Trong đời sống kinh doanh thương mại cũng như trong các hoạt động dân sự thông thường, hợp đồng được coi là một giao dịch mà bất cứ chủ thể nào cũng hướng đến, vì vậy hợp đồng nói chung đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cũng cần thiết phải phân biệt rõ ràng giữa hợp đồng dịch vụ và hoạt động thương mại.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại :
1.1. Điểm giống nhau giữa hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại :
Hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại đều là hợp đồng được tạo thành bởi sự thỏa thuận của các bên, hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại đều được soạn thảo dựa trên sự tự nguyện và tự do ý chí của các bên chủ thể. Do đó, hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại có những điểm tương đồng như sau:
– Hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại đều có bản chất là giao dịch dân sự. Hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại đều được thiết lập dựa trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện thỏa thuận của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng;
– Hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại đều hướng tới lợi ích chung, hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng;
– Các điều khoản cơ bản của hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật bao gồm: quy định về chủ thể, đối tượng của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, phương thức thanh toán, giải quyết tranh chấp, thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán, cam kết của các bên …;
– Hình thức của hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại đều có thể giao kết bằng miệng, bằng văn bản hoặc bằng phương thức điện tử;
– Sau khi hợp đồng được ký kết, có hiệu lực pháp luật thì các bên sẽ bị rằng buộc và cần phải thực hiện theo cam kết, thỏa thuận đó đặt ra trong hợp đồng đó.
1.2. Điểm khác biệt giữa hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại:
Hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Có thể phân biệt hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại dựa trên một số tiêu chí như sau:
Tiêu chí | Hợp đồng dịch vụ | Hợp đồng thương mại |
Khái niệm | Căn cứ theo quy định tại Điều 513 và Điều 514 của Bộ luật dân sự năm 2015 có đưa ra khái niệm về hợp đồng dịch vụ. Theo đó, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận của các bên, trong đó bên cung ứng dịch vụ sẽ thực hiện một công việc nhất định cho bên sử dụng dịch vụ, sau đó bên sử dụng dịch vụ sẽ phải có nghĩa vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo sự thỏa thuận của các bên. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật hay là những công việc có thể được thực hiện trên thực tế, các công việc đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. | Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất |
Chủ thể giao kết hợp đồng | Chủ thể là các cá nhân, tổ chức (có thể là thương nhân hoặc không). | Ít nhất một bên chủ thể phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh (tức là thương nhân). |
Hình thức giao kết hợp đồng |
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng dịch vụ có thể được giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên trên thực tế, hợp đồng dịch vụ thông thường sẽ được giao kết bằng miệng nhiều hơn thông qua sự tín nhiệm, giao dịch mang tính đơn giản và có tính chất phổ thông, có giá trị thấp hơn so với hợp đồng thương mại. Tuy nhiên trong một số trường hợp, pháp luật bắt buộc một số giao dịch dân sự yêu cầu phải được lập thành văn bản và có thực hiện thủ tục công chứng theo quy định của pháp luật thì cần phải tuân thủ theo điều kiện đó.
|
Hình thức của hợp đồng thương mại thông thường sẽ được giao kết bằng văn bản, và được thực hiện thủ tục công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng để gia tăng giá trị pháp lý của hợp đồng thương mại, từ đó đảm bảo rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.
|
Cơ quan giải quyết tranh chấp | Tòa án | Các bên có thể lựa chọn tòa án hoặc trọng tài thương mại |
Mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại |
Mức phạt vi phạm hợp đồng dịch vụ sẽ do các bên tự thỏa thuận, quy định cụ thể trong một điều khoản của hợp đồng dịch vụ đó, không bị giới hạn về mức phạt. Được bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ sẽ được thực hiện theo quy định Điều 418 của Bộ luật dân sự năm 2015.
|
Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại sẽ được các bên thỏa thuận, tuy nhiên pháp luật có quy định mức của bạn về Phật trong hợp đồng thương mại, tức là không được vượt quá 8 % phần giá trị nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, ngoại trừ trường hợp hợp đồng dịch vụ giám định. Việc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 302 của Văn bản hợp nhất
|
Pháp luật điều chỉnh | Bộ luật Dân sự | Luật Thương mại, Luật Đầu tư, |
Nội dung hợp đồng | Có các điều khoản cơ bản như: đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá, phương thức thanh toán, thời hạn địa điểm phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên … | Bên cạnh các điều khoản cơ bản, hợp đồng thương mại có một số điều khoản bắt buộc khác như các điều khoản quy định về việc vận chuyển hàng hóa, điều khoản về bảo hiểm |
2. Khi nào được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 520 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ. Theo đó phải đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ được ghi nhận như sau:
– Trường hợp việc chấm dứt thực hiện hợp đồng, chấm dứt thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ sẽ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng tuy nhiên phải thực hiện nghĩa vụ báo trước cho bên cung ứng dịch vụ biết trước trong một khoảng thời gian hợp lý. Bê sử dụng dịch vụ sẽ phải trả khoản tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế;
– Trong trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với phần thiệt hại mà mình phải gánh chịu.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 519 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về việc trả tiền dịch vụ. Cụ thể như sau:
– Biết sử dụng dịch vụ sẽ phải có nghĩa vụ thanh toán tiền dịch vụ theo sự thỏa thuận;
– Khi giao kết hợp đồng, nếu như các bên không có thoả thuận về giá dịch vụ và phương pháp xác định giá dịch vụ, không có bất kỳ sự chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ, thì theo quy định của pháp luật giá dịch vụ sẽ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm xác lập và địa điểm giao kết hợp đồng đó;
– Bên sử dụng dịch vụ sẽ phải có nghĩa vụ thanh toán tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi đã hoàn thành xong dịch vụ đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Trường hợp dịch vụ được cung cấp không đạt được thỏa thuận và công việc không được hoàn thành theo đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường.
Như vậy có thể nói, bên sử dụng dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ trong một số trường hợp cơ bản nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại;
– Bộ luật Dân sự năm 2015.