, thấy cái đấy một vài khó khăn vướng mắc dưới đây:
– Khó khăn trong việc phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tranh chấp dân sự đơn thuần và một số tội xâm phạm sở hữu khác. Người dân thông thường vẫn có những xác định sai lầm liên quan đến tội lừa đảo hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thậm chí trong các cơ quan tiến hành tố tụng cũng có những sai sót nhầm lẫn nhất định trong việc xác định tranh chấp dân sự với hai loại tội danh này. Có một số trường hợp không thống nhất được trong việc định tội danh nên dẫn đến không có sự đồng nhất giữa Viện Kiểm sát và Tòa án về việc định tội danh của những loại tội này. Chính vì vậy một số vụ án mất rất nhiều thời gian công sức và tiền bạc để tổ chức xét xử nhiều lần qua các cấp, đồng thời còn gây mất niềm tin của người dân đối với cơ quan nhà nước;
– Một hạn chế cần nhắc đến trong Bộ luật hình sự về việc quy định hai tội danh gồm lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm tài sản là chưa có quy định pháp nhân thương mại được coi là chủ thể của tội này. Theo pháp luật hiện hành, pháp nhân thương mại chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thực hiện một trong các hành vi phạm tội được quy định trong Điều 76 Bộ luật Hình sự. Bạn đọc có thể dễ dàng nhận biết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không được liệt kê vào trong các tội đó.
3. Phải làm gì để việc định tội danh với hai tội này chính xác, hiệu quả:
Như đã phân tích, Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 có những quy định độc lập về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, trên văn bản pháp luật và thực tiễn giải quyết các vụ án này vẫn chưa có sự thống nhất, rõ ràng tuyệt đối nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đúng tội danh.
Để nâng cao được chất lượng giải quyết các vụ việc, cũng như tạo niềm tin cho người dân và đảm bảo sự công bằng thì bài viết này cung cấp một số các khuyến nghị để hỗ trợ định tội danh của hai loại tội này:
– Thứ nhất, hiện nay chủ thể thực hiện hai loại tội danh này chỉ ghi nhận cá nhân là chủ thể thực hiện. Đánh giá ban đầu, quy định này chưa thể hiện sự đầy đủ và theo kịp những chuyển biến trong xã hội ngày nay. Bởi trên thực tế có rất nhiều pháp nhân thương mại thành lập nên không vì mục đích kinh doanh mà chỉ lợi dụng danh nghĩa kinh doanh để thực hiện việc lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tình trạng này trên thực tế diễn ra ngày càng phổ biến hơn, yêu cầu cần có những chế tài hoặc quy định cụ thể thay đổi để có thể điều chỉnh được các hành vi này. Chính vì vậy, cần bổ sung pháp nhân thương mại là chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;
– Thứ hai: cần xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật hoặc ban hành thêm nhiều các văn bản hướng dẫn để làm rõ hơn dấu hiệu định tội của hai tội lạm dụng tín nhiệm tản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản để tránh gây ra những nhầm lẫn giữa hai tội danh này, cũng như tránh sự nhầm lẫn giữa các tội danh với các loại tội phạm khác cũng dụng thủ đoạn gian dối để phạm tội.
– Thứ ba: Bổ sung thêm hướng dẫn về cách hiểu đối với mục đích chiếm đoạt tài sản trong hai tội danh này. Nên ghi nhận mục đích chiếm đoạt tài sản là một trong những yêu cầu cần thiết và là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm được tài sản.
Xét trên thực tế, một người có hành vi gian dối trong việc xác lập giao dịch dân sự nhưng mục tiêu ban đầu của họ không để chiếm đoạt tài sản thì không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cơ quan tố tụng nên coi đây là một vụ án tranh chấp về dân sự nếu người phạm tội nhận ra được hành vi của mình và thể hiện thiện chí thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác. Còn trong quá trình điều tra nếu nhận thấy cá nhân này xuất hiện mục tiêu chiếm đoạt tài sản trước hoặc trong khi thực hiện hành vi lừa dối để chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Còn nếu người phạm tội có mục đích chiếm đoạt tài sản sau khi có được tài sản thì phạm tội lạm dụng tín chiếm đoạt tài sản.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.